Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.7. Phương pháp giảm thiể uô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản
2.1.7.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật
Có một số lồi vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các chất ơ nhiễm hữu cơ và vơ cơ có trong chất thải từ ni trồng thủy sản. Q trình
phân hủy này được gọi là quá trình phân hủy oxy hóa sinh hóa. Có thể phân phương pháp này thành hai loại:
- Phương pháp hiếu khí: Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Ðể đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho chúng và duy trì ở nhiệt độ khoảng 20 – 40oC.
- Phương pháp yếm khí: Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí. Trong xử lý nước thải công nghiệp, phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng rộng rãi (Trịnh Ngọc Tuấn, 2005).
2.1.7.2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm
Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ơ nhiễm dựa trên cơ sở q trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thơng qua chuỗi thức ăn. Thông thường người ta sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng là nitơ và photpho, cacbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và các loài thực vật ngập mặn khác (Trịnh Ngọc Tuấn, 2005).
Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc 1 động vật ăn thực vật. Ðiển hình của các động vật bậc 1 ở vùng nước ven biển là các loại ngao, vẹm, hầu các lồi này có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các nghiên cứu của Jones (2001), cho thấy lồi sị đá Sydney có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, Nitơ tổng số, Phốt pho tổng số, Chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số trong nước thải từ các ao nuôi thâm canh (Trịnh Ngọc Tuấn, 2005).
Hàm lượng chất rắn lơ lửng có thể giảm được 49%, số lượng vi khuẩn giảm 58%, Nitơ tổng số giảm đến 80% và phốtpho tổng số giảm 67%, Chlorophyll-a giảm được 8%. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải (Trịnh Ngọc Tuấn, 2005).
2.1.7.3. Các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản bằng các phương pháp sinh học
- Hệ thống xử lý bằng phương pháp hiếu khí (Aerobic methods) (Hồng Thị Phương, 2014).
- Hệ thống xử lý bằng phương pháp kỵ khí (Anaerobic methods) (Hồng Thị Phương, 2014).