Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm đến môi trường nước nuôi trồng
4.2.1. Công tác quy hoạch
Những năm trước đây việc nuôi trồng thủy sản trong huyện thường không theo quy hoạch mà tự phát và có xu hướng phát triển nhanh. Việc đó dẫn đến các tác động xấu đến môi trường:
- Các ao nằm ở các vị trí lẻ tẻ khơng thích hợp cho việc xây dựng các kênh dẫn nước và thoát nước thải riêng do đó sẽ thải trực tiếp vào kênh, rạch dẫn nước chung làm ảnh hưởng đến những hộ nuôi trồng khác hoặc các nguồn nước khác.
- Các hoạt động ni trồng thủy sản hồn tồn là tự phát, người dân khơng có kiến thức về việc bảo vệ môi trường nên họ sẽ lạm dụng các chất hóa học hoặc sử dụng quá nhiều thức ăn mà thủy sản không ăn hết dẫn đến ô nhiễm môi trường nước.
- Vùng nuôi trồng thủy sản xen lẫn với các vùng trồng lúa và hoa màu nên các chất thải của nơng nghiệp như phân hóa học, thuốc trừ sâu vẫn có thể chảy vào ao ni trồng thủy sản.
Nhận thấy sự phát triển thủy sản thiếu quy hoạch gây ra rất nhiều những vấn đề về môi trường và dịch bệnh. Năm 2011, Tỉnh Hải Dương ban hành một số chính sách hỗ trợ các vùng ni tập trung từ 5ha trở lên như: hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện và hệ thống đường dẫn cấp và thoát nước cho khu nuôi trồng thủy sản tập trung này. Tuy nhiên những khu ni tập trung có diện tích trên 5ha trong huyện Gia Lộc là rất ít. Hầu hết vẫn là các vùng ni nhỏ lẻ có diện tích dưới 5ha.
Để làm rõ cho những nhận định trên, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng quy hoạch và phát triển vùng nuôi thủy sản trong huyện. Cụ thể chúng tôi tiến hành điều tra hộ NTTS về vấn đề quy hoạch vùng ni có 78/90 hộ được hỏi cho rằng vùng ni của gia đình nằm trong vùng quy hoạch của địa phương chiếm tỷ lệ 86,67% số hộ; có 12 hộ cho rằng mình khơng biết vùng ni của gia đình có nằm trong quy hoạch của địa phương không, chiếm tỷ lệ 13,33% (Số liệu điều tra, 2016).
Tiến hành điều tra tỷ lệ khu vực ni trồng thủy sản có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Kết quả điều tra như sau: Trong tổng số 90 phiếu điều tra hộ ni thủy sản thì có 19 hộ ni thủy sản cho rằng vùng ni thủy sản của hộ có hệ thống cấp và thốt nước riêng biệt, chiếm tỷ lệ 21,11%. Số hộ nuôi thủy sản được điều tra cho rằng vùng nuôi thủy sản của mình chưa có hệ thống cấp và thốt nước riêng biệt mà chung hệ thống cấp và thoát nước là 71 hộ, chiếm tỷ lệ 78,89% tổng số hộ được phỏng vấn, điều tra.
Bảng 4.16. Tỷ lệ khu vực NTTS có hệ thống cấp và thốt nước riêng biệt
STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ %
1 Có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt 19 21,11 2 Chung hệ thống cấp và thoát nước 71 78,89
Tổng số 90 100
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Có thể nói hầu hết các khu ni thủy sản trong huyện hệ thống cấp và thốt nước vẫn chung. Người dân vẫn chưa chú trọng đến xây dựng hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Để thấy được rõ hơn thực trạng phát triển cũng như quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại huyện Gia Lộc, chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá của cán bộ trong huyện về tình trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Gia Lộc trong những năm qua.
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ về tình hình phát triển NTTS
STT Chỉ tiêu Số cán bộ (N=36) Tỷ lệ %
1 Theo kế hoạch của địa phương 11 30,56 2 Người dân tự phát xây dựng vùng ni 2 5,56 3 Có hộ theo kế hoạch của địa phương
có hộ tự phát xây dựng vùng nuôi
23 63,89
Theo bảng số liệu điều tra cho thấy có 11 cán bộ cho rằng tình hình phát triển thủy sản của địa phương là theo quy hoạch, chiếm tỷ lệ 30,56%. Có 2 cán bộ được hỏi cho rằng người dân tự phát xây dựng vùng nuôi thủy sản, chiếm tỷ lệ 5,56% tổng số phiếu điều tra. Số phiếu điều tra cán bộ cho rằng tình hình phát triển thủy sản của địa phương có hộ theo quy hoạch của địa phương có hộ thì tự phát xây dựng vùng nuôi là 23 phiếu, chiếm tỷ lệ 63,89% tổng số phiếu điều tra.
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ về công tác quy hoạch vùng NTTS
STT Chỉ tiêu Số cán bộ (N=36) Tỷ lệ %
1 Tốt 8 22,22
2 Chưa tốt 25 69,44
3 Kém 3 8,33
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Trong quá trình điều tra tình hình phát triển thủy sản tại huyện Gia Lộc, chúng tôi tiến cả hành điều tra đánh giá của cán bộ địa phương về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản. Kết quả cho thấy hầu hết các cán bộ đều cho rằng tình hình quy hoạch vùng ni là chưa tốt. Cụ thể chỉ có 8 cán bộ được điều tra cho rằng cơng tác quy hoạch vùng nuôi thủy sản là tốt, chiếm tỷ lệ 22,22%. Còn lại 28 cán bộ được điều tra cho rằng công tác quy hoạch vùng nuôi thủy sản là chưa tốt và kém, chiếm tỷ lệ 77,77%.
Qua số liệu điều tra bên trên, ta càng thấy rõ hơn tình trạng quy hoạch vùng ni cịn hạn chế. Loại hình sản xuất chính hiện nay là hộ/trang trại, quy mơ nhỏ lẻ, phân tán nên khó kiểm sốt về môi trường và dịch bệnh. Tỷ lệ vùng ni thủy sản trong huyện có hệ thống cấp và thốt nước riêng biệt cịn ít, mà chủ yếu các vùng nuôi sử dụng chung một hệ thống cấp và thốt nước. Do vậy có tình trạng “cũ người mới ta” tức là nước thải ao nuôi cá của hộ này là nước cấp cho ao nuôi của hộ khác. Dẫn tới tình trạng lây lan bệnh tật cho động vật thủy sản và ô nhiễm vùng ni. Hậu quả là trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh trên động vật thủy sản ở huyện đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, tỷ lệ sống giảm, chi phí đầu tư thuốc, hóa chất xử lý ao và chữa bệnh ngày càng tăng. Do đó hiệu quả kinh tế trong ni trồng thủy sản ngày càng giảm.
Tình trạng sản xuất theo phong trào, tự phát, phá vỡ quy hoạch vẫn còn phổ biến. Cộng thêm sự tiếp cận với thông tin về thị trường tiêu thụ của cơ sở ni cịn hạn chế dẫn đến mất cân bằng giữa “cung và cầu”, tình trạng “được mùa mất giá” và “được giá mất mùa” thường xuyên xảy ra.
Trong khi đó cơ sở pháp lý về cơng tác quy hoạch nói chung và quy hoạch ni trồng thủy sản nói riêng của chính phủ cịn thiếu (Luật quy hoạch chưa ban hành vẫn đang dự thảo) văn bản pháp lý cao nhất hiện nay là Nghị định của Chính phủ (NĐ 92, 04 và 99). Thiếu định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành cho công tác xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mà vẫn phải dựa vào định mức chi phí cho lập, thẩm định và cơng bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu theo Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT. Thiếu quy định về xây dựng quy hoạch chi tiết trong nuôi trồng thuỷ sản bền vững.