Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 49)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

- Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh từ 20058' đến 21016' vĩ độ Bắc và 105054' đến 106019' kinh độ Đông, là một tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;

+ Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội; + Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương; + Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.

- Có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

- Gần thành phố Hà Nội là một thị trường rộng lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh như nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ...

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ du lịch.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m, địa hình đồi núi có độ cao phổ biến 40-50m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ, Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra, còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ và Yên Phong.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000 thì trên địa bàn tỉnh có các loại đất chính sau:

- Bãi cát ven sông, diện tích 110,9 ha.

- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng, diện tích 2.213,78 ha. - Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 630,4 ha. - Đất phù sa không được bồi, không có tầng gley và loang lổ của hệ thống sông Hồng, diện tích 5.688,02 ha.

- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 1.523,3 ha. - Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng, diện tích 11.148,95 ha.

- Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 10.916,74 ha. - Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng, diện tích 4.047,9 ha. - Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 5.146,93 ha.

- Đất phù sa úng nước, diện tích 3.285,23 ha.

- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, diện tích 4.505,8 ha. - Đất xám bạc màu gley, diện tích 952,69 ha.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 126 ha.

- Đất vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết, diện tích 764,18 ha. - Đất xói mòn trơ sỏi đá, diện tích 224,25 ha.

b. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Với hệ thống các sông: Sông Cầu, Sông Đuống, Sông Thái Bình, sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình... nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết, nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³ được đánh giá là khá dồi dào.

- Nước ngầm: Kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3- 5m và có bề dày khoảng 40m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.

c. Thực trạng môi trường

- Về môi trường nước: Tài nguyên nước ngày càng quan trọng trong phát triển KT-XH. Chất lượng nguồn nước mặt tại các lưu vực chưa biến động nhiều, còn nằm trong giới hạn cho phép của mục đích sử dụng, chưa bị ô nhiễm bởi hoạt động công nghiệp.

- Về môi trường đất: Tài nguyên đất tuy đã được quan tâm khai thác, trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng một lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học cũng gây ảnh hưởng đến môi trường đất và sức khỏe của con người.

- Về môi trường không khí: Tuy ở mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa đáng kể, nhưng các hoạt động về giao thông, làng nghề cũng đã nảy sinh các vấn đề ô nhiễm không khí do khói bụi, khí thải của các phương tiện giao thông, một số cơ sở sản xuất gạch ngói.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 49)