Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.3.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Gần thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển

giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.

Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.

Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ trở thành một hệ thống hòa nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

4.1.3.2. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Thực trạng phát triển KT-XH với tốc độ khá cao trong những năm qua bằng việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá trong từng khu vực đã tạo ra những áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên đất vốn đã hạn hẹp của tỉnh. Trong giai đoạn 2011-2015, cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành, các thành phần kinh tế; từng bước xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đô thị và các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, du lịch dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đây là vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của tỉnh và được thể hiện ở một số mặt sau:

- Theo dự báo đến năm 2020 với vị trí địa lý thuận lợi, sẽ có một làn sóng đầu tư mới cho việc hình thành các KCN, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh thì nhu cầu đất đai cho các ngành này sẽ tăng thêm là vấn đề đáng chú ý trong chiến lược sử dụng đất của tỉnh. Ngoài ra, việc tăng thêm quỹ đất dùng vào xây dựng nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng phục vụ các KCN cũng là tất yếu. Vì vậy, ngoài những công trình mang tính chất bắt buộc, việc lấy đất xây dựng các công trình mới phải trên cơ sở tiết kiệm.

- Thực trạng cơ sở hạ tầng của tỉnh còn có những hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao như cấp nước ngọt, tiêu thoát nước, các công trình phúc lợi xã hội... Đây cũng là sức ép lớn trong việc dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường cũng như các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh trong tương lai. Theo dự kiến quỹ đất dành cho các mục đích này khá lớn.

- Tỷ trọng ngành nông nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế đang có xu hướng giảm nhưng yêu cầu về sử dụng đất trong lĩnh vực này không vì thế mà giảm do yêu cầu mang tính cấp bách về lương thực, thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cư dân nông thôn trong khi nguồn tài nguyên đất của tỉnh có hạn, không còn khả năng mở rộng từ đất chưa sử dụng.

- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, quá trình đô thị hoá cũng sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn bằng việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn đang trong quá trình phát triển, mở rộng các thị trấn huyện và hình thành các điểm dân cư tập trung theo kiểu đô thị nhằm nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Sự phát triển này không tránh khỏi làm mất đi một phần diện tích đất nông nghiệp của tỉnh. Việc dành quỹ đất để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các công trình công cộng... trong khu đô thị mới sẽ làm cho đất sản xuất của tỉnh ngày càng bị thu hẹp. Đây là vấn đề gây sức ép lớn đối với đất đai của tỉnh.

Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân cũng như để đáp ứng với nhu cầu đô thị hoá nông thôn, ngoài việc tận dụng nâng cấp, cải tạo các công trình hiện có, không thể không bố trí một diện tích đất thoả đáng để xây dựng thêm các công trình văn hoá - thể thao, khu vui chơi giải trí... tại các điểm dân cư trên địa bàn toàn tỉnh.

Như vậy, với thực trạng phát triển KT-XH những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai, trong khi quỹ đất của tỉnh lại có hạn, thì áp lực đối với đất đai của tỉnh Bắc Ninh đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn, dẫn đến sự thay đổi trên phạm vi rộng lớn và sâu sắc cơ cấu sử dụng đất của tỉnh hiện nay. Do đó, trong chiến lược phát triển KT-XH lâu dài cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất cho các mục tiêu phát triển KT-XH cả ở hiện tại cũng như lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)