Xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện phương án quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện phương án quy

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020

Từ những kết quả đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015, có thể rút ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện phương án quy hoạch đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 như sau:

4.4.1. Giải pháp về các bước lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt coi trọng dự báo chính xác về nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, tính toán khoa học, sát với chiến lược phát triển KT-XH. Cân nhắc về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong sử dụng đất, phát huy cao nhất tiềm năng đất đai. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành và địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần thiết phải có kế hoạch triển khai với sự vào cuộc ngay từ ban đầu của tất cả các cấp, các ngành để có Ban Chỉ đạo, được bố trí kinh phí kịp thời, lựa chọn được đơn vị tư vấn tốt, sự quan tâm, phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành…

- Tuyên truyền, vận động để toàn thể cán bộ và nhân dân trong khu vực lập và triển khai thực hiện dự án, ý thức được vai trò của mình trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Hội đồng nhân dân các cấp thường xuyên giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở tất cả các khâu: tổ chức lập, thẩm định và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Đặc biệt, trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư tại địa phương.

- Công khai dân chủ phương án quy hoạch sử dụng đất (các hình thức công khai: bằng pa nô áp phíc, trên đài phát thanh, đài truyền hình, công báo tỉnh, niêm yết hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại nơi giao dịch hành chính công và cơ quan TN&MT).

- Tập trung nguồn lực đầu tư vào những công trình trọng điểm, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của tỉnh, không nên đầu tư dàn trải.

4.4.2. Giải pháp về thời gian tổ chức thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất dụng đất

- Thời điểm lập quy hoạch sử dụng đất cần phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch công nghiệp. Nếu phát hiện thấy có sự chồng chéo, bất hợp lý cần kịp thời điều chỉnh cho thống nhất và đồng bộ.

- Xử lý các dự án bị coi là “treo” theo hướng: Những dự án có thể thực hiện sớm thì tập trung nguồn lực để thực hiện ngay; những dự án xét thấy cần thiết nhưng trước mắt chưa có khả năng thực hiện được thì điều chỉnh mốc thời gian, lộ trình thực hiện; những dự án không hợp lý về quy mô diện tích thì phải điều chỉnh quy mô; những quy hoạch bất hợp lý, không có tính khả thi thì phải quyết định hủy bỏ ngay; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc điều chỉnh, hủy bỏ quy hoạch.

- Trên thực tế thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch chậm, dẫn tới không thành công. Do đó, cần quy định cụ thể thời điểm lập, thời gian trình duyệt quy hoạch để có chế tài thực hiện; phân kỳ quy hoạch, kế hoạch hợp lý; triển khai quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết xuống các cấp cơ sở để tổ chức thực hiện.

4.4.3. Giải pháp về nguồn vốn

- Thực hiện hình thức xã hội hóa: cần vận động, kêu gọi sự góp vốn của doanh nghiệp, người dân và Nhà nước cùng tham gia vào thực hiện các công trình, dự án.

- Có chính sách hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, vốn đầu tư từ nước ngoài. Đa dạng hóa các hình thức như hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tư 100%, hình thức: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

- Tăng cường các nguồn thu từ đất, đặc biệt là dành quỹ đất thích hợp cho đấu giá để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho công tác quản lý đất đai, đầu tư đồng bộ kết hợp với bố trí các điểm dân cư tập trung theo hướng đô thị hoá.

4.4.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp, đặc biệt là ở cấp huyện, cấp xã để đáp ứng yêu cầu về đổi mới ngành và hội nhập quốc tế.

Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc của Sở Tài nguyên và Môi trường và các Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường của cấp xã.

Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ quan làm quy hoạch và nâng cao chất lượng tính khoa học, tính khả thi của các phương án quy hoạch sử dụng đất ở các cấp.

4.4.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường, cải tạo và bảo vệ đất

Khuyến khích khai hoang, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phát triển trồng cây xanh phân tán trong các khu vực phát triển đô thị, khu công nghiệp…

Xây dựng phương án sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu cho từng huyện, thị xã, thành phố để chủ động trong việc bố trí dân cư, phát triển sản xuất theo kịch bản biến đổi khí hậu.

Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị,… đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, các khu công nghiệp chỉ được đưa vào hoạt động khi có khu xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 86)