Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.6.Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn

4.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Bắc Ninh giai đoạn

4.3.6.Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn

- Tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phương án QHSDĐ của tỉnh đã có những đóng góp tích cực cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, là căn cứ quan trọng để giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Thông qua QHSDĐ, cơ cấu sử dụng đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch kinh tế lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ (so với năm 2011, cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 10,37% xuống 5,20%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 62,77% lên 74,30% vào năm 2015), tạo việc làm ổn định cho người lao động, có thu nhập cao, kinh tế của tỉnh phát triển, ổn định xã hội.

- Về thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất: Đa số các chỉ tiêu đất phi nông nghiệp đều thực hiện chưa đạt so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt đến năm 2015 tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ. Trong đó: đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh đạt 85,23%; đất ở tại đô thị đạt 90%; đất

làm nghĩa trang, nghĩa địa đạt 87,5%; đất quốc phòng đạt 57,14%; đất an ninh đạt 44,44%; đất KCN đạt 46,67%; đất cụm công nghiệp 71,79%; đất bãi thải, xử lý chất thải đạt 25%. Một số chỉ tiêu đạt tỷ lệ thấp do số liệu kiểm kê năm 2015 có sự thay đổi do quá trình đo đạc, lập hồ sơ địa chính áp dụng công nghệ hiện đại nên dẫn đến diện tích các loại đất cũng thay đổi theo; do vậy, việc đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa được chính xác.

- Về thực hiện nhóm các công trình, dự án theo phương án quy hoạch: + Nhóm công trình đã thực hiện được: Có 179 công trình, dự án đã thực hiện được, gồm: 08 dự án quốc phòng, 08 dự án đất an ninh, 07 dự án KCN, 28 cụm công nghiệp, 75 dự án đất hạ tầng, 27 dự án đất ở đô thị, 21 dự án đất nghĩa trang, nghĩa địa, 05 công trình, dự án bãi thải, xử lý chất thải.

+ Nhóm các công trình chưa thực hiện được: Còn 69 công trình, dự án chưa thực hiện được, gồm: 06 dự án quốc phòng, 10 dự án đất an ninh, 08 dự án KCN, 11 cụm công nghiệp, 13 dự án đất hạ tầng, 03 dự án đất ở đô thị, 03 dự án đất nghĩa trang, nghĩa địa, 15 công trình, dự án bãi thải, xử lý chất thải.

- Về thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án quy hoạch trong giai đoạn 2011-2015, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là rất thấp, trong đó: đất trồng lúa thực hiện được 2.109,77 ha, đạt 55,10% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt; đất trồng cây lâu năm thực hiện được 7,90 ha, đạt 8,80% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt; đất NTTS thực hiện được 35,50 ha, đạt 4,05% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt; đất nông nghiệp còn lại thực hiện được 51,71 ha, đạt 0,37% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt.

- Về thực hiện thu hồi đất theo phương án quy hoạch trong giai đoạn 2011- 2015, cần phải thu hồi là 5.331,57 ha để thực hiện các công trình, dự án. Kết quả thực hiện được 2.109,77 ha để thực hiện 179 công trình, dự án, đạt 39,57% so với chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt.

Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2015 dựa trên 3 tiêu chí như sau:

4.3.6.1. Về các bước thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Các bước thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhanh hay chậm đều có tác động không nhỏ tới kết quả thực hiện các phương án quy hoạch, cụ thể:

a. Nhóm công trình, dự án đã thực hiện được do một số nguyên nhân sau

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia trực tiếp của cán bộ, người dân và các đoàn thể tại khu vực lập quy hoạch.

- Trước khi thực hiện công trình, dự án thì công tác tuyên truyền, vận động để toàn thể cán bộ và nhân dân trong khu vực triển khai dự án ý thức được tầm quan trọng khi triển dự án.

- Thành lập được Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án (gồm: Lãnh đạo UBND huyện làm trưởng ban, lãnh đạo các phòng ban, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, lãnh đạo UBND xã, triển khai đồng bộ giữa các cấp, các ngành và người dân nơi triển khai dự án). Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải công khai, dân chủ.

- UBND tỉnh cân đối được lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư (người dân có lợi khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước thu được nhiều ngân sách, nhà đầu tư có mặt bằng để triển khai dự án đúng tiến độ...).

- Có quỹ đất hợp lý để tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất (có vị trí tương đối thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...).

- Có sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc tổ chức lập, thẩm định và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đặc biệt trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất và việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư tại địa phương.

b. Nhóm các công trình chưa đạt được do một số nguyên nhân sau

- Hạn chế về tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ: Công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai QHSDĐ còn mang nặng tính hình thức, phạm vi hẹp nên việc tiếp cận đầy đủ các phương án quy hoạch còn hạn chế; sự tham gia của người dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch còn sơ sài.

- Thiếu sự tham vấn cộng đồng: Khi tiến hành lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch chưa chú trọng đến vấn đề phản biện xã hội, đặc biệt là ý kiến người dân và các nhà khoa học đóng góp cho phương án quy hoạch.

- Hạn chế của các cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch: Trình độ, năng lực của các cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; tư tưởng, tư duy quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch còn lạc hậu; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo, quy hoạch theo nghị quyết vẫn còn tồn tại.

- Còn thiếu tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, QHSDĐ, quy hoạch xây dựng; quy hoạch các KCN, đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới chưa thống nhất và tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Việc lập QHSDĐ chưa đảm bảo tính kết nối liên vùng và phát huy được thế mạnh của từng vùng, có tình trạng mỗi địa phương vì lợi ích cục bộ, vì mục tiêu bằng mọi giá phải phát triển kinh tế của địa phương mình nên đã đề xuất quy hoạch thiếu tính đồng bộ, thiếu cân nhắc đến lợi ích chung, đến sự phát triển hài hòa của toàn khu vực, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai, nguồn nước hiệu quả chưa cao.

- Sự phối hợp giữa các Sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung còn chưa tốt, nhất là giữa QHSDĐ và quy hoạch xây dựng, giữa QHSDĐ cho sản xuất nông nghiệp, QHSDĐ cho nuôi trồng thuỷ sản và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Các huyện, thị xã, thành phố còn khó khăn trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi QHSDĐ được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Quy mô, vị trí sử dụng đất của một số công trình, dự án còn chưa chính xác do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực và nhu cầu của các nhà đầu tư. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với thực tiễn, việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên nhiều dự án đã phê duyệt nhưng không có khả năng thực hiện (đăng ký 248 công trình, dự án nhưng mới thực hiện được 179 công trình, dự án). Mặt khác, nhiều công trình, dự án chưa thực hiện hoặc thực hiện được tỷ lệ thấp nhưng vẫn đề nghị bổ sung dự án mới đã ảnh hưởng tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhiều khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chỉ mang tính hình thức (cụ thể: KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh quy hoạch diện tích 907 ha, thực hiện được 26,90 ha, đạt 2,97%; KCN Gia Bình quy hoạch diện tích 306 ha chưa thực hiện; KCN Đại Kim quy hoạch diện tích 507 ha chưa thực hiện được; KCN Từ Sơn quy hoạch diện tích 303 ha chưa thực hiện được. Trong khi đó UBND tỉnh đề nghị bổ sung mới 02 KCN là KCN Thuận Thành 250 ha và KCN Gia Bình II 250 ha).

4.3.6.2. Về thời gian lập và thực hiện quy hoạch

- Quy định về thời điểm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch chưa phù hợp với thời điểm công bố chiến lược phát triển KT-XH của đất nước và quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, trong khi nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất lại căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đã dẫn đến tình trạng không có cơ sở pháp lý khi triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quy định thời hạn hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong năm cuối của kỳ quy hoạch trước đó đối với cả ba cấp gây khó khăn, áp lực cho các địa phương về nhân lực, vật lực, thời gian, tiến độ để thực hiện.

- Quá trình thẩm định, trình duyệt mất nhiều thời gian do quy hoạch sử dụng đất cấp trên phân bổ cho cấp dưới, cấp dưới làm căn cứ để lập quy hoạch.

4.3.6.3. Về nguồn vốn để thực hiện dự án

a. Nhóm công trình, dự án đã thực hiện được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND tỉnh Bắc Ninh đã bố trí đủ vốn để thực hiện các công trình, dự án phục vụ mục đích công cộng, năm 2015 tỉnh bố trí 254.642 triệu đồng để thực hiện các công trình, dự án phúc lợi công cộng, Nhà nước đứng ra tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

b. Nhóm công trình, dự án chưa thực hiện được

- Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có hai khâu quan trọng là không cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng và sự bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dẫn đến các công trình, dự án thường kéo dài tiến độ thực hiện. Nhiều dự án sau khi giải phóng mặt bằng còn bị bỏ hoang hóa nhiều năm trong khi người dân thiếu đất sản xuất.

- Sự chênh lệch giữa giá bồi thường của nhà nước so với giá thực tế thị trường nên người dân có đất thỏa thuận thu hồi không đồng thuận, gây khó khăn trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Không có quỹ đất hợp lý để tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất trong vùng triển khai dự án.

- Chưa có cơ sở khoa học để xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, dẫn đến có sự chênh lệch giữa giá nhà nước và giá thị trường ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Việc thu hồi đất để thực hiện một số dự án chưa có quy hoạch khu đất tái định cư để bố trí cho các hộ dân phải di dời đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai trước khi tổ chức giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Thiếu vốn để thực hiện quy hoạch nên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng KCN, cụm công nghiệp đã không thực hiện được hoặc thực hiện với tiến độ chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)