Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 2011-2015)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013 2014 2015

1 Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế (theo giá hiện hành)

Tỷ

đồng 64.029,9 76.741,4 112.535,2 108.755,7 118.413,1 2 Cơ cấu tổng sản phẩm

(theo giá hiện hành)

- Nông,lâm nghiệp và thủy sản % 10,17 8,08 5,22 5,77 5,50 - Công nghiệp - XDCB % 66,28 68,54 77,40 74,39 74,77 - Dịch vụ % 23,55 23,47 17,38 18,84 19,73 3 Tốc độ tăng trưởng GRDP giá 2010 % 29,1 14,9 44,2 (5,6) 8,8 4 Tổng sản phẩm GRDP bình quân/đầu người (theo giá so sánh) Triệu đồng 60,22 70,68 101,55 96,05 102,55

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015

- Giai đoạn 2011-2015, tình hình KT-XH của tỉnh phát triển khá ổn định, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2015 tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành tăng gấp 2,66 lần so với năm 2011.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản trong tổng GRDP đã tăng mạnh từ 66,28% năm 2011 lên 74,77% năm 2015; dịch vụ từ 23,55% năm 2011 giảm xuống còn 19,73% năm 2015; nông lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 10,17% năm 2011 giảm xuống còn 5,50% năm 2015.

- Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế (theo giá hiện hành) luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, tổng sản phẩm năm 2011 là 64.029,9 tỷ đồng tăng lên 118.413,1 tỷ đồng năm 2015, tăng gấp 1,85 lần so với năm 2011.

- Tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn theo giá hiện hành bình quân/người năm 2015 đạt 102,55 triệu đồng (tương đương khoảng 4.709 USD/người).

a. Về phát triển xã hội

- Giải quyết việc làm bình quân năm 2015 là 26,5 nghìn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 20,40%.

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2015 còn 1,94%. - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2015 là 12,30%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2015 giảm còn 10%; 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 chiếm 2,2%, tương đương 8.197 hộ (theo tiêu chí mới).

b. Về bảo vệ môi trường

- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề được kiểm soát, tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom 80%, tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch 93,0%, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 95,10%.

- Số KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 71%.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển khá, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, hiệu quả được nâng cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 (theo giá hiện hành) là 6.994,9 tỷ đồng, tăng lên 8.819,10 tỷ đồng năm 2015, tăng gấp 1,26 lần so với năm 2011. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,3%/năm, năng suất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể, giá trị sản xuất trồng trọt trên 1ha đất canh tác đạt 110 triệu đồng, tăng 36,7% so với năm 2011.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Lợi thế của tỉnh nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng, liền kề với Thủ đô Hà Nội, vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có môi trường đầu tư hấp dẫn, với nhiều chính sách ưu đãi nên quá trình công nghiệp hoá được đẩy nhanh theo hướng hiện đại.

Trong 5 năm qua, ngành công nghiệp luôn giữ mức tăng trưởng cao, năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) đạt 109.535 tỷ đồng tăng lên 623.070 tỷ đồng năm 2015, tăng gấp 5,69 lần so với năm 2011. Toàn tỉnh có 15 KCN tập trung, tổng diện tích được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương là 6.847 ha, trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 42%, trên diện tích thu hồi đạt 61%, hình thành các KCN, đô thị hiện đại.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ (giá hiện hành) năm 2011 đạt 17.336 tỷ đồng, tăng lên 34.696 tỷ đồng năm 2015, tăng gấp 2 lần so với năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Dân số, lao động, việc làm

Số liệu niên giám thống kê năm 2015, tỉnh Bắc Ninh có dân số trung bình là 1.154.660 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 14,9%/năm, mật độ dân số bình quân 1.403 người/km2. Tốc độ đô thị hóa của Bắc Ninh diễn ra nhanh, năm 2011 dân số sống ở khu vực thành thị 276.018 người đến năm 2015 tăng lên là 330.219 người.

Tổng số lao động năm 2015 có 737.828 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 45% so với tổng số lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2,89% so với tổng số lao động, giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức khác nhau.

đ. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Về giao thông đường bộ: Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong ngoài tỉnh. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có 3.765km, mật độ đường 4,51km/km2 thuộc loại cao so với bình quân cả nước.

- Về thủy lợi: Hệ thống đê điều và thủy lợi tưới tiêu cũng được củng cố và tăng cường. Đê kè trên toàn tuyến, nhất là những nơi xung yếu tiếp tục được củng cố. Toàn tỉnh hiện có 391 trạm bơm các loại với tổng số 1.157 máy bơm có công suất tưới đạt 71,6m3/s và công suất tiêu 259m3/s. Các công trình được xây dựng cách đây 20-30 năm nên máy móc đã cũ, lạc hậu, nhiều trạm bơm xuống cấp nghiêm trọng như: Trịnh Xá, Đặng Xá, Vạn An 1, Vọng Nguyệt, Xuân Viên, Kim Đôi, Hiền Lương (Bắc Đuống), Trạm bơm Như Quỳnh, Song Giang, Nghĩa Đạo, Ngọc Quan, Đại Đồng Thành, Kênh Vàng (Nam Đuống).

- Về Bưu chính, viễn thông: Năm 2015, tỉnh có 98 điểm bưu điện văn hóa xã, Bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Các mạng viễn thông tiếp tục được

đầu tư mở rộng và hiện đại hoá, đã phục vụ đắc lực cho việc điều hành, chỉ đạo của các cấp, các ngành; góp phần rút ngắn khoảng cách về không gian giữa các tổ chức, cá nhân trong tỉnh và nhất là Bắc Ninh với các vùng, miền trong nước và thế giới.

- Về Giáo dục và đào tạo: Đội ngũ giáo viên các cấp được bảo đảm về số lượng, từng bước nâng lên về chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

+ Trường mầm non: Tổng số có 159 trường học, với 2.560 lớp học, 2.528 phòng học, có 3.620 giáo viên (giáo viên công lập 3.501, ngoài công lập 119 người).

+ Trường phổ thông: Tổng số có 323 trường học (trong đó: 153 trường tiểu học; 135 Trường trung học cơ sở; 35 Trường trung học phổ thông).

+ Khối các trường Trung học chuyên nghiệp gồm có: Trường Văn hóa nghệ thuật; Trường Trung học y tế; Trường Trung học Phật giáo; Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành và 01 Trường Trung cấp nghề Bắc Ninh đang hoạt động ở cả 8 huyện, thành phố.

- Về cơ sở y tế: Toàn tỉnh có 166 cơ sở y tế, có 16 bệnh viện, 24 phòng khám đa khoa khu vực và 126 trạm y tế xã, phường. Tổng số có 3.346 giường bệnh. Số cán bộ ngành y là 3.114 người. 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn I (hiện nay toàn tỉnh có 28 trạm y tế được kiên cố hoá hoàn toàn) và có bác sỹ, có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Thực hiện tốt các chế độ chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi.

- Văn hoá xã hội - thể dục thể thao: Hoạt động phát thanh, truyền hình đã có bước phát triển toàn diện; có nhiều cải tiến, đổi mới trong hoạt động. Mở thêm nhiều chuyên mục mới, sắp xếp hợp lý số lượng và kết cấu chương trình trong ngày; nâng cao chất lượng và nội dung phát sóng. Các chương trình luôn bám sát các vấn đề thời sự của đời sống xã hội, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, các nhu cầu nắm bắt thông tin, giải trí của dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)