Kết quả lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và của tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 37)

dụng đất 5 năm (2006-2010) và được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 09/2006/NQ-CP ngày 26/5/2006. Năm 2007, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 2008-2010 đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 18/2008/NQ-CP ngày 11/8/2008. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần tích cực vào công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch sử dụng đất, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh và UBND các huyện, thành phố, thị xã đặc biệt quan tâm. Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh đã chủ động mở các lớp tập huấn về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã; cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, thị xã và cán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn. UBND tỉnh đã đầu tư kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp từ tỉnh đến huyện, xã.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, UBND tỉnh Bắc Ninh đang hoàn thiện trình Chính phủ xét duyệt ĐCQHSDĐ đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020).

2.2.4. Kết quả lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và của tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh

2.2.4.1. Kết quả lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước

a. Cấp Quốc gia

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011. Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp Quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016.

b. Cấp tỉnh

Việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được Chính phủ xét duyệt đạt 100%. Đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp tỉnh, đạt 100% so với kế hoạch.

c. Cấp huyện

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 45,86%); có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 46,74%); còn lại 24 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,40%).

2.2.4.2. Kết quả lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh

a. Cấp tỉnh

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bắc Ninh được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 09/01/2013.

b. Cấp huyện

- Có 8/8 huyện, thành phố, thị xã đã lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt theo quy định.

- Có 8/8 huyện, thành phố, thị xã lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt.

2.2.5. Một số nhận xét về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.5.1. Một số nhận xét về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới được lập dài hạn, ổn định, được lập từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

- Nội dung của quy hoạch không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn như: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất khác.

- QHSDĐ chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: Về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng…

- Đối với QHSDĐ chi tiết ở một số nước trên thế giới hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt.

2.2.5.2. Một số nhận xét về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

a. Về các văn bản hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Các quy định hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa ổn định, dẫn đến nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thay đổi (Luật Đất đai năm 1998, Luật Đất đai sửa đổi năm 2001, Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013). Để đáp ứng yêu cầu công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh việc kế thừa các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có những quy định đổi mới, mang tính đột phá, cụ thể như sau:

Một là, về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm khẳng định nâng cao vai trò, vị trí của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo; khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: QHSDĐ cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng KT-XH; QHSDĐ cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã; Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường; Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Hai là, về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo cấp hành chính, Luật Đất đai năm 2013 quy định gồm 3 cấp (quốc gia, tỉnh và huyện). Luật quy định lồng ghép nội dung QHSDĐ của các vùng KT-XH vào QHSDĐ cấp quốc gia; QHSDĐ cấp xã vào QHSDĐ cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng; tăng tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lặp trong công tác lập quy hoạch; nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ba là, về kỳ kế hoạch sử dụng đất: Việc đổi mới này cùng với đổi mới về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chỉ duy nhất là “kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” nhằm khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan (thường tập trung vào những năm đầu của kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm và cũng chính là đầu nhiệm kỳ như hiện nay), tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất.

Bốn là, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện là “UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013 trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

Năm là, quy định cụ thể về chỉ tiêu sử dụng đất cho từng cấp: Luật Đất đai đã quy định chỉ tiêu sử dụng đất trong QHSDĐ cấp quốc gia gồm 20 loại đất, trong đó có các chỉ tiêu nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia (đất trồng lúa), bảo vệ môi trường sinh thái (đất rừng), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (đất KCN, đất phát triển hạ tầng). Nghị định tiếp tục quy định về chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện. Chỉ tiêu sử dụng đất trong QHSDĐ cấp tỉnh gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng (có 7 Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng cấp tỉnh, gồm: khu sản xuất nông nghiệp; khu lâm nghiệp; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khu phát triển công nghiệp; khu đô thị; khu thương mại - dịch vụ; khu dân cư nông thôn). Chỉ tiêu sử dụng đất trong QHSDĐ cấp huyện gồm chỉ tiêu sử

dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng (có 9 chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng cấp huyện, gồm: khu vực chuyên trồng lúa nước; khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm; khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; KCN, cụm công nghiệp; khu đô thị - thương mại - dịch vụ; khu du lịch; khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn).

b. Những mặt đã làm được

Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Nhìn chung, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyên tắc, căn cứ, trình tự, nội dung mà pháp luật đất đai quy định. Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền đã được nâng lên; tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở các địa phương từ năm 2005 đến nay đã giảm hẳn và đã chấm dứt ở nhiều địa phương.

Thông qua QHSDĐ có điều kiện rà soát lại quỹ đất gắn với nhu cầu sử dụng, từ đó phát hiện được một số sai sót như sử dụng đất chưa hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả để có biện pháp bố trí sắp xếp lại cho hợp lý; thông qua QHSDĐ tính dân chủ, công khai được phát huy rõ rệt làm giảm được nhiều tiêu cực trong công tác quản lý đất đai; QHSDĐ là một trong những căn cứ quan trọng của các cấp chính quyền để quản lý và chỉ đạo khai thác đất đai có hiệu quả hơn.

Qua thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hoá; hạn chế có hiệu quả chuyển đất lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác.

Diện tích đất có rừng che phủ từ chỗ suy giảm mạnh, gần đây đã được khôi phục và tăng nhanh. Nhiều vùng tập trung chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành và phát triển. Kinh tế nông thôn đã thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp và chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện.

Đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhu cầu đô thị hoá.

Nhiều địa phương đã triển khai việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến từng thửa đất, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình hoàn hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

c. Những yếu kém, hạn chế

Công tác lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã còn chậm.

Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thấp, đặc biệt chưa có dự báo chính xác về nhu cầu quỹ đất, nhất là đất cho phát triển các KCN, dẫn tới tình trạng vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Công tác QHSDĐ thiên về sắp xếp các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong sử dụng đất, chưa phát huy cao nhất tiềm năng đất đai. Nội dung QHSDĐ cấp xã chưa gắn được với bản đồ địa chính.

Việc lập QHSDĐ ở một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước, vẫn còn tình trạng quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác. Việc dành quỹ đất cho xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục - thể thao chưa được đề cập đúng mực trong các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung chưa tốt, nhất là giữa QHSDĐ và quy hoạch xây dựng, giữa QHSDĐ cho sản xuất nông nghiệp và QHSDĐ cho nuôi trồng thuỷ sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố, lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi QHSDĐ được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Việc chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong nhiều trường hợp chưa nghiêm; còn có tình trạng giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích

sử dụng đất, thu hồi đất trái quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mặc dù gần đây đã được chấn chỉnh. Sự tùy tiện, không tuân thủ các tiêu chí trong điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số địa phương.

Việc quản lý, thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt nhiều địa phương chưa được coi trọng thực hiện, thực hiện chưa tốt: việc công khai quy hoạch, kế hoạch được duyệt còn mang tính hình thức, ít hiệu quả; các quyền của người sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch ở nhiều nơi còn bị vi phạm (không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 37)