Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 44)

3.2.1. Phạm vi về không gian

Theo địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh.

3.2.2. Phạm vi về thời gian

Nghiên cứu tập trung vào đánh giá kết quả đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thực trạng phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành kinh tế (Nông, lâm, nghiệp - thủy sản; Công nghiệp - xây dựng; Dịch vụ và thương mại).

3.3.1.3. Dân số, lao động, việc làm

3.3.1.4. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh

3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai

3.3.2.1. Tình hình quản lý đất đai

3.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 3.3.2.3. Biến động đất đai giai đoạn 2011-2015

3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015

3.3.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt giai đoạn 2011-2015 tỉnh Bắc Ninh

Nội dung này được đánh giá bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt và kết quả đã thực hiện được đến năm 2015, với những nội dung sau:

Về chỉ tiêu sử dụng đất: Theo 3 nhóm đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng).

- Đánh giá tình hình thực hiện các công trình theo quy hoạch sử dụng đất. - Đánh giá tình hình chuyển mục đích theo quy hoạch sử dụng đất.

- Đánh giá tình hình thu hồi đất theo quy hoạch sử dụng đất.

3.3.3.2. Đánh giá chung, xác định nguyên nhân tồn tại của việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Nguyên nhân khách quan. - Nguyên nhân chủ quan.

3.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao việc thực hiện sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh của tỉnh Bắc Ninh

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu, bản đồ liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội năm 2015, hiện trạng sử dụng đất năm 2015, kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Bắc Ninh. Một số công trình, dự án như khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị đã có trong kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015, kết quả thực hiện của từng công trình, dự án này đến năm 2015.

3.4.2. Phương pháp đánh giá theo các tiêu chí

- Các bước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh (nguyên tắc, trình tự, nội dung và tổ chức thực hiện).

- Thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh có phù hợp với thời gian, giai đoạn của quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH giai đoạn 2011- 2020, kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015, các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.

- Nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án trong phương án quy hoạch sử dụng đất (mời gọi đầu tư, liên doanh liên kết, đổi đất lấy hạ tầng...).

3.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý tổng hợp

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được nêu trên, số liệu thống kê được chia thành nhóm và hệ thống các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, từ đó tìm ra được những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của các công trình, dự án trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015. Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm Microstation. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.

- Thu thập số liệu hiện trạng thống kê đất đai, số liệu các khu, cụm công nghiệp, số liệu phát triển kinh tế xã hội GRDP, dân số, lao động, thu nhập bình quân/người. Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan.

- Tổng hợp, phân tích, tính phần trăm, so sánh trên máy tính và thể hiện bằng các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ.

3.4.4. Phương pháp so sánh

So sánh các chỉ tiêu liên quan đến hiện trạng sử dụng đất năm 2015, kết quả thực hiện phương án QHSDĐ đến năm 2020, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 tỉnh Bắc Ninh với các chỉ tiêu sử dụng đất đầu kỳ, các chỉ tiêu được Chính phủ phê duyệt. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại chính trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh; phân tích nguyên nhân tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục.

3.4.5. Phương pháp minh họa bằng bản đồ

Thực trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ được trình bày dưới dạng số liệu, biểu đồ và bản đồ minh họa.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH NINH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

- Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh từ 20058' đến 21016' vĩ độ Bắc và 105054' đến 106019' kinh độ Đông, là một tỉnh thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;

+ Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội; + Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương; + Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.

- Có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và hành khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.

- Gần thành phố Hà Nội là một thị trường rộng lớn, đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh như nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ...

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ du lịch.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7m, địa hình đồi núi có độ cao phổ biến 40-50m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ, Tiên Du và thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra, còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ và Yên Phong.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000 thì trên địa bàn tỉnh có các loại đất chính sau:

- Bãi cát ven sông, diện tích 110,9 ha.

- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng, diện tích 2.213,78 ha. - Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 630,4 ha. - Đất phù sa không được bồi, không có tầng gley và loang lổ của hệ thống sông Hồng, diện tích 5.688,02 ha.

- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 1.523,3 ha. - Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng, diện tích 11.148,95 ha.

- Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 10.916,74 ha. - Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng, diện tích 4.047,9 ha. - Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình, diện tích 5.146,93 ha.

- Đất phù sa úng nước, diện tích 3.285,23 ha.

- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ, diện tích 4.505,8 ha. - Đất xám bạc màu gley, diện tích 952,69 ha.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 126 ha.

- Đất vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết, diện tích 764,18 ha. - Đất xói mòn trơ sỏi đá, diện tích 224,25 ha.

b. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Với hệ thống các sông: Sông Cầu, Sông Đuống, Sông Thái Bình, sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình... nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết, nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³ được đánh giá là khá dồi dào.

- Nước ngầm: Kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3- 5m và có bề dày khoảng 40m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.

c. Thực trạng môi trường

- Về môi trường nước: Tài nguyên nước ngày càng quan trọng trong phát triển KT-XH. Chất lượng nguồn nước mặt tại các lưu vực chưa biến động nhiều, còn nằm trong giới hạn cho phép của mục đích sử dụng, chưa bị ô nhiễm bởi hoạt động công nghiệp.

- Về môi trường đất: Tài nguyên đất tuy đã được quan tâm khai thác, trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng một lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học cũng gây ảnh hưởng đến môi trường đất và sức khỏe của con người.

- Về môi trường không khí: Tuy ở mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa đáng kể, nhưng các hoạt động về giao thông, làng nghề cũng đã nảy sinh các vấn đề ô nhiễm không khí do khói bụi, khí thải của các phương tiện giao thông, một số cơ sở sản xuất gạch ngói.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 2011-2015)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013 2014 2015

1 Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế (theo giá hiện hành)

Tỷ

đồng 64.029,9 76.741,4 112.535,2 108.755,7 118.413,1 2 Cơ cấu tổng sản phẩm

(theo giá hiện hành)

- Nông,lâm nghiệp và thủy sản % 10,17 8,08 5,22 5,77 5,50 - Công nghiệp - XDCB % 66,28 68,54 77,40 74,39 74,77 - Dịch vụ % 23,55 23,47 17,38 18,84 19,73 3 Tốc độ tăng trưởng GRDP giá 2010 % 29,1 14,9 44,2 (5,6) 8,8 4 Tổng sản phẩm GRDP bình quân/đầu người (theo giá so sánh) Triệu đồng 60,22 70,68 101,55 96,05 102,55

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015

- Giai đoạn 2011-2015, tình hình KT-XH của tỉnh phát triển khá ổn định, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2015 tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành tăng gấp 2,66 lần so với năm 2011.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản trong tổng GRDP đã tăng mạnh từ 66,28% năm 2011 lên 74,77% năm 2015; dịch vụ từ 23,55% năm 2011 giảm xuống còn 19,73% năm 2015; nông lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 10,17% năm 2011 giảm xuống còn 5,50% năm 2015.

- Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế (theo giá hiện hành) luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, tổng sản phẩm năm 2011 là 64.029,9 tỷ đồng tăng lên 118.413,1 tỷ đồng năm 2015, tăng gấp 1,85 lần so với năm 2011.

- Tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn theo giá hiện hành bình quân/người năm 2015 đạt 102,55 triệu đồng (tương đương khoảng 4.709 USD/người).

a. Về phát triển xã hội

- Giải quyết việc làm bình quân năm 2015 là 26,5 nghìn lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 20,40%.

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2015 còn 1,94%. - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2015 là 12,30%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2015 giảm còn 10%; 100% các trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 chiếm 2,2%, tương đương 8.197 hộ (theo tiêu chí mới).

b. Về bảo vệ môi trường

- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề được kiểm soát, tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom 80%, tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch 93,0%, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 95,10%.

- Số KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 71%.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển khá, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, hiệu quả được nâng cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 (theo giá hiện hành) là 6.994,9 tỷ đồng, tăng lên 8.819,10 tỷ đồng năm 2015, tăng gấp 1,26 lần so với năm 2011. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,3%/năm, năng suất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể, giá trị sản xuất trồng trọt trên 1ha đất canh tác đạt 110 triệu đồng, tăng 36,7% so với năm 2011.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Lợi thế của tỉnh nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng, liền kề với Thủ đô Hà Nội, vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có môi trường đầu tư hấp dẫn, với nhiều chính sách ưu đãi nên quá trình công nghiệp hoá được đẩy nhanh theo hướng hiện đại.

Trong 5 năm qua, ngành công nghiệp luôn giữ mức tăng trưởng cao, năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) đạt 109.535 tỷ đồng tăng lên 623.070 tỷ đồng năm 2015, tăng gấp 5,69 lần so với năm 2011. Toàn tỉnh có 15 KCN tập trung, tổng diện tích được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương là 6.847 ha, trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 42%, trên diện tích thu hồi đạt 61%, hình thành các KCN, đô thị hiện đại.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ (giá hiện hành) năm 2011 đạt 17.336 tỷ đồng, tăng lên 34.696 tỷ đồng năm 2015, tăng gấp 2 lần so với năm 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh bắc ninh (Trang 44)