đầu cổ trên lâm sàng bởi tác giả Ariyan S. năm 1979 [88]. Tuy vậy, do yêu cầu tạo hình vùng đầu cổ và sự phát triển của vạt nhánh xuyên, các tác giả hầu hết sử dụng vạt da đƣợc thiết kế từ các nhánh xuyên xuất phát từ các nhánh của động mạch cùng vai ngực. Geddes C.R. và cộng sự năm 2003 là ngƣời đầu tiên công bố một nghiên cứu về cơ sở giải phẫu của vạt nhánh xuyên động mạch cùng vai ngực [85]. Trong nghiên cứu trên 10 xác tƣơi, tác giả nhận thấy rằng, hầu hết các nhánh xuyên lớn (đƣờng kính >0.5mm) của động mạch cùng vai ngực xuất phát từ nhánh delta hoặc nhánh đòn. Năm 2019, tác giả Zheng H.P. và cộng sự đã sử dụng thành công vạt da dựa trên động mạch cùng vai ngực tái tạo vùng cổ và mặt cho bệnh nhân [89].
1.4.3. Ứng dụng vạt da cân thƣợng đòn trong phẫu thuật tạohình hình
Từ năm 1979, Lamberty R. đã nghiên cứu trên giải phẫu và thông báo việc áp dụng vạt này cho hai trƣờng hợp sẹo co kéo cằm cổ thành công, với kích thƣớc vạt khiêm tốn 16 x 6 cm và 16 x 7 cm [7]. Khouri R.K. và cộng sự (1995) đã sử dụng túi giãn tổ chức tại vị trí vạt thiết kế trong điều trị sẹo co kéo cổ mặt kích thƣớc lớn cho ba trƣờng hợp với kết quả tốt. Trong đó một trƣờng hợp có nối mạch vi phẫu tại đầu xa, hai trƣờng hợp còn lại, một vạt cân thái dƣơng đỉnh đƣợc bóc tách xoay về hố trên đòn. Túi giãn tổ chức đƣợc đặt dƣới vạt và vạt cân thái dƣơng đỉnh, kích thƣớc vạt da cân thƣợng đòn có thể đạt đến 20x9cm [90].
là 26 x7,5 cm. Bệnh nhân đạt đƣợc kết quả tốt cả về chức năng và thẩm mỹ, không có biến chứng lớn nào xuất hiện [91].
Năm 2000, trong một loạt 28 trƣờng hợp lâm sàng, Pallua N. và cộng sự đã sử dụng vạt này để che phủ tổn khuyết sau khi cắt bỏ sẹo vùng mặt, cổ và thành ngực trƣớc với 20 trƣờng hợp, che phủ khuyết thiếu sau cắt bỏ u với 4 trƣờng hợp và 1 vạt đƣợc sử dụng dƣới dạng vạt tự do để che phủ tổn khuyết vùng cẳng chân. Pallua sử dụng kỹ thuật tạo đƣờng hầm với dạng vạt đảo, kết quả là che phủ đƣợc những khuyết ở xa, giảm đƣợc sẹo tại vị trí cho vạt, đạt yêu cầu thẩm mỹ cao. Mặc dù quá trình phẫu thuật thƣờng khó khăn hơn nhƣng kết quả thu đƣợc tốt hơn cho bệnh nhân. Kích thƣớc trung bình các vạt là: chiều rộng: 12 ± 3 cm ; chiều dài : 22 ± 5 cm. Ở tất cả các trƣờng hợp, khi đánh giá kết quả xa, thậm chí hơn hai năm sau phẫu thuật không có sự co kéo thứ phát. tuy nhiên, có một số trƣờng hợp vạt hơi dầy, tác giả đã tiến hành phẫu thuật bỏ mỡ và vẫn đạt đƣợc yêu cầu thẩm mỹ [20].
Năm 2000, dựa trên nghiên cứu của Roger, Teot L.và cộng sự cũng đƣa ra thông báo sử dụng vạt da tiền tạo (Prefabricated) dựa trên vạt thƣợng đòn với việc lấy một đoạn động mạch và tĩnh mạch quay nối với động mạch mặt, cuống cân của nó cùng với vạt da thƣợng đòn đƣợc đặt trên một túi giãn da. Vạt da với kích thƣớc 23x23cm đã thành công sau 3 tháng, đủ che phủ toàn bộ sẹo cằm cổ mặt và trán cho bệnh nhân di chứng bỏng [92].
Năm 2005, tác giả Trần Vân Anh đã nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thƣợng đòn điều trị sẹo co kéo cằm cổ với 35 trƣờng hợp, với kích thƣớc vạt đạt tới 26 x 15 cm [1]. Tác giả Rashid M. và cộng sự năm 2006 đã sử dụng vạt da cân thƣợng đòn cho 27 trƣờng hợp sẹo co kéo cằm cổ với chiều rộng lớn nhất vạt có thể đạt đƣợc là 12cm [93].