Về mở rộng kích thƣớc vạt da cân thƣợng đòn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn mở rộng có nối mạch tăng cường bằng nhánh xuyên động mạch cùng vai ngực trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ (Trang 47 - 49)

có chiều dài có thể tới 20cm, chiều rộng đạt tới 10cm, khi mở rộng vạt bằng cách nối mạch vi phẫu tại đầu xa, vạt da có thể đạt tới kích thƣớc 26x17cm.

Năm 2014, tác giả Trần Thiết Sơn đã sử dụng 41 vạt da cân thƣợng đòn tái tạo vùng cổ cho 36 bệnh nhân với kích thƣớc lớn nhất 21x16cm, trong đó có 2 vạt bị hoại tử đầu xa và 2 vạt bị hoại tử hoàn toàn. Tác giả cũng cho rằng vạt da cân thƣợng đòn là chất liệu tạo hình lý tƣởng cho vùng cổ, đảm bảo tính an toàn và tính linh hoạt [94].

Năm 2016, tác giả Ismail, H. và cộng sự [95] sử dụng vạt da cân thƣợng đòn để tái tạo vùng cổ cho 20 bệnh nhân sau bỏng đạt nhiều kết quả khả quan. Tác giả thu đƣợc vạt da có chiều dài tối đa tới 25cm, chiều rộng tối đa tới 11cm. Tuy vậy, tác giả cũng gặp 07 trƣờng hợp hoại tử phần xa của vạt, các trƣờng hợp này đều có chiều dài từ 23cm trở lên.

Năm 2018, Tác giả Trautman J. và cộng sự đã sử dụng vạt da cân thƣợng đòn dạng tự do để tái tạo nhiều loại tổn khuyết khác nhau vùng cổ trƣớc, tổn thƣơng lộ xƣơng sọ, tổn thƣơng tai...với tỷ lệ thành công 96,7%, kích thƣớc tối đa của vạt đạt 28x10cm. Tác giả cũng đề cập đến một số biến chứng có thể gặp nhƣ: hoại tử vạt, nhiễm khuẩn, sẹo phì đại vùng cho vạt...[96].

Năm 2020, Kalaburut B. cũng sử dụng vạt da cân thƣợng đòn để tái tạo các tổn khuyết vùng mặt cổ sau ung thƣ. Tác giả nhận thấy đây là một chất liệu tạo hình lý tƣởng do sự tƣơng đồng về cấu trúc và màu sắc với vùng cần tạo hình. Tuy vậy, có tới 11% số trƣờng hợp bị hoại tử vạt mà theo tác giả giải thích do sự chèn ép cuống mạch hoặc tổn thƣơng cuống mạch trong quá trình phẫu tích [97].

1.4.4. Về mở rộng kích thƣớc vạt da cân thƣợngđòn đòn

nhân. Tác giả nhận thấy rằng kỹ thuật này có thể giúp tạo ra một chất liệu tạo hình có kích thƣớc lớn (tối đa 30x14cm), độ dày có thể tới 2-3mm, thuận tiện trong tạo hình vùng mặt, đặc biệt là vùng má và cằm cùng bên [98]. Năm 2014, tác giả Yang Z. và cộng sự cũng sử dụng kỹ thuật giãn tổ chức này để ở rộng kích thƣớc vạt da cân thƣợng đòn trong điều trị sẹo di chứng bỏng vùng cằm cổ ở 20 bệnh nhân, với kích thƣớc tối đa đạt tới 23x16cm [99]. Tuy hai tác giả này không nêu rõ về các biến chứng khi thực hiện kỹ thuật song đến năm 2016, tác giả Pallua N và cộng sự [100] đã đề cập đến những vấn đề gặp phải khi sử dụng kỹ thuật này nhƣ: nhiễm khuẩn, thủng túi giãn, lộ túi giãn,...Tác giả cũng đề cập đến vấn đề co thứ phát của vạt da sau đặt túi làm giảm đáng kể kích thƣớc của vạt so với ban đầu, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi tiến hành tạo hình vùng cổ- vùng có biên độ vận động rất lớn.

Đối với kỹ thuật mở rộng kích thƣớc vạt da cân thƣợng đòn bằng cách nối mạch vi phẫu để mở rộng kích thƣớc vạt, có nhiều lựa chọn khác nhau có thể thực hiện nhƣ sử dụng động mạch cùng vai ngực, động mạch mũ cánh tay sau, động mạch ngực ngoài...[22]. Hiện tại chỉ có tác giả Vũ Quang Vinh và cộng sự năm 2009 công bố một nghiên cứu sử dụng vạt da cân thƣợng đòn nối mạch vi phẫu tại đầu xa với động mạch mũ cánh tay sau, vạt thu đƣợc có kích thƣớc tới 26x17cm. Tác giả đƣa ra môt nhận xét rất quan trọng rằng, khi chiều dài vạt da cân thƣợng đòn lớn hơn 22cm thì cần thiết phải tiến hành nối mạch vi phẫu tại đầu xa của vạt để đảm bảo vạt không bị hoại tử

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu giải phẫu trên xác: nghiên cứu mô tả trên xác phẫu tích, thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu xác.

Nghiên cứu giải phẫu trên MDCT: nghiên cứu mô tả trên hình ảnh chụp MDCT, thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu MDCT.

Nghiên cứu lâm sàng: nghiên cứu mô tả theo dõi dọc các bệnh nhân điều trị trên lâm sàng, thu thập số liệutheo mẫu bệnh án nghiên cứu lâm sàng.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn mở rộng có nối mạch tăng cường bằng nhánh xuyên động mạch cùng vai ngực trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)