Quản lý lập và thẩm định đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 94 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao

4.2.5. Quản lý lập và thẩm định đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN

a. Công tác lập dự án đầu tư xây dựng CTGT

Trên cơ sở quy hoạch và các kế hoạch đã được phê duyệt, công tác lập dự án đầu tư cũng rất được quan tâm, chú trọng. Các dự án đầu tư được thông qua

phải là các dự án được đáp ứng được yêu cầu trong quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và huyện Thường Tín. Những vấn đề phát sinh trong dự án phải có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo UBND huyện hoặc nghị quyết của HĐND huyện. Quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư cơ bản đảm bảo theo yêu cầu tuân theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ, Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ và quyết định số 38/2015/QĐ-UBND ngày 12/3/2015 của UBND huyện Thường Tín về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng CTGT trên địa bàn huyện Thường Tín.

Đối với các phòng, ban ngành: Sau khi được giao nhiệm vụ, các đơn vị cùng phối hợp với Ban quản lý các dự án ĐTXDCB, các đơn vị tư vấn và các địa phương để khảo sát lập dự án theo đúng tiến độ, các dự án được lập và phê duyệt đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo thời gian theo quy định, các phịng, ban ngành đã có sự phối hợp tốt trong khâu lập, thẩm định trình duyệt dự án.

Quy trình lập dự án đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín như sau: Sau khi được phân công, bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành lập đề cương dự án sơ bộ nhằm phác họa ý tưởng sơ bộ về giá trị đầu tư, cơng nghệ; đề cương chi tiết… để trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương là UBND thành phố Hà Nội nếu dự án đầu tư CTGT bằng vốn NSNN có giá trị đầu tư lớn ngược lại nếu giá trị dự án đầu tư nhỏ hơn thì do Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư. Thông thường đối với các dự án lớn Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện đã và đang thực hiện thì UBND TP Hà Nội là đơn vị phê duyệt chủ trương đầu tư thơng qua đơn vị chủ trì thẩm định dự án là phòng thẩm định dự án đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội.

Đối với các dự án do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín ra quyết định đầu tư, để lập các tài liệu, văn kiện cho dự án, Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín tiến hành chỉ định thuê đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, thiết kế cơ sở; đối với các dự án nhỏ nằm trong khả năng, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ của phịng Thẩm định kỹ thuật - dự tốn của Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.

Về nội dung hồ sơ dự án: Nhìn chung các Báo cáo NCTKT, Báo cáo NCKT do các Đơn vị tư vấn lập theo các quy định hiện hành. Cụ thể như:

+ Với nội dung Báo cáo NCTKT (Báo báo đầu tư XDCTGT): từ trước đến nay các dự án của Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín chưa tiến hành lập báo cáo tiền khả khi cho các dự án. Nội dung Báo cáo NCKT (Dự án đầu tư XDCTGT) gồm: Phần thuyết minh dự án và Phần thiết kế cơ sở. Trong đó: (i) Phần thuyết minh dự án: tùy theo từng dự án mà kết cấu BCKT có thể khác nhau. Tuy nhiên nội dung cơ bản của phần thuyết minh của các dự án tại Ban gồm: phần giới thiệu tổng quan về đặc điểm kinh tế, đất đai, dân số, vị trí địa lý, địa chất, địa hình, thủy văn, các quy hoạch liên quan, các căn cứ pháp lý... hiện trạng chất lượng đường, độ lún của đất, hệ thống thoát nước... Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; quy mơ, địa điểm, hình thức đầu tư, các giải pháp kỹ thuật cơng nghệ cấp nước, phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế, xã hội, tổng mức đầu tư …(ii) Phần thiết kế cơ sở (TKCS) gồm: Thuyết minh TKCS và bản vẽ TKCS .

Theo số liệu điều tra ở bảng trên ta thấy rằng thời gian thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng CTGT trên địa bàn huyện Thường Tín thường kéo dài, theo ý kiến đánh giá thu thập được 41,11% ý kiến cho rằng công tác lập dự án chậm. Việc kéo dài trên cũng ảnh hưởng đến chi phí của xây dựng của dự án.

Bảng 4.26. Đánh giá của cán bộ về công tác lập dự án đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN huyện Thường Tín TT Chỉ tiêu (n=90) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Thời gian lập dự án đầu tư:

- Đúng tiến độ 53 58,89

- Chậm 37 41,11

- Nhanh 0 0,00

2 Trình độ của các cán bộ tham gia lập dự án đầu tư:

- Cao 54 60,00

- Trung bình 28 31,11

- Thấp 8 8,89

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Lý do việc kéo dài do kế hoạch phân bổ vốn hàng năm để thực hiện các dự án. Về trình độ của các cán bộ tham gia lập dự án đầu tư xây dựng CTGT có đến 40% số ý kiến cho rằng các cán bộ tham gia lập dự án đầu tư xây dựng CTGT có trình độ trung bình và thấp. Điều này dẫn đến chất lượng dự án xây dựng CTGT trên địa bàn huyện Thường Tín chưa cao.

b. Cơng tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTGT

Về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTGT: Trên cơ sở các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín tiến hành tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTGT đối với các dự án thuộc thẩm quyền của mình và trình cấp thẩm quyền cao hơn là Sở KH&ĐT đại diện cho UBND thành phố Hà Nội để tiến hành thẩm định. Thực trạng công tác thẩm định DAĐT của Ban được đánh giá trên các nội dung chính là:

- Tổ chức thẩm định dự án: Công tác thẩm định DAĐT của BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín trong thời gian qua thực hiện theo các quy định của Luật xây dựng và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP. Đối với các dự án lớn không thuộc thẩm quyền của Ban thì quyền quyết định thuộc về UBND thành phố Hà Nội, đơn vị trực tiếp tham mưu cho UBND thành phố thẩm định dự án là phòng thẩm định dự án thuộc Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội thẩm định.

+ Quy trình tổ chức thẩm định: Trên cơ sở hồ sơ dự án được tư vấn lập theo đúng quy định, Phòng Kỹ thuật tiến hành thực hiện thành lập hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định và trình cho BGĐ ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Hội đồng thẩm định của BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín gồm ban điều hành, đại diện các phịng ban có liên quan. Đối với các dự án có nguồn vốn lớn thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội ra quyết định đầu tư thì trình UBND thành phố Hà Nội mà trực tiếp là phòng thẩm định thuộc Sở KH&ĐT sẽ chủ trì và mời các sở ban ngành có liên quan như Sở Xây Dựng, Sở Tài Chính, Sở Tài Ngun Mơi Trường…. tham gia vào hội đồng thẩm định. Sau khi có ý kiến của hội đồng thẩm định, đơn vị lập BCKT sẽ điều chỉnh và trình cho chủ đầu tư trình chủ đầu tư trình sở KH&ĐT và UBND thành phố Hà Nội ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

+ Căn cứ thẩm định dự án: việc thẩm định dự án ở BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín dựa vào các văn bản, quy định về quản lý đầu tư xây dựng như: Nghị định 59/2015 ngày 18/06/2015 quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 nêu rõ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng: Bảo đảm đầu tư xây dựng cơng trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa

của từng địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phịng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng; Nghị định số 47/2014/NĐ – CP ngày 1505/2014 về quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng trong cơng tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì cơng trình xây dựng và giải quyết sự cố cơng trình xây dựng; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 60 Luật Xây dựng; Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu; Nghị định 63/2014/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn Luật đấu thầu của Chính phủ ban hành ngày 26/06/2014 quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu khi thực hiện các gói thầu của Luật đấu thầu; Thơng tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình; Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc cơng bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình; Ngồi ra cịn có các văn bản khác như: Các tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng đường dân sinh như: Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn TCXDVN 33-2006, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 05:2008/BXD, Nhà ở và các cơng trình cơng cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe, Quy chuẩn Việt Nam số 06:2010/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và cơng trình....và các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác có liên quan. Các định mức, báo giá quy phạm của của ngành, Chính phủ đã chính thức ban hành để thực hiện, các ý kiến của các cơ quan chuyên ngành liên quan.

- Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN: nội dung thẩm định dự án/cơng trình của Ban trong thời gian qua bao gồm các nội dung nhận xét như sau: cơ sở pháp lý và tài liệu dùng trong thẩm định, chất lượng hồ sơ và tổng mức đầu tư, kết quả thẩm định, kết luận kiến nghị. Tuy nhiên việc đánh giá các nội dung này cũng chỉ mang tính tương đối để làm sao

tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật.

+ Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Nhìn chung, việc thẩm định nội dung này được thực hiện đầy đủ và khá tốt do có đầy đủ các căn cứ pháp lý và trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực và đây là nội dung thẩm định cơ bản và cần thiết cho tất cả các dự án. Tuy nhiên nội dung này các cán bộ thẩm định chỉ nêu các văn bản, hồ sơ làm cơ sở để thẩm định, chứ khơng nhận xét xem hồ sơ dự án có đáp ứng theo quy định.

+ Thẩm định chất lượng hồ sơ và tổng mức đầu tư: trong phần này cán bộ thẩm định chỉ nêu tổng mức đầu tư được lựa chọn tính tốn hợp lý, phù hợp với các thông số kỹ thuật - công nghệ dùng để thiết kế cơng trình giao thơng, điều kiện tài chính của Chủ đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương; cơ sở xác định các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư được tính tốn trên cơ sở các văn bản pháp lý của Nhà nước quy định, có áp dụng thực tiễn tại địa phương; hồ sơ dự án đầu tư đầy đủ các điều kiện để thẩm tra theo quy định hiện hành.

+ Về kết quả thẩm định: cán bộ thẩm định chỉ nêu ra các chi phí của dự án, kết quả thẩm định tăng hay giảm, nguyên nhân tăng giảm.

+ Về kết luận kiến nghị: dựa trên các vấn đề thẩm định nêu trên, trong phần kết luận và kiến nghị, cán bộ thẩm định kết luận dự án đáp ứng các quy định của pháp luật, đề nghị chủ đầu tư phê duyệt.

- Phương pháp thẩm định dự án: Thời gian qua, BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín thực hiện thẩm định chủ yếu vẫn mang tính chất kinh nghiệm trên cơ sở trình độ, kỹ năng của cán bộ. Phương pháp chung để tiến hành thẩm định được cán bộ thực hiện là so sánh, đối chiếu nội dung của dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi Pháp luật (Luật XD, Đầu tư, các Nghị định, Thông tư, các Văn bản liên quan..). Đối với phương pháp thẩm định cụ thể để tiến hành thẩm định được cán bộ thực hiện trong thời gian qua là: phương pháp đối chiếu, so sánh truyền thống các nội dung cũng như các chỉ tiêu của dự án dựa hoàn toàn trên các số liệu được nêu trong hồ sơ dự án của tư vấn lập với các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước.

Kết quả điều tra khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ đối với công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín cho thấy tuy phần lớn các ý kiến cho rằng công tác thẩm định là

đúng quy trình nhưng thời gian thẩm định còn kéo dài, kết quả thẩm định cịn nhiều ý kiến cho rằng khơng khách quan (Bảng 4.27).

Bảng 4.27. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín

TT Chỉ tiêu (n=90) Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) 1 Cơng tác thẩm định đúng quy trình 74 82,22 16 17,78

2 Thời gian thẩm định nhanh chóng 19 21,11 71 78,89

3 Kết quả thẩm định khách quan 34 37,78 56 62,22

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Như vậy ta thấy rằng khâu lập, thẩm định và phê duyệt dự án còn nhiều hạn chế cả về mặt khách quan lẫn chủ quan. Việc xác định chủ trương đầu tư, quy mơ và tính chất đầu tư chưa có sự thống nhất giữa các phịng, ban ngành gây khó khăn cho đơn vị tư vấn trong lập dự án, phải thay đổi thiết kế, dự toán, thời gian chuẩn bị đầu tư kéo dài. Do vậy tiến độ hoàn thành thủ tục triển khai các dự án được tập trung chỉ đạo đôn đốc thường xuyên song tỷ lệ thực hiện kế hoạch hàng năm chưa cao. Có nhiều dự án chưa chọn được tư vấn làm việc có hiệu quả, trách nhiệm, hồ sơ tư vấn cịn sơ sài, nội dung thiếu thực tế. Cán bộ của BQLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín chưa đồng đều, nhiều cán bộ chưa đầu tư thời gian nghiên cứu dự án trước khi duyệt do đó có rất nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện dự án. Năng lực của địa phương cịn yếu, dung túng trong triển khai thủ tục, trình tự, chất lượng các dự án được lập chưa cao.

Thời gian thẩm định của một số dự án kéo dài so với quy định do việc phối hợp giữa cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ, các cơ quan chưa thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)