Cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 91 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao

4.2.1. Cơ chế, chính sách

Đứng trước yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng thơn, phát triển đường giao thông đang là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thường Tín và UBND huyện Thường Tín nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như hệ thống đường giao thơng huyện Thường Tín đã cơ bản thay đổi. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng thơn, phát triển hệ thống đường giao thơng đang là u cầu cấp thiết và có tính chất sống cịn đối với xã hội. Đây chính là tiền đề để thành phố Hà Nội cũng như huyện Thường Tín tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn trong thời gian tới.

Tuy nhiên việc thực hiện quản lý đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN còn khá nhiều bất cập. Nguyên nhân xuất phát từ sự mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định về quản lý của Nhà nước. Hiện nay, việc quản lý đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN cần phải căn cứ rất nhiều Luật, Nghị định và Thông tư như: Trong quản lý dự án có Luật xây dựng số 50/QH 13/2014 và 6 Nghị định của Chính Phủ, 7 thơng tư hướng dẫn của các Bộ, ngành; Trong Quy hoạch xây dựng có Nghị định số 44/2015/NĐ-CP, thông tư số 12/2016/TT-BXD; Trong quản lý chi phí có nghị định số 32/2015/NĐ-CP và 7 thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan như bộ Tài chính, bộ Xây dựng, bộ Lao động TBXH…; Trong quản lý đấu thầu có Luật đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định số 30/2015/NĐ-CP và Nghị định 63/2014/NĐ-CP và 7 thông tư hướng dẫn của Bộ kế hoạch và đầu tư. Ngoài ra trong quản lý hợp đồng xây dựng còn phải chịu sự quản lý của Luật thương mại 2015, bộ luật dân sự 2015 cùng hàng loạt các Nghị định, thông tư hướng dẫn. Có thể thấy, việc quản lý đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN đang chịu sự ràng buộc của rất nhiều quy định của pháp luật gây khó khăn cho q trình quản lý. Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát các cán bộ làm công tác quản lý thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.23. Đánh giá về cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN tại huyện Thường Tín

TT Chỉ tiêu (n=90) Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) 1 Các quy định còn chồng chéo 66 73,33 24 26,67

2 Văn bản quy định chưa chi tiết, khó

thực hiện 54 60,00 36 40,00

3 Văn bản thiếu tính ổn định, thường xuyên thay đổi

64 71,11 26 28,89

4 Nhiều quy định còn bất hợp lý 63 70,00 27 30,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy có đến 59 ý kiến (tương ứng 73,75% ý kiến) cho rằng các quy định trong quản lý đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN cịn chồng chéo. Có 48 ý kiến tương ứng 60% cho rằng văn bản quy định chưa chi tiết, khó thực hiện, 53 ý kiến tương ứng 66,25% cho rằng nhiều quy định còn bất hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 91 - 92)