Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 44)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thường Tín là một huyện đồng bằng nằm phía Nam của Thành phố Hà Nội, có vị trí quan trọng nằm trên trục giao thông quốc lộ 1A, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ranh giới huyện Thường Tín được xác định:

+ Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì + Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên.

+ Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên, Hà Nội. + Phía Tây giáp huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Diện tích tự nhiên của huyện là 127,9 km2, với 28 xã và 01 thị trấn, 169 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố, dân số khoảng 240.000 người. Trung tâm của huyện là thị trấn Thường Tín cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 18km về phía Bắc theo quốc lộ 1A.

Nằm giữa hai con sông là sông Nhuệ và sông Hồng, Thường Tín có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng. Độ dốc tự nhiên theo hướng Bắc xuống Nam, địa hình thấp nên Thường Tín phải chú ý đến việc thoát nước trong mùa mưa lũ. Độ cao so với mực nước biển từ 5- 8 m. Sự thiếu hụt bồi tích của hệ thống sông đã làm cho bề mặt địa hình của phần lớn đồng bằng trong đồng thấp hơn bề mặt của bãi bồi ngoài đê và thường bị úng lụt vào mùa mưa. Vùng đất ngoài bãi nằm dọc theo triền sông lớn có hiện tượng xói lở, chia cắt làm cho bề mặt luôn thay đổi về hình dạng cũng như diện tích khu đất này. Vùng đất trong đồng là đất phù sa cũ được hình thành trên nền trầm tích thuộc thời kỳ thứ 3, 4 có khả năng chịu nén tốt. Khác với đất phù sa mới chủ yếu mới bồi tụ từ phù sa Sông Hồng nên nền đất yếu hơn vùng trên.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Thường Tín nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí nhiệt đới gió mùa khu vực bắc bộ. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông khô lạnh. Mùa mưa bắt đầu tháng 5 đến tháng

10, tập trung khoảng 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ lạnh, ít mưa. Lượng mưa 1500 - 1600ml, đây là lượng mưa trung bình tuy nhiên do thường tập trung nhiều nhất trong tháng 8, 9 nên có thể gây gập lụt ở một số nơi.

Ngoài 2 con sông chính là sông Hồng và sông Nhuệ còn một số hồ đầm lớn ở các xã như Vạn Điểm, Chương Dương, Ninh Sở, Lê Lợi… Đoạn sông Nhuệ chảy qua huyện có chiều dài khoảng 17km chạy dọc phía tây huyện là ranh giới giữa Thường Tín với huyện Thanh Oai, huyện Phú Xuyên và Thành phố Hà Nội. Sông Nhuệ đóng vai trò là con sông lấy nước cho khu vực đồng ruộng của các xã ven sông, giao thông đường thủy rất hạn chế.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Huyện Thường Tín có hệ thống giao thông Quốc gia chạy dọc trung tâm huyện như đường Quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Chạy ngang huyện là tuyến đường huyện lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (Hồng vân) qua cầu vượt Khê Hồi đến thị trấn Thường Tín sang phía tây huyện và huyện lộ 429 (73 cũ) từ thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến ngã ba Đỗ Xá giao với quốc lộ 1A cũ. Trên huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam dài gần 20 km với 3 nhà ga (Thường Tín, Chợ Tía và Đỗ Xá). Cùng với tuyến đường thủy trên sông Hồng và sông Nhuệ qua Tứ Dân, Khoái Châu, Phố Nối và thành phố Hưng Yên (với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm). Đây là điều kiện hết sức thuận lợi của Thường Tín trong việc liên kết kinh tế, giao lưu hàng hóa với trung tâm Thủ đô và huyện khác thuộc thành phố và các huyện lân cận.

Thêm vào đó, Thường Tín có bề dày văn hóa lịch sử lâu đời và có nhiều làng nghề truyền thống ... nên đã tạo điều kiện thuận lợi để Thường Tín vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Trong lĩnh vực công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp có sự tăng trưởng vững chắc. Một số ngành nghề truyền thống như: sơn mài, tiện gỗ, thêu tay, sản xuất chăn ga, gối, đệm, đồ mộc cao cấp, giày da,... là những nghề đem lại giá trị kinh tế cao, cùng với đó là các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tiếp tục xây dựng và củng cố, đầu tư hoạt động sản xuất, ... điều này khiến tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ngày một tăng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 18,74 triệu đồng/người/năm tăng gấp 1,5 lần so với năm 2013 (đạt 12,44 triệu đồng/người/năm).

Về sản xuất nông nghiệp, huyện Thường Tín đã cơ cấu lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy các lợi thế của địa phương. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2010, định hướng 2015, đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá, quy hoạch những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi tập trung, sản xuất rau an toàn, vùng hoa cây cảnh với tổng diện tích đã chuyển đổi 649 ha. Huyện đã đầu tư kinh phí 23 tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng và có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn, giống và kỹ thuật. Qua đó, nền sản xuất nông nghiệp của huyện bước đầu phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại hóa. Giá trị sản xuất bình quân tăng 3,3%; Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 93 triệu đồng/ha/năm; Sản lượng lương thực trên 71.000 tấn/năm. Tổng diện tích lúa vụ xuân 2014 của huyện đạt 5.600 ha, đạt năng suất bình quân 64,1 tạ/ha. Huyện đã thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp với tổng kinh phí 1,2 tỷ đồng. Năm 2014, toàn huyện đã giảm được 1.294 hộ nghèo, hiện còn: 2.483 hộ nghèo chiếm 4% trên tổng số hộ.

Lĩnh vực công nghiệp, trong giai đoạn 2012 đến năm 2015, huyện Thường Tín đã tiến hành đầu tư xây dựng thêm Cụm công nghiệp Quất Động mở rộng với diện tích 43,4 ha; Đến nay, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy là 77,4%. Thường Tín hiện có 126 làng nghề thủ công, trong đó có 46 làng được công nhận làng nghề cấp thành phố, đã giải quyết việc làm cho 28.929 lao động, mức thu nhập bình quân năm 2014 trong làng nghề đạt 2,3 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu của các làng nghề được công nhận đạt 3.629,5 tỷ đồng, giá trị sản xuất chiếm hơn 50% giá trị công nghiệp toàn huyện. Năm 2014, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước thực hiện 5.993,4 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2013; Tổng giá trị thương mại-dịch vụ đạt trên 4.411 tỷ đồng, tăng 12 % so với năm 2013.

- Thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới đến nay, huyện đã hoàn thành và phê duyệt đề án NTM cấp huyện, 28 đề án cấp xã và 28 đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã của Huyện; xã Nhị Khê thực hiện điểm xây dựng nông thôn mới đã đạt được 19/19 tiêu chí; 03 xã cơ bản đạt (18 tiêu chí) và 10 xã đạt trên 14 tiêu chí.

- Cùng với phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, huyện Thường Tín thường xuyên quan tâm thực hiện tốt, đời sống văn hóa tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng

lên rõ rệt. Cuộc vận động “Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai sâu rộng và có hiệu quả. Chất lượng làng văn hóa, gia đình văn hóa từng bước được nâng cao; các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và phát huy giá trị, đặc biệt làm tốt công tác quản lý và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống của huyện… Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Năm 2014, huyện đã có 85,6% hộ đạt gia đình văn hóa; có 95/169 làng đạt danh hiệu văn hoá; có 118/169 nhà văn hóa làng xây mới, cải tạo và hoàn thành và đưa vào sử dụng. Kết quả sau 5 năm thực hiện kết luận Hội nghị TW6 (Khóa X) và Nghị quyết số 15 của Quốc hội (Khóa XII) về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, huyện Thường Tín đã có sự chuyển biến rõ rệt về kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn có nhiều khởi sắc, góp phần xây dựng thủ đô Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại.

3.1.3. Đánh giá chung

Qua phân tích đặc điểm địa bàn nghiên cứu, có thể rút ra một số nhận xét về thuận lợi, khó khăn trên địa bàn huyện như sau:

* Thuận lợi cơ bản

Bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đến nay huyện Thường Tín đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác ở ngoại thành Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội huyện Thường Tín với tốc độ cao và ổn định. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá là lợi thế rất cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

*Khó khăn chủ yếu

Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu một số nội dụng chuyên sâu về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, tôi đã chọn 4 công trình giao thông huyện gồm công trình

đường liên xã Chương Dương – Lê Lợi, đường liên xã Thống Nhất – Vạn Điểm, đường liên xã Vân Tảo – Ninh Sở, đường liên xã Chương Dương – Quất Động và 2 công trình giao thông xã gồm công trình đường trục xã Hà Hồi, đường trục xã Vân Tảo làm điểm nghiên cứu.

Ngoài ra tôi còn tiến hành phỏng vấn đại diện của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: phòng quản lý đô thị, phòng tài chính kế hoạch, phòng kinh tế...; đại diện các nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn xây dựng trên địa bàn huyện Thường Tín.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Bảng 3.1. Bảng thu thập thông tin thứ cấp

TT Thông tin thu thập Nguồn thu thập Phương pháp thu thập

1 Cơ sở lý luận, thực tiễn ở

trong nước và thế giới Sách, báo, luận án, luận văn, Internet có liên quan Tra cứu và chọn lọc thông tin 2 Số liệu về đặc điểm địa bàn

nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.

Bản thống kê của các phòng ban liên quan và tư các xã thị trấn

Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết cuối năm

3 Số liệu các dự án giao thông

trên địa bàn huyện Bản thống kê của các phòng ban liên quan và tư các xã thị trấn

Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết cuối năm

4 Số liệu về tình hình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện

Bản thống kê của các phòng ban liên quan và tư các xã, thị trấn

Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết cuối năm và Các báo cáo giám sát đánh giá thực hiện đầu tư 5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá

trình quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn huyện

Các yếu tố về chính sách pháp luật, các yếu tố về bộ máy QLNN, các yếu tố về đối tượng QLNN. Các nghiên cứu có trước Nguồn: Tác giả (2019)

Thu thập các báo cáo kết quả triển khai các công trình trên địa bàn huyện Thường Tín trong giai đoạn 2016-2018 như: Các báo cáo giám sát đánh giá thực hiện đầu tư hàng năm của các công trình, các báo cáo tổng kết kinh tế- xã hội các năm 2016 đến 2018....

Các dữ liệu này thu thập tại các phòng, ban, đơn vị liên quan như ở huyện. Cách thu thập: tìm, đọc, phân tích, trích dẫn.

3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra

TT Đối tượng mẫu Số Nội dung điều tra Mục đích điều tra

1 Thành phố Hà Nội: Phòng quản lý vốn ngân sách Nhà nước thuộc Sở Kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội; Phòng kế hoạch tổng hợp thuộc Sở giao thông vận tải Hà Nội.

4

- Đánh giá về công tác quản lý đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN: quy hoạch đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN; lập kế hoạch bố trí vốn; lập dự án đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; giải phóng mặt bằng; chi phí đầu tư xây dựng CTGT; thanh quyết toán; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; - Đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý NN về đầu tư XD CTGT bằng vốn NSNN; - Đánh giá về cơ chế chính sách trong đầu tư XD CTGT bằng vốn NSNN;

- Đánh giá về sự phối hợp trong quản lý đầu tư XD CTGT bằng vốn NSNN. - Tìm ra những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý NN về đầu tư XD CTGT bằng vốn NSNN; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đầu tư XD CTGT bằng vốn NSNN; 2 Đại diện lãnh đạo UBND

huyện Thường Tín 3

3 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường

Tín 11

4 Phòng quản lý đô thị huyện

Thường Tín 7

5 Phòng Tài chính Kế hoạch

huyện 2

6 Kho bạc NN huyện 3

7 Cán bộ giao thông- xây dựng + Cán bộ tài chính 29

xã thị trấn. 58

8 Công ty xây dựng tham gia và quá trình đầu tư xây dựng CTGT huyện Thường Tín

20

- Đánh giá công tác quản lý

đấu thầu các dự án đầu tư XD CTGT bằng vốn NSNN; - Đánh giá công tác quản lý tiến độ thi công các dự án đầu tư XD CTGT bằng vốn NSNN;

- Đánh giá công tác quản lý chất lượng CTGT đầu tư bằng vốn NSNN.

Tổng số mẫu 110

Nguồn: Tác giả (2018)

Các dữ liệu này thu thập từ các cán bộ lãnh đạo UBND huyện Thường Tín, các phòng: Tài chính – Kế hoạch, Quản lý đô thị, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín, các đơn vị tham gia thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn huyện...

Các dữ liệu này được thu thập bằng cách: điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên các cán bộ tham gia quản lý nhà nước lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông thuộc các phòng ban của huyện, các cán bộ phụ trách giao thông- xây dựng của các xã điều tra số liệu... và người đại diện đơn vị quản lý và sử dụng sau khi kết thúc dự án.

Tùy theo số lượng cán bộ các phòng ban từ cấp huyện đến các xã mà tác giả lựa chọn số lượng điều tra sao cho phù hợp đảm bảo được lượng thông tin đủ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin cần thu thập được thể hiện qua các phiếu điều tra, các báo cáo và số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel.

3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu phân tích số tương

đối, số bình quân, số tuyệt đối để phân tích qui mô, cơ cấu đầu tư các công trình xây dựng giao thông.

* Phương pháp so sánh: Dựa trên các tham số thống kê phản ánh quy mô,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)