Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng từ
thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chương trình xây dựng cơng trình giao thơng luôn được quan tâm và ưu tiên thực hiện mặc dù vốn ngân sách vẫn còn
hạn hẹp. Nhận thức được tầm quan trọng của cơng trình giao thơng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, các địa hương xác định công tác tuyên truyền là khâu then chốt, phải làm sâu rộng để nâng cao nhận thức trong nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước. Tiếp đó, UBND các huyện tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến tận thơn; ln coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, xã, thôn. Đối với cấp xã đã có những cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã, khơng rập khn, máy móc. Đặc biệt trong q trình triển khai tại các huyện, xã ln đảm bảo sự công khai, minh bạch, tuân thủ chủ trương “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu các cấp, các ngành, các chủ đầu tư cần thực hiện đầy đủ các giải pháp đã đề ra; trong đó đối với các chủ đầu tư và UBND các huyện, thị xã, thành phố cần rà sốt lại tiến độ các dự án và có kế hoạch giải ngân cụ thể đối với từng dự án, gói thầu trong những tháng cuối năm 2018. Tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong cơng tác giải phóng mặt bằng. Tổ chức nghiệm thu, lập phiếu giá để thanh toán, đến 30/11/2018 phải giải quyết xong 90% việc hồn ứng đối với các dự án có số dư ứng lớn, hoàn ứng chậm và kéo dài. Đối với khối sở, ngành; về vai trò của Phòng Kế hoạch và Đầu tư cần tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng các cơng trình xây dựng, Phịng Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các phòng ban, ngành khác thực hiện xây dựng quy chế quản lý, sử dụng cơng trình sau đầu tư; tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động tư vấn xây dựng; Phòng Kế hoạch và Đầu tư cần kiểm tra, theo dõi công tác đấu thầu trên địa bàn huyện để kịp thời xử lý nếu có vi phạm; đồng thời, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND huyện. Phịng Tài chính và Kho bạc Nhà nước huyện cần tiếp tục rà soát các nguồn vốn sắp xếp nhiệm vụ chi, nguồn tăng thu, dự phịng ngân sách tỉnh và kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ.
Đối với các chủ đầu tư và UBND các xã cần khẩn trương triển hồn thành cơng tác lập, thẩm định và trình phê duyệt DAĐT đối với các dự án dự kiến khởi cơng mới năm 2018 đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và phải hoàn thành trước ngày 31/10/2019. Khắc phục việc đầu tư dàn trải và nợ đọng như hiện nay. Với các phịng quản lý cơng trình xây dựng chun ngành,
chủ tịch UBND huyện yêu cầu các đơn vị này cần chủ động phối hợp với các chủ đầu tư khẩn trương tổ chức thẩm định và trình duyệt đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách khởi cơng mới từ năm 2018 đã có đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định (UBND huyện Vũ Thư, 2018).
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Hạ Long là địa phương được các phương tiện thơng tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nước ở lĩnh vực xây dựng cơng trình giao thơng. Qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý xây dựng trên địa bàn Thành phố Hạ Long có những nét nổi trội, cụ thể:
Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý xây dựng của Trung Ương ban hành, UBND Thành phố Hạ Long đã cụ thể hóa các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của Hạ Long là UBND Thành phố đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai xây dựng từ xin chủ trương và chọn địa điểm xây dựng; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án; thanh tốn chi phí lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự tốn; thiết kế tổng dự tốn, bố trí và đăng ký vốn đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn xây dựng; nghiệm thu cơng trình đưa vào sử dụng; đến thanh quyết tốn và bảo hành cơng trình. Gắn với các bước theo trình tự bên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết cơng việc của Nhà nước đã tạo bước đột phá của Hạ Long trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.
Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, cơng trình của Trung Ương cũng như của các địa phương chậm tiến độ gây lãng phí và một phần thất thốt vốn do ách tắc ở khâu này. Hạ Long là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:
Thứ nhất: UBND Thành phố đã ban hành được bản quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với thu hồi đất để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND Thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này được dựa trên logic: Khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện môi trường sống của khu vực này thì người được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ hoạt động xây dựng của Nhà nước phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.
Thứ hai: Ngoài định chế đền bù chi tiết và cụ thể, Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long rất coi trọng công tác tuyên truyền của Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối khơng thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố Hạ Long đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình triển khai cơng tác tun truyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm hỗ trợ cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn xây dựng cơng trình giao thơng của NSNN nói chung.
Thứ ba: Trong cơng tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù giải phóng mặt bằng thì vai trị, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Thực tế vai trò trách nhiệm của cá nhân chủ tịch UBND Thành phố Hạ Long thể hiện qua xử lý cơng việc cịn vướng mắc với dân bằng giải pháp cá nhân. Chủ tịch đối thoại trực tiếp với dân theo từng nội dung công việc còn vướng mắc, đồng thời giải quyết trực tiếp cho các đối tượng trên cơ sở quy định của pháp luật. Hình ảnh cá nhân Chủ tịch Thành phố Hạ Long giải quyết công việc trực tuyến với cơng dân được phát sóng qua Đài truyền hình Việt Nam và trực tuyến trên internet đã chứng minh điều đó. Xử lý cơng việc trực tiếp với công dân của cá nhân Chủ tịch đối với các vấn đề cịn vướng mắc, một mặt nó tác động tới niềm tin của dân đối với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mặt khác nó gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức
và viên chức không ngừng trau dồi chất lượng nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng u cầu cơng việc (Nguyễn Mạnh Hà, 2012).
2.2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thơng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Ngay khi bước vào kế hoạch thực hiện xây dựng công trình đường giao thơng, chính quyền và người dân địa phương tại khắp các xã của huyện Tứ Kỳ đều nỗ lực, chung sức tạo nên một khí thế sơi nổi. Huy động mọi nguồn lực để thực hiện với những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn. Tất cả các địa phương đều hưởng ứng phát động phong trào, vận động hiến đất, ngày công, vật liệu….
Các địa phương trên địa bàn huyện luôn thực hiện tốt công tác quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát” tích cực huy động mọi nguồn lực, trong đó lấy nguồn lực từ dân là chính để xây dựng hạ tầng cơ sở, nêu cao tính tiên phong gương mẫu của cán bộ để mọi người làm theo.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơng trình đã được phê duyệt và khắc phục tình trạng đầu tư tràn lan, đầu tư xây dựng rồi khơng có vốn hồn trả..., huyện đã thực hiện nhiều giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục nợ đọng. UBND huyện chỉ đạo duy trì thường xun chế độ giao ban XDCB nói chung và XD CTGT nói riêng hàng quý để đôn đốc thực hiện. Đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra và trực tiếp làm việc với các ngành, chủ đầu tư một số cơng trình trọng điểm, dự án lớn nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơng trình.
Kiên quyết yêu cầu thực hiện theo hướng bố trí vốn tập trung, tăng cường công tác quản lý đầu tư từ NSNN, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước. Tăng cường trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý và thực hiện công tác ĐTXDCB trên địa bàn. Kiên quyết thực hiện điều chỉnh vốn các dự án chậm tiến độ. Kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh dự án. Chỉ được điều chỉnh dự án khi đảm bảo khả năng cân đối của ngân sách cấp mình quản lý để thực hiện trong các trường hợp được quy định tại Luật Đầu tư công. Thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định. Không cho phép doanh nghiệp tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tư, thi công dự án khi chưa được bố trí vốn làm phát sinh nợ đọng. Chỉ tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu đã được bố trí vốn. Chỉ
thực hiện khối lượng cơng việc trong phạm vi kế hoạch vốn đã phân bổ, phê duyệt. Nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và thực hiện không tốt để làm phát sinh nợ đọng, phê duyệt chủ trương đầu tư không đúng thẩm quyền và chưa xác định được nguồn vốn cũng như khả năng cân đối vốn; phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư không thuộc đối tượng được điều chỉnh, quyết định đầu tư khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, tổ chức lựa chọn nhà thầu không đúng với quy định...
Ngoài ra UBND huyện cũng yêu cầu tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc quản lý và thực hiện kế hoạch đầu tư công từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt, giao triển khai thực hiện dự án đầu tư; quản lý sử dụng vốn đầu tư... cho đến khâu quyết tốn cơng trình, bàn giao đưa vào sử dụng, duy tu, bảo dưỡng cơng trình.
* Một số biện pháp quản lý dự án đầu tư hạ tầng nông thôn ở địa phương: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác bồi thường giải tỏa theo hướng tăng cường quản lý quy hoạch, một số quy hoạch công nghiệp và dân cư. Huyện sẽ tiến hành thu hồi đất, tiến hành đền bù, giải tỏa trước khi có chủ đầu tư hạ tầng huy động các nguồn vốn ngân sách ứng trước để xây dựng quỹ nhà đất phục vụ tái định cư. Tăng cường giám sát đồng thời phân cấp mạnh hơn cho UBND các xã trong công tác phê duyệt phương án đền bù và tiến hành đền bù giải tỏa.
Thứ hai, xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm sốt, bảo vệ mơi trường. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, giải pháp lâu dài là ngăn chặn về cơ bản mức độ ô nhiễm, phục hồi suy thối và nâng cao chất lượng mơi trường, trước mắt chú trọng việc phòng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm.
Thứ ba, tăng cường năng lực cho các Ban Quản lý các dự án Nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về xây dựng, thông qua phát triển giáo dục, đào tạo bồi dưỡng. Kiện toàn lại các Ban Quản lý các dự án XD trên toàn huyện, thành lập các Ban Quản lí các dự án XD theo chuyên ngành và Ban Quản lý khu vực (Vũ Thị Thu Giang, 2017).