Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 52 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn

4.1.1. Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơng

NƯỚC TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơng trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

4.1.1.1. Xây dựng quy hoạch

Quy hoạch là sự sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ, vùng xác định. Quy hoạch là bố trí, cân đối các nguồn lực xã hội và phân công lại lao động xã hội hợp lý giữa các địa phương trong tỉnh, do đó quy hoạch phải đi trước một bước, nhất là quy hoạch đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng.

Những năm qua cơng tác quy hoạch xây dựng nói chung và quy hoạch đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng nói riêng tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã được các cấp, các ngành quan tâm xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và kinh tế - xã hội của huyện. Các đồ án quy hoạch đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng đã kế thừa, bổ sung, cập nhật và tích hợp các quy hoạch có liên quan như quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phát triển công nghiệp,... để đảm bảo cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín đã chỉ đạo các cấp, các ngành bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện để xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng từ các nguồn vốn nói chung, vốn NSNN nói riêng. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch đầu tư đã được kế hoạch hóa thành các chương trình, dự án cụ thể. Cơng tác quy hoạch ĐTXD CTGT cũng có bước tiến đáng kể và ngày càng hoàn thiện, đã tập trung vào những cơng trình trọng điểm, cấp thiết nhằm phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín.

Ngồi ra, UBND huyện Thường Tín cũng đã chỉ đạo thực hiện tốt cơng tác quản lý, kiểm tra thực hiện quy hoạch, các dự án ĐTXD CTGT đều phải phù hợp với quy hoạch ĐTXD CTGT được phê duyệt. Các chiến lược, quy hoạch đã thường xuyên được rà soát, cập nhật, điều chỉnh cho sát với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Chất lượng lập quy hoạch đã được nâng cao, bám sát thực tế hơn, khả thi hơn, góp phần nâng cao hiệu quả ĐTXD CTGT từ NSNN.

Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2018, UBND huyện Thường Tín đã rà sốt, trình phê duyệt và ban hành một số quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch liên quan đến ĐTXD CTGT từ NSNN như:

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 và được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1892/QĐ-UBND ngày 24/11/2014, làm căn cứ để triển khai xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực (Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thường Tín đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn đến năm 2025; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch phát triển công nghiệp; Quy hoạch chi tiết các khu đô thị; quy hoạch chung xây dựng các xã, phường, thị trấn...). Trên cơ sở các quy hoạch ngành, lĩnh vực được duyệt, huyện Thường Tín đã tập trung bố trí các nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng điểm.

Quy hoạch ĐTXD CTGT từ NSNN huyện Thường Tín, giai đoạn 2015- 2018 và định hướng đến năm 2025, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ, mục tiêu ĐTXD CTGT từ NSNN của huyện trong giai đoạn đến năm 2025, cụ thể:

Quyết định 162/QĐ-UBND ngày 19/6/2015 phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển GTVT huyện Thường Tín, giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025. Quyết định đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường giao thông trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Thường Tín, giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025, với nội dung như sau: 100% đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tơng xi măng hóa; đạt cấp V- đồng bằng trở lên, trong đó những tuyến đường huyện có tính chất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương đạt cấp IV- đồng bằng trở lên.

Bảng 4.1. Danh sách CTGT được quy hoạch đầu tư xây dựng từ NSNN huyện Thường Tín giai đoạn 2016 - 2018

TT Tên cơng trình giao thơng được quy hoạch Quyết định phê duyệt

Tổng mức đầu tư (triệu đồng)

1 Đường liên xã Chương Dương – Lê Lợi 315/QĐ-UBND ngày 24/2/2015 15.958 2 Đường trục xã Hà Hồi 387/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 9.970 3 Đường trục xã Vân Tảo 415/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 14.999

4 Đường liên xã Thống Nhất- Vạn Điểm 393/QĐ-UBND ngày 18/4/2015 19.395 5 Đường liên xã Vân Tảo – Ninh Sở 409/QĐ-UBND ngày 03/5/2015 20.840 6 Đường liên xã Chương Dương – Quất Đông 114/QĐ-UBND ngày 24/4/2016 11.034 7 Đường Dũng Tiến – Nghiêm Xuyên 476/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 13.458

8 Đường trục xã Văn Bình 621/QĐ-UBND ngày

29/10/2016

8.934

9 Đường trục xã Tự Nhiên ngày 12/2/2017 98/QĐ-UBND 11.259 10 Đường nối tỉnh lộ 429 đến xã Minh Cường 132/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 21.357

11 Đường liên xã Liên Phương – Vân Tảo 735/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 11.378 Nguồn: Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện Thường Tín (2018)

Qua nghiên cứu các bản quy hoạch đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín cho thấy:

- Đánh giá được các đặc điểm chung, riêng, điểm yếu, lợi thế của địa phương làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch;

trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Phân tích và so sánh với tiêu chí về nơng thơn mới để đánh giá các yếu tố đã đạt, các yếu tố cần nâng cấp hoặc quy hoạch lại;

- Rà soát các dự án trên địa bàn xã và khu trung tâm xã;

- Khảo sát, đánh giá chi tiết hiện trạng sử dụng đất, cơng trình xây dựng và hạ tầng kỹ thuật trong khu trung tâm xã;

- Xác định hướng phát triển sản xuất của xã trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, các lợi thế và hạn chế của địa phương làm cơ sở đề xuất phương án quy hoạch;

- Xây dựng phương án quy hoạch, xác định nguồn lực và khả năng huy động các nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch;

- Xây dựng phương án quy hoạch, xác định bước đi và giải pháp thực hiện quy hoạch.

- Xác định rõ bước đi và các giải pháp thực hiện quy hoạch. - Xác định rõ nguồn vốn đầu tư.

Bảng 4.2. Kết quả điều tra cán bộ đánh giá công tác quy hoạch đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN huyện Thường Tín

TT Chỉ tiêu (n=90) Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%)

1 Luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành 61 67,78 29 32,22 2 Đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của NN 90 100,00 0 0,00 3 Quy hoạch chi tiết, dễ thực hiện 65 72,22 25 27,78 4 Quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế huyện Thường Tín 57 63,33 33 36,67 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Để có thể đánh giá cụ thể công tác quy hoạch đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín, tác giả tiến hành điều tra điều tra, khảo sát các cán bộ liên quan theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thể như sau:

Theo kết quả khảo sát điều tra ta thấy rằng, trong 90 cán bộ được điều tra thì có 61 ý kiến (chiếm tỷ lệ 67,78%) cho rằng công tác quy hoạch đầu tư xây

dựng CTGT từ NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín trong thời gian vừa qua đã được các cấp, các ngành quan tâm, 100% cán bộ cho rằng việc quy hoạch này là đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của NN, 65 ý kiến (chiếm tỷ lệ 72,22%) cho rằng công tác quy hoạch này chi tiết, dễ thực hiện và 63,33% ý kiến cho rằng quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Thường Tín. Đa số các ý kiến đều cho rằng công tác quy hoạch đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín trong thời gian vừa qua được thực hiện tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến cho rằng cong tác quy hoạch chưa tốt như 32,22% ý kiến cho rằng công tác quy hoạch chưa nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, 27,78% ý kiến cho rằng quy hoạch chưa chi tiết, khó thực hiện, 36,67% ý kiến cho rằng quy hoạch chưa phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Thường Tín. Như vậy, trong thời gian tới để có thể tăng cường tính hiệu quả của công tác quy hoạch đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN, huyện Thường Tín có thể áp dụng các biện pháp như gửi văn bản xin ý kiến của các đơn vị, phòng ban cấp huyện, cấp xã, thị trấn thậm chí là cả ý kiến của người dân để điều chỉnh quy hoạch phù hợp hơn với điều kiện thực tế của địa phương.

4.1.1.2. Cơng tác lập kế hoạch bố trí vốn đầu tư xây dựng CTGT

Kế hoạch là công cụ quản lý kinh tế chủ yếu của nhà nước nhằm đạt được các ý đồ, mục tiêu mong muốn. Kế hoạch đầu tư xây dựng CTGT là tổng hợp các yêu cầu đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN, tác động mạnh mẽ vào các hoạt động trong quá trình đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN, bắt đầu từ khâu chuẩn bị đầu tư đến hoạt động xây lắp và nghiệm thu, đưa vào sử dụng cơng trình. Một kế hoạch được xây dựng tốt, hợp lý là điều kiện tiên quyết để quản lý có hiệu quả đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN.

Công tác lập kế hoạch bố trí vốn đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN trong các năm qua trên địa bàn huyện Thường Tín đã được triển khai sớm, dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hướng của Chính phủ, của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội; của Ban Thường vụ Huyện ủy và Nghị quyết của HĐND huyện; UBND thị xã, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng CTGT. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, HĐND xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất,… hàng năm. Hàng năm, thông qua các kỳ họp HĐND, các chương trình, kế hoạch cơng tác năm của UBND huyện đã xác định và ưu tiên

đầu tư cho các cơng trình, dự án trọng điểm, các cơng trình giao thơng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn đối ứng; các dự án đầu tư xây dựng CTGT nhằm phát triển sản xuất có lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội toàn huyện. Trong các kỳ họp HĐND đã thực hiện việc rà soát thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình dự án ưu tiên đầu tư, hiện trạng các CTGT, khả năng cân đối để phân bổ và bố trí vốn đầu tư các CTGT từ nguồn ngân sách do địa phương quản lý, nhằm mục tiêu thực hiện đúng cơ cấu vốn đầu tư do Chính phủ bố trí cho các dự án và chương trình mục tiêu cũng như chương trình mục tiêu quốc gia. Định hướng đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN ưu tiên những dự án trọng điểm phục vụ sinh hoạt dân cư, phải đảm bảo nguồn ngân sách và cân đối ngân sách của huyện trong năm tài chính, tránh gây thất thốt, lãng phí ngân sách, đầu tư tràn lan, gây thâm hụt ngân sách của huyện.

Kế hoạch bố trí vốn đầu tư xây dựng CTGT là chi phí UBND huyện dự tốn chuẩn bị đầu tư xây dựng các CTGT, là vốn để bắt đầu từ khâu điều tra khảo sát, nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án, thẩm định dự án và ra quyết định đầu tư. Kế hoạch vốn cho đầu tư xây dựng CTGT được phòng Kế hoạch tài chính tham mưu và báo cáo UBND huyện đầu năm. Sau đó trình HĐND huyện thơng qua, báo cáo HĐND cấp tỉnh, cuối cùng là UBND huyện phê duyệt kế hoạch đầu tư.

Vốn đầu tư xây dựng CTGT thuộc nguồn vốn ngân sách huyện được phân bổ như sau:

45

Bảng 4.3. Thực hiện phân bổ vốn đầu tư CTGT bằng vốn NSNN tại huyện Thường Tín

Cơng trình 2016 2017 2018 So sánh (%) Bình quân (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Tổng số vốn đầu tư 19.731 100,00 26.990 100,00 30.136 100,00 136,79 111,66 19.731

Đường liên xã Chương Dương –

Lê Lợi 2.157 10,93 3.902 14,46 7.653 25,39 180,90 196,13 2.157

Đường trục xã Hà Hồi 1.317 6,67 3.245 12,02 4.356 14,45 246,39 134,24 1.317

Đường trục xã Vân Tảo 5.430 27,52 4.214 15,61 3.409 11,31 77,61 80,90 5.430

Đường liên xã Thống Nhất - Vạn

Điểm 5.287 26,80 5.258 19,48 4.246 14,09 99,45 80,75 5.287

Đường liên xã Vân Tảo – Ninh Sở 4.090 20,73 6.784 25,14 5.578 18,51 165,87 82,22 4.090

Đường liên xã Chương Dương –

Quất Động 1.450 7,35 3.587 13,29 4.894 16,24 247,38 136,44 1.450

Nguồn: Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Thường Tín (2018)

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng năm 2016 ngân sách huyện cho đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng là 19.731 triệu đồng, trong đó chi cho cơng trình đường trục xã Vân Tảo nhiều nhất là 5.430 triệu đồng và ít nhất là cơng trình đường trục xã Hạ Hồi là 1.317 triệu đồng. Năm 2017 ngân sách chi cho đầu tư xây dựng CTGT toàn huyện là 26.990 triệu đồng, tăng 36,79% so với năm 2016. Và đến năm 2018 ngân sách huyện chi cho đầu tư xây dựng CTGT là 30.136 triệu đồng, tăng 11,66% so với năm 2017. Như vậy trong những năm qua việc đầu tư xây dựng CTGT trên địa bàn huyện Thường Tín ngày càng được chú trọng.

Bảng 4.4. Kết quả điều tra cán bộ đánh giá cơng tác lập kế hoạch bố trí vốn đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN huyện Thường Tín

TT Chỉ tiêu (n=90) Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%)

1 Đúng quy định, nguyên tắc của Chính Phủ 90 100,00 0 0,00 2 Phù hợp tiến độ thực hiện cơng trình 58 64,44 32 35,56 3 Ln bố trí vốn ưu tiên các CTGT trọng điểm 72 80,00 18 20,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Theo kết quả điều tra về đánh giá của cán bộ về cơng tác lập kế hoạch bố trí vốn đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN huyện Thường Tín giai đoạn 2016 – 2018 ta thấy 100% số ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch bố trí vốn được thực hiện đúng quy định, nguyên tắc của Chính phủ. Tuy nhiên có 35,56% ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch bố trí vốn chưa phù hợp với tiến độ thực hiện cơng trình, đây chính là ngun nhân làm cho cơng trình bị thi cơng chậm tiến độ do thiếu vốn và 20% ý kiến cho rằng việc lập kế hoạch bố trí vốn chưa ưu tiên các CTGT trọng điểm trên địa bàn huyện.

4.1.1.3. Quản lý lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN

a. Công tác lập dự án đầu tư xây dựng CTGT

Trên cơ sở quy hoạch và các kế hoạch đã được phê duyệt, công tác lập dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)