1.3.4.1. Kết quả điều tra giáo viên
Câu 1: Theo quý thầy cô, những nguyên nhân nào dẫn đến kết quả môn Hóa của học sinh THPT thấp? (có thể chọn nhiều nguyên nhân)
Bảng 1.13. Nguyên nhân dẫn đến kết quả môn Hóa thấp của học sinh THPT (đánh giá của GV)
STT Nguyên nhân SL %
1 Tài liệu giảng dạy ( phương pháp, lý thuyết, bài tập) dành
cho HS trung bình Ờ yếu còn hạn chế. 35 81,4
2 HS mất căn bản môn hóa từ cấp II. 30 69,8
3 Nội dung kiến thức nhiều, mới mà quĩ thời gian hạn chế không
thể truyền tải hết đến HS. 26 60,5
4 Do khả năng tiếp thu kiến thức của HS hạn chế, học yếu đều các
môn chứ không riêng gì môn Hóa. Điểm đầu vào cấp III thấp. 26 60,5 5 HS chưa chăm học (không soạn bài, làm bài tập về nhà; không
chú ý nghe giảng trên lớp). 25 58,1
6 Nhiều kiến thức trừu tượng, HS khó nhớ bài. 22 51,2 7 Do quĩ thời gian hạn chế nên GV chưa đầu tư tìm các biện pháp
dạy học phù hợp với đối tượng HS trung bình Ờ yếu. 20 46,5 8 CSVC còn thiếu thốn không có điều kiện để thực hiện các thắ
nghiệm chứng minh, thắ nghiệm HS nghiên cứu. 12 27,9 9 Bản thân GV còn thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm đứng lớp, kinh
Nhận xét:
Hầu hết các GV đều đồng ý với các nguyên nhân chúng tôi đưa ra. Trong đó:
- Nguyên nhân từ phắa HS (1,2,3): Theo nhận xét của chúng tôi cũng như trò chuyện với các GV được điều tra; Chúng tôi nhận thấy do ở cấp II, HS chủ yếu tập trung học các môn Toán Ờ Văn Ờ Anh để thi vào cấp III nên lơ là môn Hóa, dẫn đến mất căn bản môn Hóa. Bên cạnh đó, điểm đầu vào của các trường thuộc tốp thấp của thành phố còn thấp nên đa số chất lượng HS chưa cao. HS học yếu nhiều môn, điều này cũng ảnh hưởng đến việc học môn Hóa. Mặt khác, chất lượng học tập thường đi đôi với tác phong kỉ luật, thái độ học tập của HS. Thái độ, ý thức học tập chưa cao, chưa tự giác, chưa có kĩ nãng tự học cũng là những nguyên nhân học yếu môn Hóa.
- Nguyên nhân từ phắa GV (8,9,10): Theo kết quả điều tra, chúng tôi được biết hầu hết các GV đều cho rằng việc dạy học cho đối tượng HS trung bình Ờ yếu là rất khó khăn nhưng do hạn chế về mặt thời gian, các GV còn tất bật với cuộc sống mưu sinh nên chưa đầu tư tìm các biện pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng HS này. Mặt khác, một bộ phận GV nhất là các GV trẻ đã tự nhận xét còn thiếu kinh nghiệm cả về chuyên môn lẫn bản lĩnh đứng lớp cũng góp phần ảnh hưởng đấn kết quả học tập của HS. Ngoài ra, một số GV còn cho biết, do ảnh hưởng của việc xếp loại thi đua cuối kì, cuối năm, ảnh hưởng của bệnh thành tắch nên chưa coi trọng việc đánh giá chất lượng thực của HS, vẫn còn hiện tượng chạy theo thành tắch ảo!
- Một số nguyên nhân khách quan khác (4,5,6,7): Đa số GV và HS đều cho rằng môn Hóa là một môn học khó, có nhiều kiến thức mới, trừu tượng mà quĩ thời gian lại ắt, không đủ để GV truyền tải hết đến HS, CSVC còn thiếu thốn, nhất là tài liệu dành cho đối tượng HS trung bình Ờ yếu còn rất hạn chế cũng góp phần không nhỏ đến kết quả thấp của HS.
- Ngoài ra, một số GV còn đưa ra các nguyên nhân khác như: sĩ số lớp đông với nhiều trình độ HS khác nhau gây khó khăn cho GV trong việc tìm ra PPDH phù hợp; Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa chặt chẽ,Ầcũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS.
Câu 2: Theo quý thầy cô, việc tìm ra biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học cho đối tượng học sinh học yếu môn Hóa có cần thiết hay không?
Bảng 1.14. Tầm quan trọng của việc tìm ra các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học cho đối tượng học sinh học yếu môn Hóa
Tầm quan trọng SL %
Không cần thiết 0 0,0
Cần thiết 15 34,9
Rất cần thiết 28 65,1
Nhận xét:100% GV đều cho rằng việc tìm ra các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả dạy học cho đối tượng học sinh học yếu môn Hóa là điều cần thiết. Đây chắnh là nguồn động viên rất lớn để chúng tôi thực hiện đề tài này.
1.3.4.2. Kết quả điều tra học sinh
Trong 508 HS được điều tra có 392 HS (chiếm 77,2%) tự đánh giá học lực môn Hóa chỉ ở mức trung bình trở xuống và 116 HS (chiếm 22,8%) tự đánh giá học lực môn Hóa đạt loại khá, giỏi.
Kết quả cụ thể như sau:
Câu 1: Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến kết quả môn Hóa thấp? (có thể chọn nhiều nguyên nhân)
Bảng 1.15. Nguyên nhân dẫn đến kết quả môn Hóa của học sinh THPT thấp (tự đánh giá của HS)
STT Nguyên nhân SL %
1 Môn hóa học là môn học trừu tượng, khó hiểu. 287 73,2
2 Mất căn bản môn hóa từ cấp II. 264 67,3
3 Khối lượng kiến thức và bài tập nhiều. 250 63,8 4 Bản thân em chưa chăm học (không soạn bài, làm bài tập
về nhà; không chú ý nghe giảng trên lớp). 241 61,5 5 Giáo viên chưa hệ thống các dạng bài tập. 232 59,2 6 Giáo viên chưa cung cấp phương pháp giải các dạng bài
tập một cách rõ ràng, chi tiết. 231 58,9
7 Giáo viên giảng bài nhanh, em ghi bài không kịp. 223 56,9
8 Em chưa tự giác trong học tập. 197 50,3
9 Giáo viên giảng bài khô khan, khó hiểu làm em không tiếp
thu bài được. 153 39,0
10 Các bạn nói chuyện nhiều làm em không tập trung học tập,
không nghe giảng bài được. 129 32,9
11 Bi quan về kết quả thấp của năm học trước. 95 24,2 12 Em đã rất cố gắng nhưng khả năng của em chỉ có vậy. 75 19,1 13 Em thấy đi chơi vui hơn, em chỉ đi học cho ba mẹ vui lòng. 66 16,8 14 Em không cần học, ba mẹ sẽ lo cho em tất cả. 58 14,8
Theo kết quả điều tra từ phắa HS, chúng tôi nhận thấy có 8 nguyên nhân chắnh (>50%) và 6 nguyên nhân không phải cơ bản. Các nguyên nhân chắnh mà HS đưa ra (từ 1 đến 8) cũng gần giống phắa GV đưa ra. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được một số nguyên nhân khác (từ 9 đến 14) như:
- HS chưa nhận thức đúng về động cơ và mục đắch học tập.
- HS bị mất căn bản kiến thức từ lớp dưới nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới. Từ đó, HS dễ chán nản , bi quan, bê trễ việc học hành.
- Một số HS còn có tư tưởng phụ thuộc vào cha mẹ. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến kết quả học tập của HS.
- Bên cạnh đó, nhiều HS cũng cho rằng phương pháp giảng dạy của GV ảnh hưởng rất lớn đến các em. Các em cho rằng GV giảng bài khô khan, khó hiểu, chưa có hệ thống bài tập phù hợp cũng như cách giải rõ ràng chi tiết cho từng dạng bài tập cụ thể để các em dễ dàng tiếp thu. Và có lẽ do áp lực về thời gian cũng như sự thay đổi, sự đòi hỏi cao hơn ở HS so với cấp II khiến các em cảm thấy GV giảng bài nhanh, các em không phối hợp được việc nghe giảng, ghi chép bài, quan sát, suy nghĩ cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả môn Hóa thấp.
Câu 2: Theo em, những nguyên nhân nào giúp em đạt được kết quả môn Hóa cao?(có thể chọn nhiều nguyên nhân)
Bảng 1.16. Nguyên nhân dẫn đến kết quả môn Hóa cao của học sinh THPT (tự đánh giá của HS)
STT Nguyên nhân SL %
1 Giáo viên giảng bài rất hấp dẫn, dễ hiểu. 58 50,0 2
Giáo viên hướng dẫn các PP tự học rất hiệu quả, như: đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập; Soạn bài trước ở nhà, ghi lại những điều còn thắc mắc để chú ý theo dõi trên lớp.
41 35,3
3 Giáo viên luôn hệ thống các dạng bài tập rất rõ ràng. 59 50,9 4 Giáo viên cung cấp PP giải từng dạng bài tập cụ thể. 67 57,8 5 Giáo viên cung cấp hệ thống bài tập phù hợp với trình độ HS. 59 50,9 6 Ba mẹ rất quan tâm và luôn động viên em học tập. 49 42,2 7 Em rất thắch môn hóa nên em dành nhiều thời gian để học. 71 61,2 8 Em luôn soạn bài và làm bài tập về nhà. 60 51,7 9 Em luôn chăm chú, tập trung nghe giảng trên lớp. 63 54,3 10 Em thường làm thành thạo các bài tập cơ bản rồi mới làm bài
11 Em đi học thêm môn hóa. 65 56,0 12 Em phải học vì em không muốn thua kém bạn bè, anh chị em
trong gia đình. 11 9,5
Nhận xét:
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả môn Hóa thấp, chúng tôi còn tìm hiểu nguyên nhân giúp các HS học tốt môn Hóa để thuận lợi cho việc tìm ra biện pháp phù hợp.
Từ kết quả điều tra, chúng tôi một lần nữa khẳng định tầm ảnh hưởng, tầm quan trọng của PPDH, tài liệu học tập phù hợp mà nhất là nếu bản thân HS biết tự giác, biết tự học, có động cơ học tập đúng đắn sẽ đem đến kết quả học tập tốt.