Những nguyên nhân dẫn đến HS học yếu môn Hóa

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 32 - 35)

Từ kết quả điều tra từ phắa GV, HS và kết quả tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi với các GV đang công tác ở các trường có đối tượng HS phần lớn là trung bình Ờ yếu, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân làm HS học yếu nói chung và học yếu môn Hóa nói riêng.

Những nguyên nhân đó không chỉ xuất phát từ bản thân HS mà có cả những nguyên nhân từ phắa GV, nhà trường, gia đình và xã hội.

Do hạn chế về thời gian cũng như mục đắch của đề tài, chúng tôi xin trình bày những nguyên nhân dẫn đến HS học yếu môn Hóa.

1.4.4.1. Nguyên nhân từ phắa học sinh

- Mất căn bản từ cấp II. HS ở cấp II chỉ học môn Hóa ở lớp 8 và lớp 9. Do tiếp xúc với môn Hóa muộn và môn Hóa là môn học tương đối khó, trừu tượng. Hơn nữa ở những năm cuối cấp II, HS hầu như tập trung học các môn Toán Ờ Văn Ờ Anh để thi vào cấp III nên lơ là môn Hóa, học yếu môn Hóa dẫn đến mất căn bản, không nắm được các kiến thức nền tảng để học tiếp ở cấp III, từ đó dễ rơi vào tâm lắ chán nản, lười học, bỏ học.

- Điểm đầu vào cấp III của HS ở các trường được điều tra tương đối thấp nên học yếu nhiều môn chứ không chỉ riêng môn Hóa; Hơn nữa, Hóa học là môn khoa học tự nhiên, có mối liên quan nhất định với các môn toán, lý. Nếu HS yếu những môn này thì ắt nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập môn hóa.

- Đi đôi với học lực còn yếu, phần lớn HS này còn chưa ngoan, chưa tự giác trong học tập như không soạn bài, làm bài tập về nhà; không chú ý nghe giảng trên lớp,Ầ Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập.

- Bên cạnh đó, có một số ắt HS học yếu mà nguyên nhân là do hạn chế về khả năng, năng lực hoặc sức khỏe. Những trường hợp này cần được sự quan tâm đặc biệt của GV.

- Một nguyên nhân cũng rất cần được quan tâm nữa đó là HS chưa nhận thức đúng về động cơ và mục đắch học tập. Nhiều HS chỉ học trong trong sự bắt buộc, học đối phó, học cho vừa lòng người lớn, cho vui lòng ba mẹ hoặc ỷ lại vào ba mẹ, ỷ lại vào gia đình mà không học nghiêm túc.

1.4.4.2. Nguyên nhân từ phắa giáo viên

- Tài liệu giảng dạy cho đối tượng HS trung bình yếu còn rất hạn chế. Trong khi đó, GV lại chưa dành thời gian, chưa đầu tư nghiên cứu tìm phương pháp dạy học cũng như biên soạn tài liệu giảng dạy cho phù hợp (lý thuyết, hệ thống bài tập, phương pháp giải bài tập,Ầ).

- Một số GV còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chưa thật sự tâm huyết với nghề, việc đổi mới PPDH còn mờ nhạt, chất lượng bài lên lớp chưa tốt.

- Bên cạnh vấn đề chuyên môn, một số GV nhất là các GV trẻ còn thiếu bản lĩnh, thiếu kinh nghiệm đứng lớp. Thực tế cho thấy, HS thường sợ những GV nghiêm khắc nên nghiêm túc trong giờ học, chú ý nghe giảng bài, từ đó dễ hiểu bài hơn và có kết quả học tập tốt hơn.

- Tâm lý GV thường ngán khi nhận lớp có tỉ lệ HS trung bình Ờ yếu cao, ngại tìm hiểu những khó khăn, những nguyên nhân học yếu để có biện pháp khắc phục cho phù hợp.

- Sự phối hợp giữa GV bộ môn, GV chủ nhiệm, phụ huynh HS và các đoàn thể khác chưa tốt.

- Một số GV chưa coi trọng việc đánh giá chất lượng thực của HS, còn có hiện tượng chạy theo thành tắch ảo.

- Ảnh hưởng của công tác đánh giá thi đua: căn cứ đánh giá thi đua trong giáo dục là dựa vào chất lượng dạy học, nhưng hiện vẫn chưa có phương pháp để đánh giá một cách khách quan. Các cấp quản lắ khi đánh giá thi đua của GV thì lấy thành tắch của HS của GV đó làm cơ sở đánh giá thi đua. Đánh giá thi đua nhà trường thì lấy kết quả đánh giá HS của trường đó làm cơ sở đánh giá thi đua. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến một hệ lụy là GV, nhà trường sẽ chạy theo thành tắch, bởi không ai muốn rằng những nỗ lực của mình không được ghi nhận. Chắnh điều đó đã tạo nên thành tắch ảo, nguyên nhân của sự yếu kém.

- Đặc trưng của môn hóa là vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, việc nghiên cứu về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, các phản ứng hóa họcẦ còn trừu tượng, cần sự hỗ trợ bằng các phương tiện dạy học. Nhưng điều kiện CSVC nhiều trường THPT hiện nay còn hạn chế. - Đa số các lớp học đều có số lượng HS đông từ 45 đến 55, với trình độ khác nhau: giỏi - khá - trung bình - yếu - kém. GV thật sự khó khăn trong việc tìm ra phương pháp dạy học chung cho cả lớp cũng như đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tắch cực như dạy học cá thể.

- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Kênh thông tin cung cấp dữ liệu từ nhà trường đến phụ huynh và ngược lại còn hạn chế.

1.4.4.4. Nguyên nhân từ phắa gia đình

- Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều phụ huynh bận rộn với cuộc mưu sinh, chưa quan tâm đúng mực đến việc học tập cũng như sự phát triển về thể chất và tinh thần của con em mình. HS chưa ý thức được trách nhiệm và tầm quan trọng của việc học, thiếu thốn tình cảm, dễ bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội, xao lãng việc học hành. HS không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp trở thành phổ biến, việc tiếp thu bài ở lớp trở nên khó khăn dẫn đến tình trạng lười học, chán học.

- Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhưng lại lúng túng trong việc đưa ra phương pháp phù hợp.

- Gia đình HS gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến trẻ không chú tâm vào học tập. Ngoài ra có một số HS vì sức khỏe yếu, bệnh tật cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập.

1.4.4.5. Nguyên nhân từ phắa xã hội

- Tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, ảnh hưởng của một bộ phận thanh thiếu niên bỏ học, tác động của game online, những tác động xấu của internet do không được định hướng đúng đắn.

- Điều kiện học tập của HS ngày nay khá đầy đủ, ngoài sgk, HS còn được trang bị khá nhiều loại sách tham khảo, sách học tốt, sách nâng cao... Ngoài thời gian học ở trường, HS còn có điều kiện và thời gian học thêm, học kèm ở các thầy cô giáo. Kết quả không mong muốn là HS mất dần khả năng tư duy tự học, tự sáng tạo, tự đào sâu kiến thức. Thực tế cho thấy, nhiều em không hề biết cách tự học và chưa bao giờ tự học được.

Tóm lại, những nguyên nhân HS học yếu môn Hóa có thể tóm tắt qua sơ đồ xương cá sau đây:

Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt những nguyên nhân HS học yếu môn Hóa

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)