Các kiến thức và quy luật của triết học duy vật biện chứng

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 40 - 41)

Triết học duy vật biện chứng là sơ sở phương pháp luận chung cho mọi khoa học. Bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật cơ bản:

- Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là những đặc trưng phổ quát nhất của thế giới.

- Các cặp phạm trù: nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, cái chung và cái riêng, tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực.

- Các quy luật cơ bản là: quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật về sự chuyển hóa những biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất, quy luật phủ định của phủ định.

Khi xem xét các hiện tượng và quá trình xã hội cần vận dụng những nguyên lý, các quy luật, các phạm trù của triết học duy vật biện chứng, thể hiện qua 5 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc khách quan: xem xét sự vật một cách khách quan, phản ánh sự vật trung thành như nó vốn có.

- Nguyên tắc toàn diện: xem xét sự vật một cách toàn diện trong tất cả các mặt, các mối liên hệ của nó với các sự vật khác.

- Nguyên tắc phát triển: xem xét sự vật trong sự vận động, biến đổi và phát triển của nó.

- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: xem xét sự vật trong không gian và thời gian, gắn với hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của sự tồn tại đó.

- Nguyên tắc thực thực tiễn: xem xét sự vật phải gắn với tình hình thực tiễn, phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, không chủ quan duy ý chắ, xa rời thực tế.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)