Hoạt động và nhân cách của HS tuổi phổ thông

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 30 - 31)

1.4.2.1. Đặc tắnh chung trong hoạt động học sinh lứa tuổi phổ thông

Nội dung và tắnh chất hoạt động học tập của HS lứa tuổi phổ thông khác rất nhiều so với hoạt động học tập ở bậc tiểu học và những năm đầu THCS. Sự khác nhau cơ bản không chỉ ở chỗ nội dung học tập nhiều hơn, mà ở chỗ hoạt động học tập lúc này đi sâu vào những tri thức cơ bản, những qui luật của các ngành khoa học. Sự thay đổi của nội dung và phương pháp giảng dạy ở trường học đòi hỏi HS phải có tắnh năng động và tắnh độc lập ở mức độ cao hơn nhiều; đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì họ cần phát triển tư duy lý luận.

HS càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Do vậy, sự tự ý thức của các em với học tập ngày càng cao.

Nhưng thái độ học tập ở không ắt HS còn có nhược điểm. Một mặt các em rất tắch cực học một số môn mà các em cho là quan trọng, nhưng mặt khác các em lại xao lãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình. GV cần làm cho các em HS đó hiểu được ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ thông đối với mỗi giáo dục chuyên ngành, đối với sự phát triển nhân cách toàn diện.

Đối tượng hoạt động của HS được mở rộng. Nó không chỉ đóng khung trong khuôn khổ học đường mà ngày càng được tiếp cận với những hoạt động phong phú ngoài xã hội thông qua các nội dung hoạt động ngoại khóa và sự mở rộng giao lưu xã hội của các em.

Những đặc điểm nêu trên của HS phổ thông đã tác động trực tiếp đến quá trình phát triển tâm lý với việc hình thành các phẩm chất tâm lý. Về cơ bản, hoạt động của HS phổ thông là quá trình nhằm đạt tới mục đắch toàn hiện kiến thức phổ thông, chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Vì thế nó đòi hỏi tắnh tự lập.

1.4.2.2. Đặc tắnh chung về nhân cách của học sinh lứa tuổi phổ thông

Nhân cách của HS phổ thông là nhân cách của con người trẻ tuổi đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng của một công dân có học vấn được quyền tham gia vào các hoạt động lao động, học tập và các mối qua hệ giao lưu xã hội.

Thời kỳ cuối của mỗi cá nhân trên ghế nhà trường phổ thông là thời kỳ phát triển mạnh mẽ về các mặt, nhất là về tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, nhu cầu và xu hướng nghề nghiệp, nhu cầu giao tiếpẦ Đây là thời kỳ vừa hình thành, vừa ổn định về tắnh cách để chuẩn bị cho tuổi trẻ tiến tới vị trắ xã hội của một người công dân đắch thực trong giai đoạn tiếp theo (khoảng từ 18 Ờ 25 tuổi).

Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, của trắ tuệ và đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở độ tuổi này đã xuất hiện nhu cầu quan tâm đến nội tâm của bản thân, đến những phẩm chất riêng, xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh bản thân với người khác. HS phổ thông bắt đầu ý thức rõ ràng hơn về cá tắnh của mình so với những người khác và hiểu rõ những phẩm chất phức tạp, biểu hiện mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách (tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, tình cảm nghĩa vụẦ).

Tuy nhiên cần thấy rằng nhận thức người khác bao giờ cũng ắt khó khăn hơn là nhận thức bản thân. Tự đánh giá khách quan không phải là dễ dàng. Thanh niên mới lớn thường có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá. Hoặc là các em đánh thấp cái tắch cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc là đánh giá quá cao nhân cách mình, tỏ ra tự cao tự đại, coi thường người khác. Nhưng vấn đề cơ bản là, việc tự phân tắch nhằm vươn tới sự hoàn thiện bản thân là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và tiền đề của sự tự giáo dục có mục đắch. Do vậy, khi sự tự đánh giá đã được suy nghĩ thận trọng, thì dù có sai lầm, chúng ta cũng phải có thái độ nghiêm túc khi nghe các em phát biểu, không được chế giễu ý kiến tự đánh giá của họ. Cần phải khéo léo tế nhị giúp đỡ để họ hình thành được một biểu tượng, quan điểm về nhân cách của mình.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)