Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về cấp giấy chứng nhận
1.6.1. Giai đoạn từ năm 1987 đến trước năm 1993
Kể từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hịa ra đời, do hồn cảnh chiến tranh kéo dài, việc quản lý đất đai chưa được quan tâm nhiều. Bên cạnh đó trình độ dân trí lúc bấy giờ cịn thấp, người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ. Nhà nước chưa có văn bản pháp lý nào làm cơ sở cho việc cấp GCNQSDĐ và đến năm 1987 việc cấp giấy
chứng nhận vẫn chưa được thực hiện. Ngày 29/12/1987, Quốc hội ban hành Luật Đất đai năm 1987 - Đây là đạo Luật Đất đai đầu tiên ở nước ta. Trong đạo Luật này quy định cấp GCNQSDĐ là một trong bảy nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Để xác lập căn cứ đầy đủ cho việc cấp GCNQSDĐ, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính được các cấp chính quyền chú trọng thực hiện. Cụ thể hóa quy định của Luật Đất đai năm 1987 về cấp GCNQSDĐ, Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành Quyết định số 201/ĐKTK ngày 14/07/1989 về việc đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ (sau đây gọi là 201/ĐKTK ngày 14/07/1989). Tiếp đó, Thơng tư số 302/T-ĐKTK ngày 28/10/1989 ra đời hướng dẫn thi hành Quyết định số 201/ĐKTK ngày 14/07/1989. Đây là những văn bản xác lập cơ sở pháp lý cho công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phát sinh những vướng mắc cần phải giải quyết; đó là vấn đề chất lượng hồ sơ, tài liệu đã thiết lập theo Chỉ thị số 299/TTg năm 1980 chưa đáp ứng yêu cầu. Hơn nữa, việc thực hiện Chỉ thị số 100/CT-TW của Ban Bí thư năm 1981 và Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 08/01/1988 của Bộ Chính trị về khốn hộ trong nơng nghiệp đã làm hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi. Điều này gây khó khăn cho cơng tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ. Đây là lý do khiến cơng tác lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ ở giai đoạn này chưa đạt kết quả cao. Đến năm 1993, cả nước mới cấp được khoảng 1.600.000 GCNQSDĐ cho các hộ nông dân tại khoảng 1.500 xã tập trung chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (40%). Đặc biệt do chính sách đất đai chưa ổn định nên GCN giai đoạn này chủ yếu là GCN tạm thời (Theo mẫu của tỉnh).