Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Oai, thành
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế
Nhìn chung trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai phát triển khá tồn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Bảng 3.1. Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu tại huyện Thanh Oai giai đoạn 2015 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên ngành Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng giá trị sản xuất 13.584.198 15.381.441 17.445.075 19.599.379 Nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản 2.352.097 2.420.524 2.249.384 2.339.801
Khai khoáng 26.190 30.905 36.004 0
Công nghiệp chế biến và
chế tạo 6.076.034 7.100.202 8.348.264 9.561.923 SX phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí
40 45 52 59
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
27.950 31.864 37.084 41.277
Xây dựng 688.359 660.825 708.900 843.836
Bán buôn, bán lẻ 1.073.893 1.247.705 1.462.366 1.789.231 Vận tải, kho bãi 86.256 100.680 137.581 186.230 Dịch vụ lưu trú và ăn
Tên ngành Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Hoạt động kinh doanh
bất động sản 14.601 16.852 21.259 25.926
Giao dục và đào tạo 649.116 732.908 741.377 787.794 Y tế và hoạt động trợ
giúp xã hội 58.274 65.798 77.420 78.924
Nghệ thuật, vui chơi,
giải trí 2.359 2.972 3.865 4.082
Hoạt động dịch vụ khác 2.456.575 2.884.460 3.513.135 3.787.747
“Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Oai 2019”
Từ bảng trên ta có thể thấy rằng, tổng giá trị sản xuất của huyện Thanh Oai có xu hướng tăng đều, năm sau cao hơn năm trước. Tổng giá trị sản xuất xuất năm 2016 tăng 13,23% so với năm 2015, năm 2017 tăng 13,42% so với năm 2016, năm 2018 tăng 12,35% so với năm 2017. Trong đó các ngành kinh tế chủ yếu chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất của huyện bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp chế biến và chế tạo; Hoạt động dịch vụ khác. Tổng giá trị sản xuất của 3 ngành trên vào năm 2018 là 15.689.471 triệu đồng, chiếm 80,05 % tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
Nhìn chung tổng giá trị một số ngành chủ yếu của huyện trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh, đặc biệt là các ngành kinh tế thương mại, dịch vụ, các ngành kinh tế khác phát triển chậm hơn, duy chỉ có ngành Nơng nghệp, lâm nghiệp, thủy sản có tổng giá trị giảm (từ 2.352.097 triệu đồng vào năm 2015 xuống còn 23.39.801 vào năm 2018, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu do diện tích đất phục vụ cho hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản ngày
càng bị thu hẹp để lấy đất phục vụ cho các mục đích khác cịn thực tế, tổng thu nhập trên bình qn diện tích đất nông nghiệp vẫn phát triển theo xu hướng tăng.
3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nơng nghiệp
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích tự nhiên Có thể nói Thanh Oai là một huyện nông nghiệp Ngành nông nghiệp giữ vai trò khá quan trọng và có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của huyện.
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế từ năm 2015 đến 2018 Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2015 2.167.581 832.830 38,42 1.128.475 52,06 206.276 9,52 2016 2.218.236 760.073 34,26 1.277.822 57,61 180.341 8,13 2017 2.047.406 776.187 37,91 1.074.602 52,49 196.617 9,6 2018 2.140.686 859.754 40,16 1.077.813 50,35 203.119 9,49
“Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Oai năm 2019”
Có thể thấy rằng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Thanh Oai so với năm 2015 chỉ có duy nhất năm 2016 là tăng (50.655 triệu đồng) còn lại đều giảm so với năm 2015, cùng với đó tỷ trọng các ngành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thời gian qua của huyện tuy có biến động tăng, giảm khác nhau qua các năm, tuy nhiên khơng có biến động rõ dệt cả về tỷ
trọng lẫn giá trị, trong 4 năm từ 2015 đến 2018 tỷ trọng ngành trồng trọt chỉ tăng 1,74%, ngành chăn nuôi giảm 1,71%, ngành dịch vụ chăn nuôi và hoạt động khác giảm 0,03%, từ đó có thể thấy rằng kinh tế nông nghiệp của huyện đang có chiều hướng đi xuống, giá trị sản xuất ngày càng giảm, bên cạnh đó ngành nơng nghiệp cũng khơng có lĩnh vực nào là thế mạnh, mũi nhọn để phát triển vượt lên chiếm tỷ trọng cao thay thế cho các ngành khác.
b. Ngành trồng trọt
Những năm gần đây mặc dù chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các yếu tố thời tiết bất thường và sự phát triển của sâu bệnh nhưng giá trị sản xuất các loại cây trồng chính trong huyện tăng khá, đó là các loại cây nơng nghiệp như lúa, ngơ và các loại cây thuộc nhóm rau, đậu, hoa, cây cảnh, tuy rằng vẫn có sự tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung giá trị vẫn tăng 48.674 triệu đồng, tỷ trọng tăng 7,42% của năm 2018 so với năm 2015. Đối với cây lâu năm, với đặc điểm về thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù xa nên chủ yếu chỉ thuận lợi cho trồng các loại cây ăn quả, cịn đối với cây cơng nghiệp, do điều kiện không thuận lợi nên việc phát triển loại cây trên gần như là khơng có, tỷ trọng chỉ chiếm giao động từ 0,3 đến 0,5% còn lại là cây ăn quả.
c, ngành chăn nuôi
Cho đến nay chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn và gia cầm. Trong những năm vừa qua với phong trào thực hiện chương trình “nạc hố” đàn lợn... đang hình thành các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khá ổn định về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, ngành chăn ni cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành.
Với diện tích đất mặt nước khơng nhiều, ngành thủy sản của huyện ít có cơ hội phát triển, nguồn sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong huyện, một số ít phục vụ cho các địa phương lân cận .
b. Khu vực kinh tế công nghiệp
Các ngành nghề thủ công truyền thống và các nghề mới vẫn được duy trì và phát triển ở các làng nghề và các làng có nghề. Các nghề mới đang phát triển mạnh như tăm hương ở Hồng Dương; mây, tre đan xuất khẩu ở Dân Hòa; tái chế sắt phế liệu ở Phương Trung, Cao Dương, Dân Hịa; sản xuất bóng thể thao ở Tam Hưng, Bình Minh...
Trên địa bàn huyện giá trị ngành công nghiệp chủ yếu được tạo ra từ các cơ sở ngoài quốc doanh. Tốc độ tăng trưởng của các cơ sở ngoài quốc doanh tăng nhanh, dự báo trong tương lai công nghiệp ngoài quốc doanh sẽ phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao.
d. Thương mại dịch vụ
Ngành thương mại dịch vụ của huyện trong thời gian qua khá phát triển đóng góp một phần to lớn trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Năm 2018 tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) đạt 2.761.639 triệu đồng chiếm 18,4 % tổng giá trị sản xuất toàn huyện, mặc dù có sự phát triển khá đều theo từng năm tuy nhiên sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện, chính vì vậy huyện cần có những chính sách mới về khuyến khích. hỗ trợ cho ngành thương mại, dịch vụ để tối ưu hóa những tiềm năng sẵn có của huyện.
Hiện nay, tồn huyện đã có 21 chợ ở 17 xã và 1 thị trấn. Một số chợ có hoạt động kinh doanh lớn, chợ truyền thống kinh doanh lâu đời: chợ Tư (xã Bình Minh). chợ Hơm (xã Tam Hưng), chợ Chuông (xã Phương Trung), chợ thị trấn Kim Bài. chợ Vác (xã Dân Hòa)... song đa số còn lại là chợ nhỏ, lẻ họp ngoài trời, lều lán tạm, chợ cóc họp trên trục đường, nguồn thu từ chợ không đáng kể.