Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về cấp giấy chứng nhận
1.6.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013
Trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về đất đai ngày càng tăng, trong khi đó những thiếu sót của Luật Đất đai năm 1993 được bộc lộ rõ nét và khơng cịn đáp ứng được các yêu cầu trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Để khắc phục những thiếu sót của Luật Đất đai năm 1993, ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Đất đai năm 2003 thay thế Luật Đất đai năm 1993. Luật Đất đai năm 2003 kế thừa các quy định hợp lý của Luật Đất đai năm 1993, đồng thời bổ sung các quy định về cấp GCNQSDĐ như quy định về cấp GCNQSDĐ trong trường hợp
thửa đất có vườn ao, quy định về cấp GCNQSDD cho cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo sử dụng đất v.v. Cụ thể hóa, quy định về cấp GCNQSDĐ của Luật Đất đai năm 2003, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật lần lượt được ban hành như:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai năm 2003;
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng bộ TNMR Ban hành quy định mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Công điện số 09/CĐ-BTNMT ngày 18/11/2004 của Bộ TNMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003 và nghị định số 181/NĐ-CP.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của chính phủ quy định bổ sung một số điều về cấp GCNQSDĐ.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường về Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Quyết định số 11/2007/QĐ-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và môi trường về việc ban hành Định Mức kinh tế - Kỹ thuật đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 09/5/2008 của UBND thành phố Hà Nội Về việc ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận QSD đất cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo
đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của chính phủ quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về trình tự, thủ tục cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định về hạn mức giao đất ở mới; hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất trong khu dân cư có đất ở và đất vườn, ao liền kề; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 24/4/2013 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước
ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sự ra đời của các văn bản trên đây đã tạo lập khung pháp lý cho việc cấp GCNQSDĐ. Ưu điểm nổi bật của pháp luật về cấp GCNQSDĐ trong giai đoạn này là sự nhất thể hóa việc cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào trong một mẫu GCNQSDĐ thống nhất. Điều này không chỉ giúp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bất động sản nói chung và đất đai nói riêng; góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các giao dịch về nhà, đất; đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho Nhà nước trong việc in ấn mẫu GCNQSDĐ, mẫu giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũng như giảm chi phí, thời gian, cơng sức cho người sử dụng đất khi có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ.