Đánh giá tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau đo đạc bản đồ địa chính tại huyện thanh oai, thành phố hà nội​ (Trang 81)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp trên

trên địa bàn huyện Thanh Oai

3.4.1. Kết quả của công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai Oai

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về dồn điền đổi thửa. Thành uỷ Hà Nội đã ra Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011, Kế hoạch số 68/HK-UBND ngày 9/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội, Chương trình số 07-CTr/HU của Huyện uỷ, Nghị quyết số 05-NQ/HU, Chỉ thị số 49-CT/HU của Huyện uỷ Thanh Oai, Kế hoạch 122/KH-UBND, Kế hoạch số 149/KH-UBND, Hướng dẫn 121/HD-UBND ngày 20/8/2012 của UBND huyện Thanh Oai hướng dẫn quy trình thực hiện cơng tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai. Vận động chuyển đổi ruộng đất tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xt nơng nghiệp có hiệu quả. nâng cao hiệu quả sử dụng đất với chủ trương: giữ nguyên số khẩu lao động nông nghiệp được chia ruộng và phương châm “sinh không tăng, tử không giảm”. Thực hiện tốt chủ chương đó, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai đã đạt được những kết quả rất khả quan trong công tác dồn đổi ruộng đất.

3.4.1.1. Kết quả đạt được

Tính đến hết tháng 12/2019 tổng diện tích dồn điền đổi thửa của các xã trong toàn huyện là: được 7.973,69 ha đạt 100,0 %, các xã tiến hành dồn đổi từ 6-7 thửa (cá biệt có nơi trên 10 thửa) nay cơ bản còn 2 - 3 thửa/hộ. Dồn điền đổi thửa thành công giúp người nông dân tiết kiệm được thời gian lao động, chi phí sản xuất ở các khâu canh tác, giảm hẳn công “chạy đồng” ở các

xứ đồng do có q nhiều ơ thửa nhỏ ở các xứ đồng khác nhau... Nay sau dồn điền đổi thửa, các thửa đất tập trung vào 2 hoặc 3 thửa/hộ sẽ có nhiều điều kiện để canh tác tốt hơn, dự đốn và có biện pháp kịp thời, hợp lý để giải quyết úng, hạn, sâu bệnh... từ những ô thửa lớn, các hộ có thể đưa máy móc vào sản xuất góp phần giải phóng sức lao động, nâng cáo hiệu quả kinh tế, năng xuất và chất lượng sản phẩm, có nhiều hộ sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao trên 50 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả sử dụng đất cao hơn.

Bảng 3.11. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận tại xã Dân Hòa và xã Cao Dƣơng

Tên xã

Diện tích (ha) Tổng số thửa đất Tổng số GCN

Trƣớc Sau Trƣớc Sau Trƣớc Sau

Dân Hòa 348,02 313,20 14.128 9.986 1.460 1.841 Cao Dương 275,43 254,65 7.125 6.019 956 2.308

(nguồn: UBND xã Dân Hòa. UBND xã Cao Dương)

Kết quả cho thấy sau DĐĐT tổng số thửa đất ở cả 2 xã đều giảm, tổng số thửa đất xã Dân Hòa giảm 29,31%, xã Cao Dương giảm 15,52% tổng số thửa đất trước DĐĐT. Tuy nhiên, sau DĐĐT thì số GCN cần cấp đổi tăng lên từ 26 % (xã Dân Hòa), đến 141% (xã Cao Dương). Nguyên nhân một phần do một bộ phận chủ sử dụng đất chưa được cấp GCN và do quy định (theo Luật Đất đai 1993) cấp nhiều thửa đất trên 1 GCN, nay theo nhu cầu nên người sử dụng đất có nhu cầu cấp riêng mỗi thửa 1 GCN để thuận tiện trong giao dịch đất đai.

Mặc dù số lượng thửa đất giảm nhưng bình quân thì mỗi hộ trên địa bàn xã Dân Hòa vẫn còn tới 5,5 thửa/GCN, cao hơn mục tiêu của thành phố sau DĐĐT mỗi hộ chỉ còn 1-3 thửa đất. Quy mô thửa đất trung bình từ

thửa chỉ 20-50m2 (tại các xứ đồng phần trăm), từ đây cần đặt ra các biện pháp tập chung, tích tụ ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các diện tích nhỏ lẻ trên.

3.4.1.2. Tồn tại, hạn chế

Việc các chủ sử dụng nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đa phần khơng có giấy tờ, khi lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ một số ít các chủ sử dụng có thể cung cấp được các giấy tờ hợp pháp về việc chuyển quyền.

Công tác dồn điền đổi thửa của huyện còn chưa triệt để dẫn tới tình trạng đất đai vẫn còn manh mún. Sau dồn điền đổi thửa, tại một số nơi mỗi chủ sử dụng đất hoặc hộ gia đình có từ 5 đến 10 xứ đồng, có những xứ đồng diện tích chỉ có từ 20 đến 50m2 (đối với đất phần trăm).

Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai cũng như ý nghĩa của cơng tác dồn điền đổi thửa cịn chưa sâu sát dẫn tới tình trạng một số người dân bị lôi kéo, xúi dục chống đối, không nhận giấy chứng nhận.

3.4.2. Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận đất nông nghiệp.

3.4.2.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận

Không thể phủ nhận lợi ích mà việc dồn điền đổi thửa mang lại, bên cạnh đó việc dồn điền đổi thửa khiến vị trí, diện tích các thửa đất thay đổi, khơng cịn phù hợp với các nội dung trên giấy chứng nhận đã cấp, dẫn tới giấy các giấy chứng nhận trên khơng cịn đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và sử dụng, từ đó yêu cầu đặt ra cho việc đổi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa của nhân dân. Từ những yêu cầu đó, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về dồn điền đổi thửa thực hiện chủ trương của Đảng và nhà

nước về dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, tính đến tháng 12 năm 2019 huyện Thanh Oai đã cấp được tổng số giấy chứng nhận như sau:

Bảng 3.12. Tổng số giấy chứng nhận đất nông nghiệp đƣợc cấp trên địa bàn huyện Thanh Oai

STT Xã, thị trấn Tổng số Cơ cấu (%) 1 Thị Trấn Kim Bài 176 0,56 2 Cao Dương 2.308 7,44 3 Mỹ Hưng 200 0,64 4 Phương Trung 2.882 9,29 5 Thanh Thùy 851 2,74 6 Kim An 232 0,75 7 Thanh Mai 2.130 6,78 8 Hồng Dương 2.322 7,49 9 Tam Hưng 2.956 9,53 10 Đỗ Động 1.188 3,83 11 Dân Hòa 1.841 5,94 12 Thanh Cao 1.915 6,17 13 Xuân Dương 923 2,98 14 Cao Viên 688 2,22 15 Bình Minh 2.599 8,38 16 Liên Châu 1.593 5,14 17 Tân Ước 1.622 5,23 18 Bích Hịa 1.898 6,12 19 Kim Thư 1.130 3,64 20 Thanh Văn 1.561 5,03 21 Cự khê 0 0 Tổng 31.015 100

Về cơ bản việc cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa của huyện đã thực hiện xong với tổng số GCN đã cấp đổi toàn huyện là 31.015 GCN, xã Cự Khê không cấp đổi do gần như khơng cịn đất nông nghiệp nên không triển khai DĐĐT. Tổng số GCN cấp sau dồn điền đổi thửa của 2 xã (Dân Hòa, Cao Dương) là 4149 GCN, chiếm 13,37% tổng số GCN của huyện.

Việc cấp giấy cơ bản đã đạt được những thành quả tích cực, tuy nhiên tại một số xã vẫn cịn một số tình trạng người dân khơng chấp hành, không lập hồ sơ xin đăng ký cấp giấy chứng nhận sau dồn điền đổi thửa hoặc đối với những chủ sử dụng đất đã chết, các thành viên trong gia đình khơng thống nhất việc thỏa thuận phân chia dẫn tới chưa kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.4.2.2. Đánh giá công tác cấp đổi giấy chứng nhận đất nông nghiệp

Bảng 3.13. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình, cá nhân về việc đánh giá cơng tác cấp đổi giấy chứng nhận đất nông nghiệp

STT Chỉ tiêu đánh giá Đánh giá Số đánh giá (ngƣời) tỷ lệ (%) 1 Trình tự thủ tục cấp đổi GCN Rất dễ dàng 19 38 Dễ dàng 20 40 Tương đối dễ dàng 9 18 Phức tạp 2 4 Rất phức tạp 0 0 2 Mức độ hướng dẫn Rất đầy đủ 5 10 Đầy đủ 33 66

Tương đối đầy đủ 9 18

STT Chỉ tiêu

đánh giá Đánh giá

Số đánh giá

(ngƣời) tỷ lệ (%)

Không đầy đủ phải

đi lại nhiều lần 1 2

3 Thời gian giải quyết

Rất nhanh chóng 22 44

Nhanh chóng 19 38

Tương đối nhanh 7 14

Lâu 2 4 Rất lâu 0 0 4 Việc DĐĐT và cấp đổi GCN đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của ông (bà) chưa Rất đầy đủ 35 70 đầy đủ 10 20

Tương đối đầy đủ 5 10

Đáp ứng một phần 0 0 Chưa đáp ứng 0 0 5 Mức độ hài lòng Rất hài lòng 35 70 Hài lòng 13 26

Tương đối hài lịng 2 4

Bình thường 0 0 Chưa hài lòng 0 0 6 Nhu cầu chỉnh lý biến động sau đo đạc bản đồ địa chính Có nhu cầu 40 80

Khơng có nhu cầu 10 20

Kết quả phỏng vấn người dân về công tác tác cấp đổi GCN cho thấy tới 96% tổng số hộ điều tra đánh giá trình tự, thủ tục cấp đổi GCN đơn giản, dễ dàng; cán bộ hướng dẫn đầy đủ (chiếm 94% tổng số hộ điều tra), thời gian giải quyết nhanh chóng (96% tổng số hộ điều tra), 100% hộ điều tra nhận xét

DĐĐT và cấp đổi GCN đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất, mức độ hài lòng của người dân với việc cấp đổi GCN rất cao (chiếm 96% hộ điều tra). Tuy nhiên, số hộ khơng có nhu cầu chỉnh lý biến động chiếm 20%. Điều này cần có sự giải thích kỹ càng cho người dân để biết được sự cần thiết và yêu cầu bắt buộc phải đăng ký biến động đất đai theo quy định của pháp luật.

3.5. Những khó khăn vƣớng mắc trong công tác chỉnh lý, cấp đổi giấy GCN sau đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Thanh Oai

3.5.1. Khó khăn trong việc đăng ký biến động, cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất ở, đất vườn, ao hiện nay QSD đất ở, đất vườn, ao hiện nay

- Công tác phối hợp giữa chi nhánh VPĐK đất đai với UBND các xã, thị trấn, các cơ quan liên quan đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn chưa chặt chẽ, nhịp nhàng, còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, tạo tâm lý không tốt cho người dân;.

- Tình trạng khiếu nại khiếu kiện vẫn còn diễn ra do các chủ sử dụng đất không thống nhất được ranh giới mốc giới hoặc không xác định được ranh giới của mình do các thửa đất trước kia là vườn, ao nên ranh giới giữa các hộ chưa rõ ràng.

- Tình trạng chia tách cho con cái hoặc đã mua bán chuyển nhượng từ lâu nhưng không làm thủ tục đăng ký biến động, dẫn đến hiện trạng sử dụng đất thay đổi so với giấy chứng nhận đã cấp (phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định) dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài.

- Việc xác định nguồn gốc đất, hồ sơ địa chính để làm cơ sở cấp GCNQSDĐ rất phức tạp, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trước kia chưa được gắn liền với công tác cập nhật, chỉnh lý biến động về đất đai nên hồ sơ khơng thống nhất; các chính sách pháp Luật Đất đai bất cập, khơng đồng bộ, phức tạp, thay đổi qua từng thời kỳ, trung bình từ 5 - 10 năm lại có

luật mới đi kèm với nó là hàng loạt Nghị định, Thông tư nên cán bộ thực hiện và người dân khó cập nhật, nắm bắt, hiểu và khó thực hiện đúng, dẫn đến một số thủ tục hành chính về cấp GCNQSDĐ cịn bất cập, thái độ thực thi công vụ của cán bộ, cơng chức chưa tốt. Nhiều chính quyền các cấp xã, thị trấn, cấp huyện chưa quan tâm đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt, thậm chí có nơi cịn đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai phạm khi ký cấp GCNQSDĐ.

Kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng được yêu cầu cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cấp giấy chứng nhận. bên cạnh đó trong q trình thực hiện địi hỏi phải xử lý những vấn đề tồn tại trong việc công nhận hạn mức, chênh lệch diện tích giữa các lần đo đạc và những vướng mắc từ quá khứ, những sai phạm của các cấp quản lý, nhất là xác nhận thời điểm sử dụng đất, mục đích sử dụng đất cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

3.5.2. Khó khăn đối với việc cấp đổi giấy chứng nhận sau đo đạc bản đồ địa chính

- Việc thực hiện đo đạc theo dự án “tổng thể” diễn ra còn chậm, tại một

số xã vẫn chưa thực hiện xong việc đo hiện trạng đất đai, bên cạnh đó việc các chủ sử dụng đất vắng mặt tại thời điểm đo đạc dẫn tới không xác định được ranh giới, mốc giới của các hộ nêu trên hoặc đơn vị đo đạc tự ý xác định mốc giới và khơng có mặt chủ sử dụng đất dẫn tới việc sai lệch, không đúng về mốc giới thực tế từ đó gây khó khăn trong cơng tác cấp đổi, phải kiểm tra chỉnh lý lại bản đồ khi phát hiện sai sót.

- Một bộ phận người sử dụng đất thiếu hiểu biết về pháp Luật Đất đai, dẫn tới tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về diện tích và nảy sinh tranh chấp với các hộ liền kề.

- Việc cấp đổi giấy chứng nhận với số lượng lớn và phải giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại đối với việc cấp đổi giấy chứng nhận hiện nay địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực đất đai.

- Công tác cấp đổi giấy chứng nhận theo bản đồ mới gặp nhiều khó khăn do q trình thực hiện địi hỏi phải giải quyết các tồn tại về tranh chấp. công nhận hạn mức đất ở, chênh lệch diện tích giữa các lần đo đạc.

- Khi hoàn tất cơ sở dữ liệu địa chính, tất cả đều sử dụng cơ sở dữ liệu bằng phần mềm, ứng dụng trên máy tính địi hỏi cán bộ làm cơng tác quản lý phải có kiến thức sâu về công nghệ thông tin.

- Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đã trả về cho nhân dân, việc thu hồi lại để đính chính lại số lơ, số thửa gặp nhiều khó khăn do một bộ phận người dân đi làm ăn xa, thiếu hiểu biết hoặc ngại việc đi làm các thủ tục về đất đai.

- Việc cấp đất theo sơ đồ đo vẽ thủ công khiến một số trường hợp bị thiếu hoặc thừa đất, đây cũng là thách thức trong việc tìm ra giải pháp khắc phục với các giấy chứng nhận bị thừa hoạc bị thiếu diện tích so với thực tế.

3.5.3. Đối với việc cấp đổi giấy chứng nhận tại xã Cao Dương

Năm 1991, thực hiện theo Quyết định số 201/1989/QĐ-ĐKTK ngày 14/7/1989 về việc ban hành quyết định cấp GCNQSDĐ và Thông tư số 302/TT-ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành quyết định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên địa bàn xã Cao Dương đã tiến hành cấp đồng loạt 1262 Giấy chứng nhận, toàn bộ số giấy chứng nhận trên được cấp trên nền bản đồ được thành lập năm 1983 theo Chỉ thị số 299/CT-TTg. hiện nay các giấy chứng nhận trên gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình đăng ký biến động, chuyển quyền sử dụng đất trong thời gian qua nói chung và hướng tới cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất sau đo đạc bản đồ địa chính nói chung cụ thể như sau:

- Việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo hình thể và diện tích trên nền bản đồ được thành lập năm 1983 cho tới nay đã 37 năm, việc biến động so với hiện trạng đang sử dụng là rất lớn:

+ Hình thể, diện tích các thửa đất thay đổi rất nhiều so với giấy chứng nhận đã cấp, có thửa đất biến động tăng hoặc giảm lên tới hàng trăm mét vng mà có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng trên như: do chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, trao đổi nhưng không làm thủ tục đăng ký biến động với cơ quan có thẩm quyền; do thống nhất lại ranh giới mốc giới; do hiến đất; do lấn chiếm hoặc bị lấn chiếm… Thực tế ngay cả khi so sánh giữa hiện trạng sử dụng đất của bản đồ 299 lập năm 1983 với bản đồ 364 lập năm 1997 đã có nhiều sự thay đổi về hình thể diện tích cũng như chủ sử dụng, đến nay khi so sánh tiếp theo hiện trạng, các thửa đất trên lại biến động rất nhiều. Một nguyên nhân khác cũng do thời gian đã quá lâu cùng với việc hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau đo đạc bản đồ địa chính tại huyện thanh oai, thành phố hà nội​ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)