Bệnh bướu cổ địa phương

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 1 (Trang 27 - 29)

a) Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh bướu cổ địa phương là do thiếu hụt i-ốt trong thực phẩm, trong nước uống và trong không khí. Ở những vùng thiếu hụt i-ốt thường xuất hiện bướu cổ địa phương và khi được bổ sung i-ốt thì tỷ lệ người mắc bướu cổ sẽ giảm xuống.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, có vùng thiếu hụt i-ốt nhưng không có bệnh bướu cổ địa phương hoặc ngược lại có vùng không có thiếu hụt i-ốt song vẫn có tỷ lệ người mắc bướu cổ cao.

- Bên cạnh nguyên nhân thiếu hụt i-ốt còn có nguyên nhân từ các chất gây bướu cổ. Ví dụ: chất thioglucoside có trong các cây họ cải như cải bắp, súp-lơ, củ cải đã được chứng minh gây bệnh bướu

cổở các nước Bắc Âu, Trung Âu và Ôxtrâylia; chất sinh ra cyanure có trong sắn: linamarine trong sắn thuỷ phân tạo cyanure. Trong cơ thể người, cyanure được giải độc tạo ra thiocyanate. Thiocyanate một mặt ức chế bơm i-ốt của tế bào tuyến giáp, mặt khác thiocyanate làm tăng thải i-ốt qua đường tiết niệu, do đó gây ra bệnh bướu cổ địa phương ở những nước châu Phi,...

- Ngoài sắn, cây họ cải, một số thực phẩm có khả năng gây bướu cổ địa phương (nếu được sử dụng nhiều) như: kê; đậu nành và sữa đậu nành. Lưu ý

tảo biển cũng là một thực phẩm có thể gây bướu cổ (vì có quá nhiều i-ốt).

- Tình trạng suy dinh dưỡng thiếu vitamin A; ô

nhiễm nguồn nước; một số vi khuẩn (E.coli) cũng được coi là những yếu tố có thể gây nên bệnh bướu cổ ở vùng không thiếu hụt i-ốt hoặc chỉ thiếu hụt i-ốt nhẹ.

b) Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh bướu cổđịa phương tương tự như của bệnh bướu cổ đơn thuần. Trẻ em thường có biểu hiện bướu phì đại lan toả. Bướu dần to lên, có nhân bên trong. Phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Khoảng 15% người mắc bệnh biểu hiện bướu đa nhân rất to, tới 150g hoặc hơn (bình thường bướu có trọng lượng khoảng 25g), khi bướu to gây chèn ép khí quản (cảm giác nghẹt thở, khó thở), nhưng nhiều khi bướu có trọng

Trẻ em và trẻ vị thành niên

Suy giáp ở thanh, thiếu niên có bướu giáp. Chức năng trí tuệ giảm. Chậm phát triển thể chất. Người lớn Bướu cổ và các biến chứng do bướu cổ. Suy giáp. Chức năng trí tuệ giảm.

Theo Hetzel BS: Dunn JT, Stanbury JB; The prevention and control of Iodine Deficiency Disorder. Elsevier, pp.135-138, 1987.

1. Bệnh bướu cổđịa phương

a) Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh bướu cổ địa phương là do thiếu hụt i-ốt trong thực phẩm, trong nước uống và trong không khí. Ở những vùng thiếu hụt i-ốt thường xuất hiện bướu cổ địa phương và khi được bổ sung i-ốt thì tỷ lệ người mắc bướu cổ sẽ giảm xuống.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, có vùng thiếu hụt i-ốt nhưng không có bệnh bướu cổ địa phương hoặc ngược lại có vùng không có thiếu hụt i-ốt song vẫn có tỷ lệ người mắc bướu cổ cao.

- Bên cạnh nguyên nhân thiếu hụt i-ốt còn có nguyên nhân từ các chất gây bướu cổ. Ví dụ: chất thioglucoside có trong các cây họ cải như cải bắp, súp-lơ, củ cải đã được chứng minh gây bệnh bướu

cổở các nước Bắc Âu, Trung Âu và Ôxtrâylia; chất sinh ra cyanure có trong sắn: linamarine trong sắn thuỷ phân tạo cyanure. Trong cơ thể người, cyanure được giải độc tạo ra thiocyanate. Thiocyanate một mặt ức chế bơm i-ốt của tế bào tuyến giáp, mặt khác thiocyanate làm tăng thải i-ốt qua đường tiết niệu, do đó gây ra bệnh bướu cổ địa phương ở những nước châu Phi,...

- Ngoài sắn, cây họ cải, một số thực phẩm có khả năng gây bướu cổ địa phương (nếu được sử dụng nhiều) như: kê; đậu nành và sữa đậu nành. Lưu ý

tảo biển cũng là một thực phẩm có thể gây bướu cổ (vì có quá nhiều i-ốt).

- Tình trạng suy dinh dưỡng thiếu vitamin A; ô

nhiễm nguồn nước; một số vi khuẩn (E.coli) cũng được coi là những yếu tố có thể gây nên bệnh bướu cổ ở vùng không thiếu hụt i-ốt hoặc chỉ thiếu hụt i-ốt nhẹ.

b) Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh bướu cổ địa phương tương tự như của bệnh bướu cổđơn thuần. Trẻ em thường có biểu hiện bướu phì đại lan toả. Bướu dần to lên, có nhân bên trong. Phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Khoảng 15% người mắc bệnh biểu hiện bướu đa nhân rất to, tới 150g hoặc hơn (bình thường bướu có trọng lượng khoảng 25g), khi bướu to gây chèn ép khí quản (cảm giác nghẹt thở, khó thở), nhưng nhiều khi bướu có trọng

lượng nhỏ hơn cũng có thể gây nên các triệu chứng chèn ép. Khi bướu rất to có thể có biến chứng chảy máu trong bướu với biểu hiện nhưđau, viêm vùng cổ, kích thước bướu tăng nhanh.

- Khi được bổ sung i-ốt, dù với liều lượng rất nhỏ, một số người biểu hiện triệu chứng cường giáp do có nhân tự quản chức năng gây ra (Xem Cường giáp trạng và Bướu đa nhân tuyến giáp).

- Một số dạng ung thư tuyến giáp (anaplastic carcinoma, follicular carcinoma, sarcoma) được ghi nhận gặp nhiều hơn và tiên lượng xấu hơn ở vùng bướu cổ địa phương so với vùng không có bệnh bướu cổđịa phương.

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 1 (Trang 27 - 29)