II. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DO THIẾU I-ỐT
TUYẾN GIÁP VÀ THỪA I-ỐT
1. Tổng quan
- I-ốt rất cần cho cơ thể, song thừa i-ốt cũng có những tác động xấu tới sức khỏe.
- Thừa i-ốt do:
+ Dùng thuốc có chứa nhiều i-ốt như amiodarone (Cordarone).
+ Chụp cản quang bằng thuốc có chứa i-ốt. - I-ốt thừa trong cơ thể được đào thải theo thời gian rất khác nhau:
+ 3 tuần với đa số các thuốc và chất cản quang tan trong nước.
+ 6 tuần với thuốc cản quang tan trong dầu. + 1 năm với amiodarone.
+ Suốt đời nếu dùng lipiodol.
- Tuỳ theo tình trạng tuyến giáp từ trước, dự trữ i-ốt trong tuyến giáp, liều lượng i-ốt đã dùng và thời gian đào thải có thể gây nên các biểu hiện khác nhau bởi thừa i-ốt như:
+ Không ảnh hưởng đến cơ thể.
+ Có thể gây nên suy giáp hoặc cường giáp. + Có thể làm nặng lên tình trạng suy giáp hoặc cường giáp sẵn có.
- Các bác sĩ tim - mạch, nội khoa cần phải đánh giá chức năng tuyến giáp trước và 2 tháng sau khi dùng amiodarone.
- Các bác sĩ tim - mạch, nội khoa cần phải đánh giá chức năng tuyến giáp trước và 2 tháng sau khi dùng amiodarone.
Hỏi bệnh (để xác định thừa i-ốt):
- Thuốc đang dùng hoặc đã dùng vài tháng trước đây.
+ Kể cả thuốc dùng ngoài da. + Xem đơn thuốc đã kê.
+ Cho bệnh nhân xem danh sách các thuốc hay sử dụng có chứa i-ốt. - Các xét nghiệm X-quang: Chụp cắt lớp, chụp UIV, chụp mật, tử cung. - Phẫu thuật (dùng Betadine, cồn i-ốt). Định lượng: I-ốt máu và i-ốt niệu (nếu hỏi bệnh chưa xác định được thừa i-ốt). I-ốt máu tăng: Bình thường 4 - 8 g/100ml. I-ốt niệu tăng: Bình thường 150-200 g/24giờ. Nếu i-ốt niệu > 400 g/24 giờ: Xác định có thừa i-ốt. 3. Định lượng nội tiết tố khi thừa i-ốt
- Trong phần lớn trường hợp thừa i-ốt bình giáp: T3, T4, TSH không thay đổi.