Xem Nguyễn Huy Cường: Xử trí một số bệnh về Nội tiết chuyển hóa và bệnh tiểu đường, Nxb Y học, Hà Nội, 2018.

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 1 (Trang 61 - 63)

II. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DO THIẾU I-ỐT

1.Xem Nguyễn Huy Cường: Xử trí một số bệnh về Nội tiết chuyển hóa và bệnh tiểu đường, Nxb Y học, Hà Nội, 2018.

I-ốt kim loại 1g

KI 2g

Nước 20ml

Uống 10 - 20 giọt x 3 lần/ngày.

(b) Thuốc cản quang chụp mật đường uống: Ipodate de sodium (Solubiloptine) 0,5 - 1g/ngày.

a.3) Perchlorate ức chế bắt giữ i-ốt và giải phóng i-ốt vô cơ ra khỏi tuyến giáp, song perchlorate có nhiều tác dụng phụ như nổi mềđay, đau thượng vị, giảm bạch cầu, sốt. Y học hiện nay chỉ sử dụng perchlorate kết hợp với methimazole trong trường hợp cường giáp do thừa i-ốt gây nên (ví dụ cường giáp do dùng Cordarone).

Liều dùng: 1g/ngày, chia 4 lần (kết hợp thiamazole).

a.4) Lithium là thuốc thường được dùng trong khoa tâm thần. Lithium có tác dụng ức chế bắt giữ i-ốt, ngăn cản i-ốt lưu chuyển trong tuyến giáp, giảm chuyển đổi T4 thành T3. Giống như i-ốt và perchlorate, lithium chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn, trong một số trường hợp dùng dài ngày lithium có thể làm nặng lên tình trạng cường giáp.

Liều dùng: carbonate de lithium 900 - 1200mg/ngày (chỉ dùng khi bị cường giáp cấp).

a.5) Thuốc chẹn bêta giao cảm (propranolol,

atenolol, metoprolol...) cải thiện rất nhanh các triệu chứng cường giáp như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run và lo lắng nên thường được sử dụng

trong giai đoạn khởi đầu điều trị Basedow. Khi bệnh đỡ liều phải giảm dần (không cắt bỏ đột ngột) cho đến khi bệnh nhân trở về bình giáp. Các thuốc chẹn bêta giao cảm không tác dụng lên sự tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp, do đó không dùng đơn độc trong điều trị trừ trường hợp dùng để cải thiện triệu chứng trước và sau điều trị phóng xạ.

Liều dùng:

Propranolol 40 - 120mg/ngày, chia 3 - 4 lần.

hoặc atenolol 25 - 100mg/ngày, chia 1-2 lần/ngày.

a.6) Glucocorticoide (prednisolone, dexamethasone...)

với liều cao ức chế giải phóng nội tiết tố tuyến giáp và ức chế chuyển T4 thành T3. Các glucocorticoide khi sử dụng dài ngày có nhiều tác dụng phụ bất lợi nên không được xem là thuốc điều trị thường quy trong bệnh Basedow. Chỉ dùng glucocorticoide khi có biểu hiện mắt, biểu hiện da do Basedow hoặc trong cơn cường giáp cấp.

Liều dùng:

Prednisolone 30-40mg/ngày (0,5 - 1,25mg/kg/ngày)1.

b) Điu tr phu thut (ct phn ln tuyến giáp) trong các trường hp sau: trong các trường hp sau:

- Bướu to, có dấu hiệu chèn ép, bướu chìm vào trung thất.

___________

1. Xem Nguyễn Huy Cường: Xử trí một số bệnh về Nội tiết chuyển hóa và bệnh tiểu đường, Nxb. Y học, Hà Nội, 2018. chuyển hóa và bệnh tiểu đường, Nxb. Y học, Hà Nội, 2018.

- Tái phát sau điều trị nội khoa. - Bướu tự quản.

Phẫu thuật được tiến hành sau khi điều trị nội khoa đạt đến bình giáp (thường sau 6-8 tuần điều trị). Cho dùng thêm Lugol từ 10 đến 14 ngày trước mổ. Trong trường hợp không thể đạt được bình giáp vì dị ứng thuốc, cần cho thêm chẹn bêta giao cảm trước và sau mổ từ 1 đến 2 tuần. Phẫu thuật viên cắt toàn bộ 1 thuỳ và để lại 3 - 4g tuyến giáp, nếu để lại nhiều hơn, khả năng tái phát sẽ lớn hơn. Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên, mô tuyến giáp để lại cần ít hơn vì lứa tuổi này thường rất hay tái phát. Những người có bệnh lý mắt nặng, phù niêm trước xương chày, giảm bạch cầu hạt: nên cắt toàn bộ tuyến giáp để tránh tái phát.

Biến chứng: Liệt dây quặt ngược, tetany (hiếm, kiểm tra calci máu sau 1-2 ngày), tỷ lệ suy giáp khoảng 20 - 30% trường hợp. Tái phát khoảng 15% trường hợp. Tất cả bệnh nhân cần phải được khám lại sau mổ trong vòng 2 - 3 tháng để kiểm tra tình trạng chức năng tuyến giáp.

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 1 (Trang 61 - 63)