II. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DO THIẾU I-ỐT
6. Cường giáp và thừa i-ốt
a) Nguyên nhân
Cường giáp ở người thừa i-ốt có thể có hai khả năng:
- Cường giáp với trạng thái thừa i-ốt, có nghĩa là cường giáp tồn tại ngay cả khi không còn thừa i-ốt.
- Cường giáp do thừa i-ốt thực sự, có nghĩa là cường giáp sẽ hết khi tình trạng thừa i-ốt giảm đi.
Cường giáp do thừa i-ốt được giải thích do viêm
tuyến giáp gây ra bởi i-ốt, hoặc do vùng tuyến giáp
giảm hoạt động chức năng trở nên tăng hoạt bởi i-ốt hoặc có kháng thể kích thích tuyến giáp.
Dấu hiệu lâm sàng ở nhiều mức độ khác nhau (xem "Cường giáp trạng"):
- Cường giáp nặng, nghi ngờ do thừa i-ốt ở người bị bệnh tim (dùng thuốc có chứa i-ốt).
- Cường giáp nhẹ hoặc không có triệu chứng.
b) Xét nghiệm và chẩn đoán
- Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm: + Tăng T3 tự do (FT3).
+ TSH giảm và không đáp ứng với TRH. + T4 tự do (FT4) tăng ít hoặc nhiều.
- Xét nghiệm phóng xạ: Cho phép chẩn đoán phân biệt nguyên nhân.
-> Cường giáp với trạng thái thừa i-ốt: Gắn i-ốt vào tuyến giáp giảm, không mất hẳn hình tuyến giáp.
-> Cường giáp do thừa i-ốt thực sự: Không lên hình tuyến giáp, không gắn i-ốt vào tuyến giáp.
c) Điều trị:
- Điều trị nội khoa mang lại ít kết quả. + Loại trừ hấp thụ i-ốt.
+ Thuốc chẹn bêta giao cảm nếu không có chống chỉđịnh.
+ PTU 600 - 900mg/ngày, không phải bao giờ cũng đạt hiệu quả.
+ Suy giáp do thừa i-ốt thực sự: Vẫn lên hình tuyến giáp và test với technetium (+): Gắn phóng xạ giảm (ức chế hữu cơ hoá i-ốt).
c) Điều trị
- Dừng thuốc có chứa i-ốt nếu có thể.
- Không điều trị, chờ đến khi i-ốt thải hết và suy giáp hồi phục tự phát nếu:
+ Thuốc chứa i-ốt thuộc dạng thải trừ nhanh. + Suy giáp nhẹ.
- Điều trị bằng L-Thyroxin nếu: + Thuốc chứa i-ốt thải trừ chậm.
+ Lâm sàng biểu hiện suy giáp nặng.
- Xác định không còn thừa i-ốt bằng định lượng i-ốt niệu 24 giờ.
6. Cường giáp và thừa i-ốt
a) Nguyên nhân
Cường giáp ở người thừa i-ốt có thể có hai khả năng:
- Cường giáp với trạng thái thừa i-ốt, có nghĩa là cường giáp tồn tại ngay cả khi không còn thừa i-ốt.
- Cường giáp do thừa i-ốt thực sự, có nghĩa là cường giáp sẽ hết khi tình trạng thừa i-ốt giảm đi.
Cường giáp do thừa i-ốt được giải thích do viêm
tuyến giáp gây ra bởi i-ốt, hoặc do vùng tuyến giáp
giảm hoạt động chức năng trở nên tăng hoạt bởi i-ốt hoặc có kháng thể kích thích tuyến giáp.
Dấu hiệu lâm sàng ở nhiều mức độ khác nhau (xem "Cường giáp trạng"):
- Cường giáp nặng, nghi ngờ do thừa i-ốt ở người bị bệnh tim (dùng thuốc có chứa i-ốt).
- Cường giáp nhẹ hoặc không có triệu chứng.
b) Xét nghiệm và chẩn đoán
- Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm: + Tăng T3 tự do (FT3).
+ TSH giảm và không đáp ứng với TRH. + T4 tự do (FT4) tăng ít hoặc nhiều.
- Xét nghiệm phóng xạ: Cho phép chẩn đoán phân biệt nguyên nhân.
-> Cường giáp với trạng thái thừa i-ốt: Gắn i-ốt vào tuyến giáp giảm, không mất hẳn hình tuyến giáp.
-> Cường giáp do thừa i-ốt thực sự: Không lên hình tuyến giáp, không gắn i-ốt vào tuyến giáp.
c) Điều trị:
- Điều trị nội khoa mang lại ít kết quả. + Loại trừ hấp thụ i-ốt.
+ Thuốc chẹn bêta giao cảm nếu không có chống chỉđịnh.
+ PTU 600 - 900mg/ngày, không phải bao giờ cũng đạt hiệu quả.
+ Perclorate 1g/ngày, chia 4 lần (kết hợp với PTU hoặc Thiamazole 20 - 40mg/ngày).
+ Trường hợp nặng: corticoid (Prednisolone 0,5mg/ kg/ngày).
- Trong trường hợp nặng, có thể: + Lọc máu.
+ Hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp.