Điều trị nội khoa:

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 1 (Trang 59 - 61)

II. DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN DO THIẾU I-ỐT

a)Điều trị nội khoa:

a.1) Thuc kháng giáp trng tng hp có tác dụng ức chế hữu cơ hóa i-ốt (thông qua việc gắn vào dụng ức chế hữu cơ hóa i-ốt (thông qua việc gắn vào men peroxydase: Ức chế cạnh tranh gắn i-ốt vào peroxydase). Các chế phẩm gồm: carbimazole (Carbizole 5mg) hoặc thiamazole hoặc PTU 25/50/100mg.

- Liều dùng:

+ Điều trị tấn công: (thời gian từ 1-2 tháng):

(a) Carbimazole (Carbizole 5mg): Bắt đầu với liều 20-40mg/ngày (hoặc thiamazole 20-40mg/ ngày) chia 2 lần, lưu ý ít khi cần đến liều 40mg/ngày.

(b) Hoặc PTU bắt đầu với liều 200 - 400mg/ngày chia 2 - 3 lần.

+ Điều trị duy trì: Liều duy trì 2,5 - 15mg carbimazole hoặc 2,5 - 10mg thiamazole hoặc 50 - 150mg PTU/ngày, có thể uống 1 lần trong ngày. Yêu cầu xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp 2 - 3 tháng/lần.

- Mục tiêu: FT3/FT4 bình thường. TSH bình thường thấp.

- Thời gian điều trị 1 - 2 năm (khỏi bệnh tự phát cũng có khi xảy ra, nhất là trong trường hợp bệnh Basedow), có thể dùng thuốc và theo dõi tiếp tục sau thời gian điều trị trên.

Có thể điều trị kết hợp thuốc kháng giáp trạng với L.thyroxine 50 - 100g/ngày cho đến khi đạt được bình giáp nhằm chống lại hiện tượng tăng TSH gây to bướu.

- Tác dụng phụ gặp ở 2 - 6% số người dùng thuốc: Giảm tiểu cầu; giảm bạch cầu hạt trung tính nặng dưới 1200/mm3 bắt buộc phải dừng thuốc; ứ mật và viêm gan (kiểm tra thường xuyên công thức máu,  GT và phosphatase kiềm). Các phản ứng phụ nhẹ không cần thiết phải dừng thuốc như buồn nôn và nôn, đau thượng vị; biểu hiện trên da: nổi ban, nổi mềđay. Một số phản ứng phụ nặng nhưng hiếm gặp: lupus do thuốc, hội chứng Lyell, rụng tóc, hội chứng thận hư, thiếu máu do thiểu sản, viêm đa khớp, viêm đa rễ thần kinh, mất vị giác.

a.2) I-ốt và các chế phẩm chứa i-ốt liều cao (Lugol) có tác dụng ức chế tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp và ức chế chuyển đổi T4 (dạng nội tiết tố ít hoạt tính) thành T3 (dạng nội tiết tố có hoạt tính mạnh hơn), nhưng các tác dụng này mất dần sau 10 - 15 ngày sử dụng thuốc. Do vậy, các thuốc i-ốt và chế phẩm có i-ốt chỉđược dùng trong trường hợp chuẩn bị phẫu thuật (tác dụng làm giảm chảy máu tuyến giáp khi mổ) và trong tình huống cần giảm nhanh cơn cường giáp cấp.

Liều dùng:

(a) Dung dịch Lugol đậm đặc (Lugol 5%: 1 giọt có 6 mg i-ốt):

(2) Phẫu thuật cắt tuyến giáp.

(3) Dùng i-ốt phóng xạ phá huỷ bớt tế bào sản xuất nội tiết tố tuyến giáp.

a) Điu tr ni khoa:

a.1) Thuc kháng giáp trng tng hp có tác dụng ức chế hữu cơ hóa i-ốt (thông qua việc gắn vào dụng ức chế hữu cơ hóa i-ốt (thông qua việc gắn vào men peroxydase: Ức chế cạnh tranh gắn i-ốt vào peroxydase). Các chế phẩm gồm: carbimazole (Carbizole 5mg) hoặc thiamazole hoặc PTU 25/50/100mg.

- Liều dùng:

+ Điều trị tấn công: (thời gian từ 1-2 tháng):

(a) Carbimazole (Carbizole 5mg): Bắt đầu với liều 20-40mg/ngày (hoặc thiamazole 20-40mg/ ngày) chia 2 lần, lưu ý ít khi cần đến liều 40mg/ngày.

(b) Hoặc PTU bắt đầu với liều 200 - 400mg/ngày chia 2 - 3 lần.

+ Điều trị duy trì: Liều duy trì 2,5 - 15mg carbimazole hoặc 2,5 - 10mg thiamazole hoặc 50 - 150mg PTU/ngày, có thể uống 1 lần trong ngày. Yêu cầu xét nghiệm nội tiết tố tuyến giáp 2 - 3 tháng/lần.

- Mục tiêu: FT3/FT4 bình thường. TSH bình thường thấp.

- Thời gian điều trị 1 - 2 năm (khỏi bệnh tự phát cũng có khi xảy ra, nhất là trong trường hợp bệnh Basedow), có thể dùng thuốc và theo dõi tiếp tục sau thời gian điều trị trên.

Có thểđiều trị kết hợp thuốc kháng giáp trạng với L.thyroxine 50 - 100g/ngày cho đến khi đạt được bình giáp nhằm chống lại hiện tượng tăng TSH gây to bướu.

- Tác dụng phụ gặp ở 2 - 6% số người dùng thuốc: Giảm tiểu cầu; giảm bạch cầu hạt trung tính nặng dưới 1200/mm3 bắt buộc phải dừng thuốc; ứ mật và viêm gan (kiểm tra thường xuyên công thức máu,  GT và phosphatase kiềm). Các phản ứng phụ nhẹ không cần thiết phải dừng thuốc như buồn nôn và nôn, đau thượng vị; biểu hiện trên da: nổi ban, nổi mềđay. Một số phản ứng phụ nặng nhưng hiếm gặp: lupus do thuốc, hội chứng Lyell, rụng tóc, hội chứng thận hư, thiếu máu do thiểu sản, viêm đa khớp, viêm đa rễ thần kinh, mất vị giác.

a.2) I-ốt và các chế phẩm chứa i-ốt liều cao (Lugol) có tác dụng ức chế tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp và ức chế chuyển đổi T4 (dạng nội tiết tố ít hoạt tính) thành T3 (dạng nội tiết tố có hoạt tính mạnh hơn), nhưng các tác dụng này mất dần sau 10 - 15 ngày sử dụng thuốc. Do vậy, các thuốc i-ốt và chế phẩm có i-ốt chỉđược dùng trong trường hợp chuẩn bị phẫu thuật (tác dụng làm giảm chảy máu tuyến giáp khi mổ) và trong tình huống cần giảm nhanh cơn cường giáp cấp.

Liều dùng:

(a) Dung dịch Lugol đậm đặc (Lugol 5%: 1 giọt có 6 mg i-ốt):

I-ốt kim loại 1g

KI 2g

Nước 20ml

Uống 10 - 20 giọt x 3 lần/ngày.

(b) Thuốc cản quang chụp mật đường uống: Ipodate de sodium (Solubiloptine) 0,5 - 1g/ngày.

a.3) Perchlorate ức chế bắt giữ i-ốt và giải phóng i-ốt vô cơ ra khỏi tuyến giáp, song perchlorate có nhiều tác dụng phụ như nổi mềđay, đau thượng vị, giảm bạch cầu, sốt. Y học hiện nay chỉ sử dụng perchlorate kết hợp với methimazole trong trường hợp cường giáp do thừa i-ốt gây nên (ví dụ cường giáp do dùng Cordarone).

Liều dùng: 1g/ngày, chia 4 lần (kết hợp thiamazole).

a.4) Lithium là thuốc thường được dùng trong khoa tâm thần. Lithium có tác dụng ức chế bắt giữ i-ốt, ngăn cản i-ốt lưu chuyển trong tuyến giáp, giảm chuyển đổi T4 thành T3. Giống như i-ốt và perchlorate, lithium chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn, trong một số trường hợp dùng dài ngày lithium có thể làm nặng lên tình trạng cường giáp.

Liều dùng: carbonate de lithium 900 - 1200mg/ngày (chỉ dùng khi bị cường giáp cấp).

a.5) Thuốc chẹn bêta giao cảm (propranolol,

atenolol, metoprolol...) cải thiện rất nhanh các triệu chứng cường giáp như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run và lo lắng nên thường được sử dụng

trong giai đoạn khởi đầu điều trị Basedow. Khi bệnh đỡ liều phải giảm dần (không cắt bỏ đột ngột) cho đến khi bệnh nhân trở về bình giáp. Các thuốc chẹn bêta giao cảm không tác dụng lên sự tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp, do đó không dùng đơn độc trong điều trị trừ trường hợp dùng để cải thiện triệu chứng trước và sau điều trị phóng xạ.

Liều dùng:

Propranolol 40 - 120mg/ngày, chia 3 - 4 lần.

hoặc atenolol 25 - 100mg/ngày, chia 1-2 lần/ngày.

a.6) Glucocorticoide (prednisolone, dexamethasone...) với liều cao ức chế giải phóng nội tiết tố tuyến giáp và ức chế chuyển T4 thành T3. Các glucocorticoide khi sử dụng dài ngày có nhiều tác dụng phụ bất lợi nên không được xem là thuốc điều trị thường quy trong bệnh Basedow. Chỉ dùng glucocorticoide khi có biểu hiện mắt, biểu hiện da do Basedow hoặc trong cơn cường giáp cấp.

Liều dùng:

Prednisolone 30-40mg/ngày (0,5 - 1,25mg/kg/ngày)1.

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh Bướu cổ: Phần 1 (Trang 59 - 61)