Các nghiên cứu ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 36)

Nguyễn Thị Minh Huệ và các cộng sự (2014) đã xem xét mức độ ảnh hưởng của 4 nhân tố Khả năng sinh lời, Tỷ lệ tăng trưởng, Quy mô công ty, Đòn bẩy tài chính đến Chính sách cổ tức của 75 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy Khả năng sinh lời và Quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến Tỷ lệ cổ tức, trong đó Khả năng sinh lời có mức ý nghĩa cao. Ngược lại, Tỷ lệ tăng trưởng và Đòn bẩy nợ có quan hệ ngược chiều với Tỷ lệ cổ tức của các công ty.

Trương Đông Lộc (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính trong giai đoạn 2010 - 2012 của 236 công ty phi tài chính, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty phụ thuộc vào các nhân tố sau: (1) Thu nhập trên mỗi cổ phần; (2) Khả năng kiểm soát (quản trị công ty; và (3) Hình thức chi trả cổ tức.

Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đã đề xuất và xem xét nhiều nhân tố khác nhau có ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Trong đó, có một số nhân tố thường xuyên được sử dụng đó là: Khả năng sinh lời, Tỷ lệ tăng trưởng, Quy mô công ty, Đòn bẩy nợ, Tính thanh khoản,...

2 Cahit Adaoglu (2000) Instability in the dividend policy of Istanbul Stock Exchange Corporations: Evidence from an emerging market

- Phạm vi nghiên cứu: 76 công ty niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1985 - 1997.

- Phương pháp: hồi quy đa biến.

Các công ty ISE tuân theo các chính sách cổ tức tiền mặt không ổn định.

Lợi nhuận của công ty là nhân tố quyết định đến mức

cổ tức chi trả của các công ty. 3 Todd Mitton (2004) Corporate governance and dividend policy in emerging markets

- Phạm vi nghiên cứu: 365 công ty ở 19 thị trường mới nổi.

- Phương pháp: Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất được sử dụng với hai trường hợp là có và không có các biến giả về ngành nghề và quốc gia.

- Các biến ảnh hưởng: Hiệu quả quản trị doanh nghiệp, Quy mô công ty, Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, Khả năng sinh lời.

- Hiệu quả quản lý doanh nghiệp có quan hệ tích cực với Tỷ lệ chia cổ tức. - Tỷ lệ tăng trưởng có quan hệ nghịch biến với Mức cổ tức nhưng có quan hệ đồng biến với Khả năng sinh lời - Quy mô công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận nhưng ảnh hưởng không rõ rệt lên chính sách cổ tức. 4 Mohammed Amidu và Joshua Abor (2006) Determinants of dividend payout ratios in Ghana

- Phạm vi nghiên cứu: Các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Ghana

trong thời gian 6 năm từ 1998 - 2003. - Phương pháp hồi quy: OLS

- Các biến ảnh hưởng: Khả năng sinh lời,

Dòng tiền, Tỷ lệ tăng trưởng, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Rủi ro của doanh nghiệp, Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách.

- Tỷ lệ chi trả cổ tức có quan hệ cùng chiều với khả

năng sinh lời, dòng tiền và thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Rủi ro của doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng và hệ số giá trị thị trường trên giá trị

sổ sách có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ chi trả

cổ tức của doanh nghiệp.

5 Al-Malkawi (2008)

Factors Influencing Corporate

- Phạm vi nghiên cứu: các công ty Jordan

trong giai đoạn 1989 - 2003. - Phương pháp: Hồi quy đa biến

Quy mô công ty, Tuổi, Khả năng sinh lời và Đòn bẩy tài

chính là những nhân tố

Dividend Decision: Evidence from Jordanian Panel Data

- Các biến ảnh hưởng: Chi phí đại diện, Đòn bẩy tài chính, Quy mô công ty, Tuổi, Khả năng sinh lời, Cấu trúc vốn, Tính thanh khoản, Thuế thu nhập doanh nghiệp.

chính ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Chikashi Tsuji (2009)

What are the determinants of dividend policy? The case of the Japanese electrical appliances industry

- Phạm vi nghiên cứu: các công ty ngành

điện gia dụng niêm yết trên Sở Giao dịch

chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. - Phương pháp: Hồi quy đa biến.

- Lợi nhuận tác động tích cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức; - Việc chi trả cổ tức có xu hướng làm giảm EPS của các công ty trong tương lai.

Phát hiện này hoàn toàn trái

ngược với Lý thuyết tín hiệu. 7 Ahmed và Javid (2009) ^The determinants of dividend policy in Pakistan

- Phạm vi nghiên cứu: 320 công ty phi tài

chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Karachi, Pakistan trong giai đoạn 2001 - 2006.

- Phương pháp hồi quy: OLS.

- Các biến ảnh hưởng: Khả năng sinh lời,

EPS, Tỷ lệ cổ tức trong quá khứ, Quy mô, Tỷ số nợ, Quyền sở hữu, Cơ hội đầu

tư, Thanh khoản thị trường.

Tỷ lệ cổ tức có mối tương quan thuận với với EPS ở hiện tại, tỷ lệ cổ tức trong quá khứ, mức độ tập trung sở hữu và tính thanh khoản của thị trường nhưng lại có mối tương quan nghịch với cơ hội đầu tư, tỷ số nợ và quy mô của các công ty.

8 Gill và các cộng sự (2011) Determinants of dividend payout ratios: Evidence from United States

- Phạm vi nghiên cứu: các công ty dịch vụ và sản xuất ở Mỹ.

- Phương pháp hồi quy: OLS

- Các biến ảnh hưởng: Lợi nhuận biên, Tốc độ tăng trưởng doanh thu, Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số giá thị trường

trên giá sổ sách, Thuế.

Khả năng sinh lời và Tỷ lệ tăng trưởng có tác động rõ rệt trong cả hai trường hợp.

ảnh hưởng của thuế chỉ rõ rệt khi xem xét Tỷ lệ chi trả cổ tức thông thường còn Hệ số nợ trên vốn chủ ảnh hưởng mạnh đến Tỷ lệ đã điều chỉnh.

9 Al Shabibi và các cộng sự (2011) An empirical study on the determinants of dividend policy in the UK

- Phạm vi nghiên cứu: 90 công ty phi tài chính ở Vương quốc Anh trong năm 2007.

- Phương pháp nghiên cứu: Mô hình hồi quy bội.

- Các biến ảnh hưởng: nhóm quản trị công ty (số lượng thành viên hội đồng quản trị; sự độc lập của hội đồng quản trị

và hình thức kiểm toán); nhóm các đặc tính của công ty (quy mô công ty, lợi nhuận, tỷ số nợ; tốc độ tăng trưởng, mức

độ rủi ro, loại hình doanh nghiệp và tài sản hữu hình).

- Sự độc lập của hội đồng quản trị là một trong những

nhân tố quan trọng quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một vài đặc tính của công

ty như quy mô, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức của các công ty. 10 Bistrova và Lace (2012) Dividend policy determinants in CEE countries

- Phạm vi nghiên cứu: các công ty Trung

và Đông Âu.

- Các biến ảnh hưởng: Khả năng sinh lời,

Doanh thu cận biên, Cơ cấu vốn, Tăng trưởng doanh thu, Hệ số giá thị trường trên sổ sách.

- Lợi nhuận cận biên và hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng

nguồn vốn ảnh hưởng quan

trọng nhất đến mức cổ tức. - Khả năng sinh lời không có ý nghĩa đến tỷ lệ trả cô tức. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có quan hệ nghịch biến; Hệ số giá thị trường trên giá trị số sách quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ trả cổ tức nhưng không rõ rệt. 1 1 Theophano Patra và các cộng sự (2012) Determinants of corporate dividend policy in Greece

- Phạm vi nghiên cứu: 63 công ty phi tài chính niêm yết ở Hy Lạp giai đoạn 1993 - 2007.

- Phương pháp hồi quy: GMM.

- Các biến ảnh hưởng: Quy mô công ty, Lợi nhuận, Tính thanh khoản, Cơ hội đầu

tư, Đòn bẩy tài chính, Rủi ro kinh doanh.

- Quy mô, lợi nhuận và tính

thanh khoản là yếu tố làm gia tăng khả năng trả cổ tức.

- Cơ hội đầu tư, đòn bẩy tài

chính và rủi ro kinh doanh làm giảm khả năng trả cổ tức của công ty.

1 2 AliyaBushra và Nawazish Mirza (2015) The Determinants of Corporate Dividend Policy in Pakistan

- Phạm vị nghiên cứu: 75 công ty niêm yết trên KSE trong giai đoạn 2005- 2010.

- Phương pháp hồi quy: OLS.

- Các biến ảnh hưởng: Lợi nhuận thường,

Quy mô công ty, Tăng trưởng doanh thu và Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách.

Tỷ suất cổ tức có mối tương

quan nghịch chiều với quy mô doanh nghiệp và hệ số giá trị thị trường trên giá trị

sổ sách, có tương quan thuận chiều với tăng trưởng doanh thu. 1 3 Imad Jabbouri (2016) Determinants of corporate dividend policy in emerging markets: Evidence from MENA stock markets

- Phạm vi nghiên cứu: các thị trường chứng khoán mới nổi ở Trung Đông và Bắc Phi (MENA) trong giai đoạn 2004 - 2013.

- Phương pháp: Phân tích dữ liệu bảng. - Các biến ảnh hưởng: Lợi nhuận, Tính thanh khoản, Quy mô công ty, Đòn bẩy tài chính, Tốc độ tăng trưởng, Dòng tiền tự do, Trạng thái nền kinh tế.

Chính sách cổ tức có tương

quan thuận chiều với quy mô, lợi nhuận hiện tại và tính thanh khoản, nhưng có tương quan nghịch chiều với đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng, dòng tiền tự do và trạng thái của nền kinh tế. 1 4 Nguyễn Thị Minh Huệ và các cộng sự (2014) Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty cổ phần tại Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012. - Phương pháp: Mô hình FEM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các biến ảnh hưởng: Khả năng sinh lời,

Tỷ lệ tăng trưởng, Quy mô công ty, Đòn bẩy tài chính.

- Khả năng sinh lời và Quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến Tỷ lệ cổ tức. - Tỷ lệ tăng trưởng và Đòn bẩy nợ có quan hệ ngược chiều với Tỷ lệ cổ tức của các công ty. 1 5 Trương Đông Lộc (2015) Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

- Phạm vi nghiên cứu: 236 công ty phi tài

chính trong giai đoạn 2010 - 2012. - Phương pháp: mô hình FEM và REM. - Các biến ảnh hưởng: Thu nhập trên mỗi

cổ phần, Tốc độ tăng doanh thu, Tỷ số nợ, Khả năng thanh toán, Quy mô công ty, Thời gian niêm yết, Sở hữu nhà nước,

Khả năng kiểm soát, Hình thức trả cổ tức.

Tỷ lệ chi trả cổ tức phụ thuộc vào các nhân tố sau: Thu nhập trên mỗi cổ phần,

Khả năng kiểm soát và Hình thức chi trả cổ tức.

Kết luận chương 2

Ở Chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về lý thuyết cổ tức và chính sách cổ tức cũng như giới thiệu các chính sách chi trả cổ tức được sử dụng phổ biến trên thế giới. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đưa ra một số lý thuyết nền tảng về chính sách cổ tức của các công ty.

Đồng thời, qua Chương 2, tác giả đã tìm hiểu các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty, từ đó đưa ra một số yếu tố cụ thể để xem xét mức độ ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành điện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2018. Các

nhân tố được lựa chọn là các nhân tố nội sinh của doanh nghiệp nhằm mục đích có thể đánh giá tác động cụ thể của các yếu tố.

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:

Sơ đồ 1 - Quy trình nghiên cứu

Tìm hiểu và tổng hợp các lý thuyết có liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó.

∖________________________________________________________________/

Xác định các yếu tố thuộc đặc điểm công ty tác động đến chính sách phân phối cổ tức của các công ty điện trên TTCKVN giai đoạn 2011-2018.

∖________________________._____________________________________/

Thu thập số liệu của 15 CTCP ngành điện niêm yết trên TTCKVN trong 8 năm từ 2011-2018, tương ứng 109 quan sát để phân tích.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc DRL, thực hiện các kiểm định cần thiết bằng phần mềm Stata 13.

∖______________________________________________________________/

Phát hiện biến nào trong các biến DPRt-1, ROE, Grow, Size, EPS, Dept, CF tác động đến chính sách phân phối cổ tức.

∖__________________________________.________________________)

3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BIẾN ĐẠI DIỆN:

Trong bài nghiên cứu này, Tỷ lệ cổ tức (DPR) được lựa chọn làm biến phụ thuộc

để nghiên cứu về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp ngành điện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011-2018. Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức và tình hình thực tế về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội với giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp điện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao

gồm: Tỷ lệ cổ tức năm trước (DPRt-1), Khả năng sinh lời (ROE), Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Grow), Quy mô doanh nghiệp (Size), Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), Đòn bẩy nợ (Dept), Dòng tiền (CFF).

3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu và các biến đại diện:Tỷ lệ trả cổ tức năm liền trước (DPRt-1): Tỷ lệ trả cổ tức năm liền trước (DPRt-1):

Theo Lintner (1956), các doanh nghiệp rất khó để đưa ra một mức cổ tức cao hơn so với mức cổ tức được công bố của năm kề trước trừ khi họ chắc chắn về sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa nếu tỷ lệ cổ tức trong quá khứ càng thấp thì tỷ lệ cổ tức hiện tại càng thấp và ngược lại. Trong bài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty phi tài chính ở Pakistan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giai đoạn 2001 - 2006, Ahmed và Javid (2009) cũng đã đưa ra kết luận rằng Tỷ lệ cổ tức có mối quan hệ cùng chiều với Tỷ lệ cổ tức trong quá khứ. Do vậy, giả thuyết nghiên cứu là tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước có quan hệ đồng biến (+) với chính sách phân phối cổ tức.

Hi: Tỷ lệ chi trả cổ tức năm liền trước của công ty càng cao thì tỷ lệ cổ tức của công ty càng cao.

Công thức tính như sau:

DPRt-1 = Cổ tức mỗi cổ phần năm t -1 / Mệnh giá mỗi cổ phiếu

Khả năng sinh lời (ROE):

ROE là biến đại diện cho khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời được xem là nhân

tố trực tiếp quyết định khả năng chi trả cổ tức của công ty (Lintner, 1956). Doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lời cao có thể trả nhiều cổ tức mà vẫn đủ khả năng tài trợ các dự án đầu tư bằng vốn nội tại (Fama & French, 2001). Nghiên cứu của Al-Malkawi (2007) cũng chỉ ra rằng những công ty trả cô tức cao là những công ty có lợi nhuận 39

lớn. Như vậy, giả thuyết đưa ra là khả năng sinh lời có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức chi trả cố tức.

H2: Khả năng sinh lời của công ty có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ cổ tức.

Công thức tính như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Grow):

Công ty có tỷ lệ tăng trưởng càng cao thì càng có nhu cầu vốn lớn để tài trợ các

cơ hội đầu tư hấp dẫn, do đó khả năng chi trả cổ tức càng thấp và ngược lại. Trong nghiên cứu của Mohammed Amidu và Joshua Abor (2006) cũng thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ tăng trưởng với mức cổ tức. Trong luận văn này, biến tỷ lệ

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 36)