Thống kêmô tả các biến độc lập:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 56 - 58)

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Stata

Qua kết quả thống kê mô tả ở Bảng 5 đã tính toán được giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các doanh nghiệp điện niêm yết trên

thị trường chứng khoán Việt Nam với các nhân tố tác động sau:

Biến phụ thuộc DPR thay đổi trong khoảng từ 2% đến 65% với giá trị trung bình là 17,53%, cho thấy biến động tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp điện niêm yết trên TTCK Việt Nam từ 2011 - 2018 trung bình là 17,35%.

Yếu tố Tỷ lệ cổ tức năm liền trước (DPRt-1) có giá trị trung bình là 13,67%. Trong đó, giá trị lớn nhất là 51,75%, giá trị nhỏ nhất là 1%. Độ biến thiên của tỷ lệ cổ tức tương đối lớn (40,75%).

Yếu tố Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của 15 công ty là khoảng 16,78%. Trong đó, giá trị lớn nhất đạt 66,16% và giá trị nhỏ nhất là -0,59%.

Nhìn chung, ROE của các công ty biến động tương đối lớn trong giai đoạn 2011- 2018

với độ lệch chuẩn 11,3%. Một số doanh nghiệp có giá trị ROE âm, chứng tỏ có doanh

nghiệp làm ăn thua lỗ ở một số năm trong thời gian nghiên cứu.

Biến Grow (tốc độ tăng trưởng doanh thu) của các công ty là biến có sự phân hoá không đồng đều nhất trong giai đoạn 2011-2018. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng doanh

DPR DPRt-1 ROE Grow Size EPS Dept CF

DPR 1

thu biến động từ khoảng -54,7% đến 472,58% với độ lệch chuẩn lên đến 60%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của các doanh nghiệp đạt 19,6%/năm, chứng tỏ phần lớn các doanh nghiệp điện giai đoạn 2011-2018 tăng trưởng tương đối tốt. Công

ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn nhất là CTCP Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 (NT2),

có tốc độ tăng trưởng doanh thu lên đến 472,58% vào năm 2012 do trong năm này công ty chuyển từ giai đoạn quản lý dự án sang hoạt động sản xuất kinh doanh điện, khiến doanh thu thuần của NT2 tăng lên đột biến từ 952 tỷ đồng năm 2011 lên 5.451 tỷ đồng năm 2012.

Nhân tố lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) trung bình đạt 2.334 đồng/cổ phiếu. Trong đó giá trị lớn nhất là 7.443 đồng/cổ phiếu. Giá trị thấp nhất là -58 đồng/cổ phiếu. Độ lệch chuẩn là 1.352 đồng/cổ phiếu.

Quy mô (Size) được thể hiện qua tổng tài sản của các công ty. Từ kết quả ở bảng 5, ta thấy các doanh nghiệp điện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

giai đoạn 2011 - 2018 có mức tổng tài sản trung bình khoảng 2.900 tỷ đồng. Trong đó, giá trị nhỏ nhất là 123 tỷ và giá trị lớn nhất là 14.473 tỷ đồng. Độ lệch chuẩn là 3.586 tỷ đồng.

Đòn bẩy nợ (Dept) của các công ty trung bình là 1,014. Mức biến thiên dao động từ 0,03 đến 4,21. Độ lệch chuẩn của biến Dept là 0,8. Từ đó cho thấy các công ty điện có tỷ lệ nợ tương đối cao. Như đã trình bày ở mục 4.1.3, do đặc thù các công ty điện có nhu cầu vốn ban cầu lớn, dẫn đến tỷ lệ vay nợ của các công ty này thường rất cao.

Dòng tiền tài chính bình quân của các công ty mang giá trị âm (-199,12 tỷ đồng).

Độ lệch chuẩn là 586,79 tỷ đồng. Giá trị lớn nhất là 1.902 tỷ đồng và giá trị nhỏ nhất là -3.130 tỷ đồng. Giá trị trung bình nhỏ hơn 0 cho thấy dòng tiền tài chính của các doanh nghiệp điện trên thị trường chứng khoán Việt Nam thường mang giá trị âm. Điều này cũng đã được lý giải ở mục 4.1.3, do dòng tiền tài chính thường xoay quanh

các hoạt động vay và trả nợ, hoạt động trả cổ tức cho cổ đông. Do các công ty điện thường có tỷ lệ nợ cao, nên dòng tiền tài chính trong năm thường âm để phục vụ việc

thanh toán các khoản nợ vay. Bên cạnh đó, hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt được các công ty điện sử dụng chủ yếu, nhiều công ty duy trì trả cổ tức tiền mặt đều đặn qua các năm cũng góp phần khiến dòng tiền tài chính âm.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 56 - 58)