Các chính sách chi trả cổ tức:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 25 - 28)

• Chính sách cổ tức ổn định (Stable Dividend Policy):

Chính sách cổ tức ổn định là chính sách mà theo đó mức lợi tức cổ phần mà cổ đông được chia sẻ không thay đổi trong một khoảng thời gian (Lê Mạnh Hưng và các

cộng sự, 2015). Điều này có nghĩa là sự thay đổi của mức lợi tức cổ phần phải chậm hơn sự thay đổi của lợi nhuận. Khi lợi nhuận sau thuế của công ty tăng, mức lợi tức cổ phần chưa tăng ngay. Chỉ khi nào các nhà quản trị tin rằng sự tăng trưởng ấy là bền vững thì lúc đó mức lợi tức cổ phần mới tăng và công ty phải cố gằng để duy trì nó ở mức này. Trong trường hợp lợi nhuận sau thuế giảm, mức cổ tức vẫn được chia ở mức cũ cho tới khi nào công ty nhận thấy sự phục hồi của lợi nhuận chưa thể xảy ra trong thời gian tới.

Tóm lại, chính sách cổ tức ổn định có các đặc điểm đáng chú ý như sau:

- Công ty cố gắng duy trì sự ổn định của mức cổ tức , tránh việc điều chỉnh

cổ tức lên xuống thất thường.

- Việc nâng mức cổ tức trả cho cổ đông phải dựa trên sự tăng trưởng ổn định của công ty.

- Việc giảm mức chia cổ tức phải được thực hiện từng bước và lưu ý đến tác động của hiệu ứng tín hiệu, tránh để nhà đầu tư hiểu lầm về tình hình

hoạt động của công ty.

Trong thực tế, có nhiều chính sách chia cổ tức khác nhau, tuy nhiên đa số các công ty và cả các nhà đầu tư đều ưa chuộng chính sách cổ tức ổn định. Điều này có thể được giải thích bởi các lý do sau :

- Đối với các công ty, chính sách này làm tăng giá trị cổ phần. Các giám đốc tài chính tin rằng các nhà đầu tư sẽ trả một giá cao hơn cho cổ phần của công ty chi trả cổ tức ổn định, do đó làm giảm chi phí sử dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp.

- Các nhà đầu tư cho rằng việc thay đổi chính sách cổ tức có nội dung hàm

chứa thông tin - họ đánh đồng các thay đổi trong mức cổ tức của doanh nghiệp với khả năng sinh lời. Sự cắt giảm cổ tức được xem như một tín hiệu xấu về sự tăng trưởng tiềm năng của công ty và ngược lại.

- Nhiều cổ đông đặc biệt quan tâm và lệ thuộc vào dòng cổ tức ổn định vì mục tiêu lợi nhuận của họ do chi phí mỗi lần giao dịch cũng như sự bất tiện và độ trễ của thị trường khiến lợi nhuận từ việc bán bớt cổ phần không thể thay thế hoàn hảo cho lợi nhuận cổ tức đều đặn.

- Cổ tức ổn định là một đòi hỏi mang tính pháp lý. Vì nhiều định chế điều phối tài chính như các phòng ủy thác của ngân hàng, quỹ hưu bổng và các công ty bảo hiểm thường bị giới hạn về loại cổ phần thường được phép sở hữu. Để đủ tiêu chuẩn liệt kê trong các “danh sách hợp pháp” này, doanh nghiệp phải có một thành tích cổ tức liên tục và ổn định.

Chính sách thặng dư cổ tức (Residual Dividend Policy):

Ngược lại với chính sách cổ tức ổn định, chính sách thặng dư cổ tức lại ưu tiên cho nhu cầu đầu tư. Trong chính sách này, cổ tức chỉ được trả khi lợi nhuận sau thuế đã thoả mãn được nhu cầu đầu tư của công ty. Do vậy, cổ tức được xem là “phần 22

thừa” hay phần còn lại của lợi nhuận sau thuế khi lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho các dự án đầu tư trong tương lai (Lê Mạnh Hưng và các cộng sự, 2015).

Đặc điểm chính của chính sách thặng dư cổ tức là ưu tiên cho đầu tư, phần còn lại mới được sử dụng để chia cổ tức. Nói cách khác, chính sách này ngụ ý mức chi trả cổ tức của doanh nghiệp sẽ thay đổi từ năm này sang năm khác tùy thuộc vào lợi nhuận sau thuế và cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Bởi lẽ, lợi nhuận sau thuế và cơ hội đầu tư thường thay đổi theo chu kỳ và ngành nghề kinh doanh. Chính sách cổ tức

này cũng đề xuất những công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng nên có tỷ lệ cổ tức thấp hơn những công ty trong giai đoạn bão hòa.

Như vậy, khi công ty thực hiện chính sách thặng dư cổ tức, các cổ đông sẽ phải đối mặt với tình trạng không ổn định của mức cổ tức. Điều này không hẳn là xấu đối với các nhà đầu tư không cần nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, đối với nhóm nhà đầu tư ưa thích cổ tức ổn định thì chính sách này có thể gây bất lợi cho họ. Vì vậy, trong thực tế chính sách thặng dư cổ tức có thể được điều chỉnh lại để khắc phục tính bất ổn của cổ tức. Cụ thể như sau:

- Công ty nên ước lượng thu nhập và các cơ hội đầu tư trung bình trong khoảng 3 - 5 năm sắp tới.

- Từ những số liệu đã được xác định ở trên cùng với cơ cấu vốn mục tiêu, công ty có thể ước lượng mức cổ tức trung bình sẽ được chia trong những

năm sắp tới.

- Từ đó có thể xây dựng chính sách cổ tức mục tiêu trong các năm sắp tới.

Như vậy, chính sách thặng dư cổ tức trong thực tế có thể được điều chỉnh để khắc phục tính bất ổn của mức cổ tức chi trả. Và chính sách này thường có ý nghĩa trong dài hạn khi sử dụng để xác định mức cổ tức mục tiêu thay vì xác định mức cổ tức được chia trong một năm nào đó.

Trong thực tế, ngoài hai chính sách cổ tức nói trên còn có rất nhiều chính sách khác nhau để xác định mức cổ tức chia cho các cổ đông. Việc chọn chính sách cổ tức đòi hỏi được xem xét cẩn thận bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và tới sự phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 25 - 28)