Các lý thuyết về chính sách cổ tức:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 28)

Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory):

Theo Miller và Modigliani (1961), sự thay đổi của chính sách cổ tức là “tín hiệu” dự báo về thu nhập của công ty trong tương lai. Các công ty theo đuổi chính sách cổ tức ổn định chỉ tăng mức chi trả cổ tức khi họ chắc chắn rằng lợi nhuận trong

tương lai của công ty sẽ cao hơn để duy trì mức cổ tức cao cho cổ đông. Ngược lại, khi lợi nhuận giảm mức cổ tức sẽ không giảm ngay trừ khi công ty nhận thấy sự phục

hồi của lợi nhuận không thể xảy ra trong thời gian tới. Do đó, đối với các nhà đầu tư, tuyên vố tăng mức chia cổ tức của các công ty là tín hiệu tốt, cho thấy ban lãnh đạo công ty đang lạc quan về lợi nhuận kỳ vọng của công ty. Ngược lại, tuyên bố giảm mức cổ tức là tín hiệu xấu, cho thấy sự bi quan của ban lãnh đạo về lợi nhuận kỳ vọng

của công ty. Tóm lại, tác động của Lý thuyết tín hiệu có ý nghĩa rất lớn, các nhà đầu tư có thể suy luận thông tin về thu nhập của một công ty thông qua tín hiệu đến từ thông báo chi trả cổ tức. Do vậy, các công ty cần thận trọng, lường trước những thay đổi của thị trường khi muốn thay đổi chính sách cổ tức.

Lý thuyết cổ tức tiền mặt cao (Bird-in-the-hand Theory) - BIHH:

Được đưa ra bởi Gordon (1963), ông kết luận rằng các nhà đầu tư luôn thích tiền mặt trong tay hơn là việc hứa hẹn tăng vốn trong tương lai vì sự thành bại của dự

án mới trong tương lai vẫn còn là một câu hỏi mở. Do đó, cổ tức được chia trong tương lai cho dù có lớn hơn nhưng rủi ro cao hơn (vì tính không chắc chắn). Cổ tức tiền mặt làm giảm tính bất trắc của các cổ đông, cho phép họ chiết khấu lợi nhuận

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w