Phân tích kết quả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 66)

Dựa vào kết quả hồi quy ở Bảng 12, phương trình hồi quy cuối cùng được xây dựng cho mô hình có dạng như sau:

DPR = 0,402 + 0,3675*ROE - 0,0276*Grow - 0,0634*Size - 0,0000716*CFF Ảnh hưởng của các nhân tố (biến giải thích) đến tỷ lệ chi trả cổ tức (biến phụ thuộc) của các công ty điện niêm yết trên TTCK Việt Nam được diễn giải như sau:

Khả năng sinh lời (ROE): ROE là một trong hai nhân tố có tác động rõ rệt nhất đến Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR). Hệ số tương quan của biến ROE là 0,367. Nghĩa là trong trường hợp các nhân tố khác giữ nguyên, nếu ROE của doanh nghiệp tăng lên 1% thì doanh nghiệp sẽ tăng mức chi trả cổ tức lên 0,367%. Hệ số này dương

cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa khả năng sinh lời với Tỷ lệ chi trả cổ tức. Điều này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Khi doanh nghiệp có khả năng

sinh lời tốt sẽ giúp mức cổ tức chi trả cho các cổ đông tăng lên. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây: Mohammed Amidu & Joshua Abor (2006), Al Shabibi và G. Ramesh (2011), Todd Mitton (2004).

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Grow): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức chi trả cổ tức. Hệ số tương quan của Grow là -0,0276 cho thấy các công ty có tỷ lệ tăng trưởng nhanh thường trả cổ tức ở mức thấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đặt ra ban đầu cũng như các nghiên cứu trước đây (Mohammed Amidu và Joshua Abor (2006), Aliya Bushra và Nawazish Mirza (2015)). Khi công ty có tốc độ tăng trưởng cao hay những công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng thường có xu hướng giữ lại tiền mặt và giảm mức cổ tức chi trả để đầu tư vào các dự án lớn nhằm giúp công ty tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của biến Grow lại không thực sự rõ ràng do giá trị P>∣z∣lớn (0,098).

Quy mô công ty (Size): Kết quả hồi quy chứng minh rằng quy mô công

ty có tác động tương đối rõ rệt đến mức chi trả cổ tức của các công ty điện niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 5%. Hệ số tương quan âm (-0,0634) cho thấy quy mô công ty và mức chi trả cổ tức có quan hệ tỷ lệ nghịch. Cụ thể, nếu quy mô công ty tăng lên 1% thị mức cổ tức chi trả sẽ giảm khoảng 0,0634 đồng. Kết quả này trái ngược với kỳ vọng đặt ra là công ty có quy mô càng lớn thì tỷ lệ chi trả cổ tức

của công ty càng cao. Kết quả này cũng ngược lại với các nghiên cứu trước đây như Fama và French (2002), Imad Jabbouri (2016), Theophano Patra và các cộng sự (2012). Tuy nhiên, điều này lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Aliya Bushra và Nawazish Mirza (2015). Nghiên cứu này chứng minh rằng công ty càng lớn thì càng có khả năng giữ lại tiền mặt để trả các khoản nợ của mình. Từ đó, có thể thấy kết quả

này cũng rất phù hợp với tình hình của các công ty điện niêm yết trên TTCK Việt Nam. Do đa số các công ty điện thường vay nợ ngoại tệ dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lớn và các công ty quy mô càng lớn thì càng cần nhiều vốn đầu tư dẫn đến nợ vay cao. Do đó, các công ty điện càng lớn thì càng cần nhiều tiền mặt để thanh toán các khoản nợ vay của mình. Bên cạnh đó, những công ty lớn cũng có thể giữ lại tiền nhằm mở rộng đầu tư trong tương lai thay vì thu hút các nhà đầu tư bằng cổ tức như những công ty nhỏ. Điều này dẫn đến một thực trạng là mức chi trả cổ tức của những

công ty điện lớn hơn thường thấp hơn những công ty điện có quy mô vừa và nhỏ.

Dòng tiền tài chính (CFF): CFF là biến có ý nghĩa ảnh hưởng rõ rệt nhất đến Tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty điện niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 với mức ý nghĩa 1% (P>∣z∣ = 0,001). Tuy nhiên, hệ số tương quan

giữa Tỷ lệ cổ tức với biến này lại rất thấp (-0,0000716). Cụ thể, trong trường hợp các

yếu tố khác không thay đổi, mỗi đồng tăng thêm trong dòng tiền tài chính của công ty sẽ làm mức cổ tức chi trả giảm xuống 0,0000726 đồng. Điều này cũng thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa Tỷ lệ chi trả cổ tức với Dòng tiền tài chính của công ty. Kết quả trên trái ngược với giả thuyết ban đầu cũng như những nghiên cứu trước đây Mohammed Amidu và Joshua Abor (2006), Theophano Patra và các cộng sự (2012).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các biến khác trong mô hình (Tỷ lệ chi trả cổ

tức năm trước, Thu nhập mỗi cổ phần, Đòn bẩy tài chính) mặc dù có mối tương quan dương/âm với Chính sách cổ tức nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Những kết quả này cũng có thể tương đồng hoặc khác biệt so với kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm trước đây do sự khác nhau của điều kiện thị trường, quy mô mẫu, đặc thù ngành hay thời gian nghiên cứu.

Kết luận chương 4

Trong chương 4, tác giả đã thực hiện hồi quy mô hình bằng phương pháp định lượng những yếu tố được xây dựng trong chương 3 bao gồm các biến và các quan sát

trong biến thông qua hồi quy đa biến bằng các mô hình Pooled OLS, FEM, REM và xử lý trên phần mềm Stata 13.0.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chính sách cổ tức của các công ty điện niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 có sự tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới. Trong đó, khả năng sinh lời có tác động tích cực và quyết định đến mức

cổ tức của doanh nghiệp, điều này hàm ý các doanh nghiệp có mức sinh lời càng lớn thì càng có khả năng tăng mức cổ tức chi trả cho các cổ đông. Biến Dòng tiền tài chính cũng là một biến có mức ý nghĩa thống kê cao, nhưng có quan hệ nghịch biến với Tỷ lệ chi trả cổ tức. Theo đó, những công ty điện có dòng tiền tài chính càng lớn thì càng có khả năng chi trả cổ tức cao hơn cho cổ đông và ngược lại. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều của Tốc độ tăng trưởng doanh thu và Quy mô công ty đối với Tỷ lệ chi trả cổ tức nhưng với mức ý nghĩa thấp hơn. Cụ thể, khi các nhân tố khác không đổi, nếu Tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng 1% thì mức cổ tức chi trả sẽ giảm 0,0276 đồng và nếu Quy mô công ty tăng lên 1 đơn vị thì Tỷ lệ cổ tức sẽ giảm 0,0634 đồng. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cũng tìm thấy mối tương quan giữa các biến Tỷ lệ cổ tức năm trước, EPS và Đòn bẩy tài chính với Tỷ lệ chi trả cổ tức nhưng mức ý nghĩa thống kê không đáng kể.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu tập trung xác định các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp điện niêm yết trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian 8 năm 2011 - 2018. Nhìn chung, các doanh nghiệp điện niêm yết ở Việt Nam có tỉ lệ chi trả cổ tức thấp và sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp là không quá lớn. Cụ thể, đa số các doanh nghiệp có tỷ lệ cổ tức ở mức 5%-15%, tỷ lệ cổ tức bình quân của các doanh

nghiệp này là 17.91%. Bên cạnh đó, qua thực trạng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp điện niêm yết trên TTCK Việt Nam cho thấy, có 3 phương thức chi trả cổ tức phổ biến, tuy nhiên phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Trong giai đoạn nghiên cứu, tỉ suất cổ tức tiền mặt chi trả của mỗi doanh nghiệp thường thay đổi không đáng kể.

Kết quả nghiên cứu chính sách cổ tức của các công ty điện niêm yết trên TTCK

Việt Nam phản ánh sự tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới: (i) Khả năng

sinh lời là nhân tố có ảnh hưởng tích cực và quyết định đến mức cổ tức; (ii) Công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu càng lớn thì mức chi trả cổ tức của công ty đó càng giảm; (iii) Công ty có quy mô càng lớn thì tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông càng thấp; (iv) Dòng tiền tài chính của công ty có tác động ngược chiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức. Kết quả nghiên cứu này gợi ý các doanh nghiệp lựa chọn chính sách chi trả cổ tức hợp lý dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh cũng như phù hợp với tình hình hoạt động của từng công ty. Với các nhà đầu tư, có thể dựa vào tình hình kinh doanh của các công ty để tính toán, dự báo mức cổ tức, từ đó ra quyết định đầu tư.

Ngoài những nhân tố trên vẫn còn rất nhiều nhân tố khác tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp, nhưng chưa được đề cập vào mô hình như: Cơ cấu sở hữu, thuế, lãi suất... Chính vì vậy, kết quả của mô hình trên là một trong những căn cứ giúp các công ty điện niêm yết nói riêng và các công ty điện nói chung nghiên cứu

và định ra chính sách chi trả cổ tức phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.

5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ:

Những kết quả của nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà quản trị của các công ty điện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam xây dựng một chính sách cổ tức phù hợp với đặc điểm và mục tiêu phát triển của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa trên kết quả nghiên cứu, ta thấy Chính sách cổ tức chịu ảnh hưởng bởi Khả

năng sinh lời, cụ thể là ROE. Do đó, để có thể tăng mức cổ tức chi trả một cách bền vững, không gì hơn là các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh, tối thiểu hóa chi phí để tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Để làm được điều này, các doanh nghiệp điện cần có kế hoạch mở rộng quy mô, đầu tư thêm nhà máy phát điện, gia tăng sản lượng điện thương phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cũng như để đối phó với điều kiện thời tiết bất ổn.

Bên cạnh đó, cổ tức cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dòng tiền tài chính của các doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu, khi dòng tiền tài chính càng tăng thì mức chi

trả cổ tức của các công ty điện càng giảm. Điều này có thể được hiểu như sau, do bản

chất của dòng tiền tài chính xoay quanh các hoạt động vay và trả nợ. Do đó, khi dòng

tiền tài chính tăng, các công ty có xu hướng sử dụng tiền để trả nợ thay vì chia cổ tức

cho cổ động bởi các công ty điện thường có một khoản nợ vay ngoại tệ dài hạn do nhu cầu vốn lớn ban đầu như đã đề cập ở chương 4. Vì thế, để tránh rủi ro tỷ giá, các công ty điện có xu hướng ưu tiên thanh toán nợ vay hơn việc chi trả cổ tức. Do vậy, các doanh nghiệp điện cần xây dựng chính sách cổ tức phù hợp để vừa đảm bảo mức trả cổ tức hợp lý cho cổ đông vừa có một phần lợi nhuận giữ lại ổn định để thanh toán

các khoản nợ phải trả hằng năm. Đối với nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư quan tâm đến cổ tức, có thể cân nhắc xem xét cổ phiếu của những công ty điện đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ vì những công ty này sẽ có mức cổ tức cao hơn do không phải dùng tiền để trả nợ, đồng thời tránh được rủi ro về tỷ giá.

Ngoài hai biến nêu trên, Tốc độ tăng trưởng doanh thu và Quy mô công ty cũng

có tác động đến chính sách cổ tức của các công ty điện trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hai biến này có quan hệ ngược chiều với mức chi trả cổ tức. Như vậy, đối với những công ty có quy mô càng lớn và tốc độ tăng trưởng càng cao thì việc chi trả

cổ tức càng ít được cân nhắc. Từ đó, các nhà quản trị có thể xây dựng các chính sách phù hợp với công ty mình. Đặc biệt đối với những công ty quy mô lớn và tốc độ tăng

trưởng cao, có kế hoạch đầu tư mở rộng trong tương lai, các nhà quản trị cần xây dựng mức cổ tức phù hợp trong vài năm tới và nên áp dụng chính sách thặng dư cổ tức để có thể cân bằng giữa việc trả nợ và đầu tư với việc chi trả cổ tức. Ve phía nhà đầu tư, những nhà đầu tư ưa chuộng cổ tức sẽ không phù hợp với những công ty có quy mô lớn hay tốc độ tăng trưởng cao, thay vào đó nên cân nhắc cổ phiếu của các công ty vừa và nhỏ. Những công ty này sẽ có chính sách cổ tức hấp dẫn hơn do họ cần tạo niềm tin và tìm kiếm nguồn vốn thị trường. Ngược lại, những nhà đầu tư tăng

trưởng có thể xem xét những công ty quy mô lớn và có tốc độ tăng trưởng cao do những công ty này rất có tiềm năng trong tương lai.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể xây dựng các kế hoạch dài hạn để từ đó đưa ra chính sách cổ tức phù hợp và mang tính chiến lược.

5.2.1. Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn của doanh nghiệp:

Như đã nêu ở chương 4, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp điện thường bất ổn do chịu ảnh hưởng khá nhiều từ yếu tố thời tiết. Do đó, thực hiện chi trả cổ tức theo một mức ổn định sẽ không thật sự hợp lý. Thay vào đó, các doanh nghiệp điện có thể thực hiện chính sách thặng dư cổ tức để đưa ra mức cổ tức hợp lý tuỳ vào kết quả kinh doanh và nhu cầu đầu tư của từng thời điểm trong tương lai. Tuy

nhiên, để hạn chế sự bất ổn của mức cổ tức, các nhà quản trị có thể điều chỉnh chính sách bằng cách xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch trả cổ tức trong khoảng 3-5 năm tới.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp điện nói riêng đều công bố kế hoạch tài chính trong năm kế tiếp, ít doanh nghiệp nào công bố kế hoạch 3-5 năm tiếp theo. Do vậy, các nhà phân tích, nhà đầu tư chưa đủ cơ sở để nhìn

xa hơn về tương lai của doanh nghiệp. Những kế hoạch tài chính là những mục tiêu định lượng rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, việc công bố những kế hoạch tài chính dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

Đối với các doanh nghiệp điện, việc nắm rõ được quy luật tiêu thụ và sử dụng điện của khách hàng theo các chu kỳ thời gian là rất quan trọng. Các nhà quản trị có thể xem xét dựa trên nhu cầu tiêu thụ điện trong năm và thời gian dự báo của các hiện

tượng El Nino và La Nina trong tương lai để đưa ra chính sách trả cổ tức phù hợp.

5.2.2. Xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho doanh nghiệp:

Theo EVN, nhu cầu sử dụng điện của Việt Nam tăng nhanh. Tổng nhu cầu tiêu thụ điện tăng tại Việt Nam năm 2017 là 176.49 tỷ kWh. Tốc độ tăng trưởng bình quân

điện thương phẩm giai đoạn 2011 - 2017 là 11.96%/năm, cao gấp 1.97 lần so với tăng

trưởng GDP. Dự báo tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2017-2020F đạt 10.7%, 2021- 2025F là 9.7% và 2025-2030F đạt 8.7%. Trước thực trạng đó, xây dựng một cơ cấu vốn mục tiêu là hết sức cần thiết, cơ cấu vốn mục tiêu ảnh hưởng rất lớn trong việc xây dựng một chính sách cổ tức hợp lý cho doanh nghiệp. Một cơ cấu vốn hợp lý được xây dựng sẽ góp phần tài trợ cho các dự án tương lai, mở rộng quy mô và giúp

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 66)