Giả thuyết nghiên cứu và các biến đại diện:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 44 - 47)

Tỷ lệ trả cổ tức năm liền trước (DPRt-1):

Theo Lintner (1956), các doanh nghiệp rất khó để đưa ra một mức cổ tức cao hơn so với mức cổ tức được công bố của năm kề trước trừ khi họ chắc chắn về sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa nếu tỷ lệ cổ tức trong quá khứ càng thấp thì tỷ lệ cổ tức hiện tại càng thấp và ngược lại. Trong bài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty phi tài chính ở Pakistan

giai đoạn 2001 - 2006, Ahmed và Javid (2009) cũng đã đưa ra kết luận rằng Tỷ lệ cổ tức có mối quan hệ cùng chiều với Tỷ lệ cổ tức trong quá khứ. Do vậy, giả thuyết nghiên cứu là tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước có quan hệ đồng biến (+) với chính sách phân phối cổ tức.

Hi: Tỷ lệ chi trả cổ tức năm liền trước của công ty càng cao thì tỷ lệ cổ tức của công ty càng cao.

Công thức tính như sau:

DPRt-1 = Cổ tức mỗi cổ phần năm t -1 / Mệnh giá mỗi cổ phiếu

Khả năng sinh lời (ROE):

ROE là biến đại diện cho khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời được xem là nhân

tố trực tiếp quyết định khả năng chi trả cổ tức của công ty (Lintner, 1956). Doanh nghiệp có tỷ lệ sinh lời cao có thể trả nhiều cổ tức mà vẫn đủ khả năng tài trợ các dự án đầu tư bằng vốn nội tại (Fama & French, 2001). Nghiên cứu của Al-Malkawi (2007) cũng chỉ ra rằng những công ty trả cô tức cao là những công ty có lợi nhuận 39

lớn. Như vậy, giả thuyết đưa ra là khả năng sinh lời có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức chi trả cố tức.

H2: Khả năng sinh lời của công ty có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ cổ tức.

Công thức tính như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Grow):

Công ty có tỷ lệ tăng trưởng càng cao thì càng có nhu cầu vốn lớn để tài trợ các

cơ hội đầu tư hấp dẫn, do đó khả năng chi trả cổ tức càng thấp và ngược lại. Trong nghiên cứu của Mohammed Amidu và Joshua Abor (2006) cũng thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ tăng trưởng với mức cổ tức. Trong luận văn này, biến tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (GROW) được sử dụng để đại diện cho tốc độ tăng trưởng như

nghiên cứu của Aliya Bushra và Nawazish Mirza (2015). Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H3: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức.

Công thức tính như sau:

GROW = (Doanh thu năm t - Doanh thu năm t-1) / Doanh thu năm t-1

Quy mô (Size):

Quy mô công ty được tính bằng logarit của tổng tài sản, tương tự như nghiên cứu của Milton (2004). Những công ty có quy mô lớn thì có khả năng phân phối cổ tức cao (Fama và French, 2002). Điều này có thể lí giải do các công ty lớn thường dễ huy động vốn với chi phí thấp do các nhà cung cấp tín dụng tin tưởng vào khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, các doanh này có thể không cần sử dụng nguồn

vốn nội tại của mình và như vậy các doanh nghiệp lớn có khả năng chi trả cổ tức cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Al-Malkawi (2008); Theophano Patra và cộng sự (2012). Do vậy, giả thuyết nghiên cứu là quy mô công ty có mối quan hệ cùng chiều (+) với chính sách phân phối cổ tức.

H4: Quy mô của công ty càng lớn thì tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty càng cao.

Công thức tính như sau:

Thu nhập trên mỗi cổ phần:

Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thường được lưu hành trên thị trường được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận sau thuế chia cho tồng số cổ phiếu đang lưu hành. Ket quả nghiên cứu của Ahmed và Javid (2008) cho thấy EPS hiện tại có ảnh hưởng tích cực đến Tỷ lệ cổ tức của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2015) cũng đã tìm thấy bằng chứng về mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phần của các công ty. Do đó, giả thuyết mối quan hệ giữa biến thu nhập trên mỗi cổ phần với chính sách chi trả cổ tức là quan hệ cùng chiều (+).

H5: Thu nhập trên mỗi cổ phần càng lớn thì tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty càng cao.

Công thức tính như sau:

EPS = Lợi nhuận sau thuế / Số cổ phiếu đang lưu hành

Đòn bẩy nợ (Dept): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đòn bẩy tài chính được tính bằng cách lấy tổng nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) chia cho vốn chủ sở hữu. Những công ty nợ nhiều sẽ dễ bị áp lực về tài chính nên có khả năng phân phối cổ tức thấp để duy trì một lượng vốn nhất định để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của mình. Nghiên cứu của Al-Malkawi (2008); Theophano Patra và cộng sự (2012) đã chứng minh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa đòn bẩy tài chính đến mức chi trả cổ tức của công ty. Vì vậy, giả thuyết về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và chính sách cổ tức là quan hệ ngược chiều (-). Giả thuyết như sau:

H6: Công ty có đòn bẩy nợ càng lớn thì tỷ lệ chi trả cồ tức càng thấp.

Công thức tính như sau:

DEPT = Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu

Dòng tiền (CFF):

Dòng tiền trong năm của các công ty được đại diện bởi Dòng tiền tài chính (CFF). Đây là một biến thể hiện cho khả năng thanh khoản của công ty. Công ty có khả năng thanh khoản càng lớn thì càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức. Nghiên cứu của Theophano Patra và các cộng sự (2012) cũng đã chứng minh rằng tính thanh khoản của công ty là một trong các yếu tố làm tăng khả năng chi trả cổ tức. Trong nghiên cứu của mình, Mohammed Amidu và Joshua Abor (2006) cũng đã chứng minh

Nhân tố Biến Cách tính Dấu kỳ vọng

Biến phụ thuộc

Tỷ lệ cổ tức DPRt Cổ tức mỗi cổ phần năm t / 10.000đ

Biến độc lập

Tỷ lệ cổ tức năm trước DPRt-1 Cổ tức mỗi cổ phần năm t-1 / 10.000

+ Khả năng sinh lời ROE Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở

hữu

+ Tăng trưởng doanh thu Grow (St - St-1) / St-1 -

Quy mô Size Log (Tổng tài sản) +

Thu nhập trên mỗi cổ phần

EPS Lợi nhuận sau thuế / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

+ Đòn bẩy tài chính Dept Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu -

Dòng tiền CFF Thu nhập từ HĐTC -Chi phí từ HĐTC +

mối quan hệ đồng biến giữa mức chi trả cổ tức với dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, đối với biến dòng tiền, giả thuyết nghiên cứu đưa ra mối quan hệ cùng chiều (+) với chính sách phân phối cổ tức.

H7: Công ty có dòng tiền trong năm càng lớn thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao.

Công thức tính như sau:

CFF = Thu nhập từ hoạt động tài chính - Chi phí từ hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 44 - 47)