Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 58 - 60)

DPRt-1 0,5128 1 ROE 0,4853 0,5149 1 Grow -0,1547 -0,0768 -0,0438 1 Size -0,2462 -0,2983 -0,2829 -0,1520 1 EPS6 0,3563 0,3625 0,6236 -0,2703 -0,3665 1 Dept -0,3142 -0,3160 -0,3862 0,3319 0,4262 -0,6090 1 CFF -0,2473 -0,1845 -0,0883 -0,0902 -0,4846 -0,0001 -0,1127 1

Các biến VIF SQRT VIF Tolerance R-Squared DPR 1,68 1,30 0,5957 0,4043 DPRt-1 1,68 1,30 0,5962 0,4038 ROE 2,13 1,46 0,4693 0,5307 Grow Ũ9 1,09 0,8389 0,1611 Size 1,96 1,40 0,5097 0,4903 EPS 2T^ 1,52 0,4308 0,5692 Dept 1,82 1,35 0,5483 0,4517 CFF 179 1,32 0,5776 0,4224 Mean VIF = 1,81

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Stata

Phân tích tương quan được sử dụng trong nghiên cứu nhằm lượng hóa mức độ chặt chẽ và tìm kiếm mối quan hệ tuyến tính giữa các biến định lượng trước khi thực hiện mô hình hồi quy.

Hệ số tương quan giữa Tỷ lệ cổ tức năm t và Tỷ lệ cổ tức năm t-1 bằng 0,5128 cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa chính sách cổ tức với Tỷ lệ cổ tức năm liền trước. Kết quả này giống với nghiên cứu của Ahmed và Javid (2009) nghiên cứu cho thị trường chứng khoán Pakistan, thị trường có nét tương đồng với thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, hệ số này > 50% nên mức ý nghĩa của nó là khá cao.

Tương tự, biến ROE và EPS cũng có quan hệ đồng biến với DPR, điều này hoàn

toàn phù hợp với giả thuyết tác giả đặt ra ở chương 3.

Biến Size tương quan âm với DPR, điều này ngược lại với kết quả nghiên cứu của Fama và French (2002) cũng như kỳ vọng đặt ra của tác giả, công ty có quy mô càng lớn thì trả cổ tức càng cao.

Grow đại diện cho tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp, tương quan âm với DPR, điều này phù hợp với lý thuyết đặt ra ban đầu của tác giả là công ty có tỷ lệ tăng trưởng càng cao thì càng có nhu cầu vốn lớn để tài trợ các cơ hội đầu tư hấp

dẫn, do đó khả năng chi trả cổ tức càng thấp và ngược lại.

6Từ kiểm định này trở đi, giá trị của biến Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) được lấy Logarit để thuận tiện

cho việc đọc kết quả.

Biến Đòn bẩy nợ (Dept) tương quan âm với DPR với giá trị bằng -0,3142, phù hợp với lý giải khi doanh nghiệp tăng sử dụng nợ thì dễ bị áp lực về tài chính nên có khả năng phân phối cổ tức thấp.

Biến Dòng tiền (CFF) có hệ số tương quan ngược chiều với Tỷ lệ chi trả cổ tức,

điều này ngược lại với giả thuyết đặt ra là công ty có khả năng thanh khoản càng lớn thì càng có nhiều khả năng chi trả cổ tức.

Ma trận tự tương quan cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các biến với nhau,

tuy nhiên để xem xét mối quan hệ đồng thời của các biến độc lập lên biến phụ thuộc chúng ta tiếp tục phân tích kết quả của các mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCHCHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆPNGÀNH ĐIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598356-1923-003558.htm (Trang 58 - 60)