Đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
chính sách cổ tức của công ty được công bố. Cụ thể, D’Souza (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của chi phí đại diện, rủi ro thị trường và cơ hội đầu tư đến tỷ lệ chi trả cổ tức của 394 công ty Mỹ trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1997. Bằng chứng thực nghiệm thu được từ nghiên cứu này cho thấy chi phí đại diện và rủi ro thị trường có mối tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty. Tuy nhiên, nghiên
cứu này không tìm thấy mối tương quan nghịch giữa cơ hội đầu tư và tỷ lệ chi trả cổ tức như đã được ghi nhận bởi các nghiên cứu trước đó.
Liên quan đến các thị trường chứng khoán mới nổi, Adaoglu (2000) kiểm định giả thuyết về việc áp dụng chính sách cổ tức bằng tiền ổn định cho 76 công ty niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1985 - 1997. Không giống như những gì đã phát hiện trong các nghiên cứu được thực
hiện trên thị trường chứng khoán ở các nước phát triển, kết quả nghiên cứu này cho thấy các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Istanbul sử dụng chính sách
cổ tức bằng tiền không ổn định. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng lợi nhuận của công ty là nhân tố quyết định giá trị cổ tức nhận được của các cổ đông từ các công ty niêm yết.
Todd Mitton (2004) nghiên cứu chính sách cổ tức (qua Tỷ lệ chi trả cổ tức) ở 19 thị trường mới nổi, tác giả xem xét các nhân tố ảnh hưởng là hiệu quả quản trị doanh nghiệp: Quy mô công ty, Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, Khả năng sinh lời. Mô
hình hồi quy bình phương nhỏ nhất được sử dụng với hai trường hợp là có và không có các biến giả về ngành nghề và quốc gia. Kết quả cho thấy, những công ty quản trị doanh nghiệp càng hiệu quả thì mức cổ tức càng cao. Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức cổ tức. Hệ số tương quan của khả năng sinh lời dương và có ý nghĩa rõ rệt cho thấy công ty có nhiều lợi nhuận thì khả năng trả cổ tức cao hơn. Nhân tố cuối cùng là quy mô công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận nhưng ảnh hưởng không rõ rệt lên chính sách cổ tức, đặc biệt là khi có sự phân tách ngành nghề và quốc gia.
Mohammed Amidu và Joshua Abor (2006) phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết tại Ghana. Theo đó, các tác giả sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Ghana trong thời gian 6 năm từ 1998 - 2003 để thực hiện mô hình hồi quy OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ chi trả cổ tức với khả năng sinh lời, dòng tiền và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, rủi ro của doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng và hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có mối quan hệ tiêu cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
Al-Malkawi (2008) nghiên cứu những nhân tố quyết định chính sách chi trả cổ tức của các công ty Jordan trong giai đoạn 1989 - 2003. Nghiên cứu này cho thấy 29
quy mô công ty, tuổi, và khả năng sinh lời là những nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức.
Tsuji (2009) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty ngành điện gia dụng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận là nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty. Tuy nhiên, trên cơ sở số liệu thời gian nghiên cứu này đã kết luận
rằng việc chi trả cổ tức có xu hướng làm giảm EPS của các công ty trong tương lai. Phát hiện này hoàn toàn trái ngược với lý thuyết tín hiệu.
Ahmed và Javid (2009) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của 320 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Karachi, Pakistan trong giai đoạn 2001 - 2006. Sử dụng mô hình cổ tức của Lintner (1956), các tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ cổ tức phụ thuộc vào EPS ở hiện tại và tỷ lệ cổ tức trong quá khứ của các công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty nhạy cảm với EPS ở hiện tại hơn là tỷ lệ chi trả cổ tức trong quá khứ. Bên cạnh đó, kết quả
của nghiên cứu này còn cho thấy các công ty có lợi nhuận cao và EPS ổn định có dòng tiền tự do lớn nên thường chi trả cổ tức ở mức cao. Tỷ lệ chi trả cổ tức có mối tương quan thuận với mức độ tập trung sở hữu và tính thanh khoản của thị trường nhưng lại có mối tương quan nghịch với cơ hội đầu tư, tỷ số nợ và quy mô của các công ty.
Gill và các cộng sự (2011) đo lường ảnh hưởng của một số nhân tố đến tỷ lệ chi
trả cổ tức của các công ty thuộc ngành sản xuất và dịch vụ. Xét trên toàn bộ mẫu nghiên cứu, tỷ lệ chi trả cổ tức phụ thuộc vào lợi nhuận biên, tốc độ tăng trưởng doanh
thu, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và thuế. Đối với các công ty thuộc ngành dịch vụ, lợi nhuận biên, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là những
nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ cổ tức của các công ty. Đối với các công ty thuộc ngành sản xuất, tỷ lệ chi trả cổ tức lại phụ thuộc vào các nhân tố: lợi nhuận biên, thuế và tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách.
Al Shabibi và cộng sự (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm nhân tố quản trị công ty (số lượng thành viên hội đồng quản trị; sự độc lập của hội đồng quản trị và hình thức kiểm toán) và các đặc tính của công ty (quy mô công ty, lợi nhuận, tỷ số nợ; tốc độ tăng trưởng, mức độ rủi ro, loại hình doanh nghiệp và tài sản hữu hình) đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty phi tài chính ở Vương quốc Anh trong năm 30
2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự độc lập của hội đồng quản trị là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty. Ngoài ra, một vài đặc tính của công ty như quy mô, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ chia cổ tức của các công ty.
Nghiên cứu của Theophano Patra và các cộng sự (2012) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết ở Hy Lạp dựa trên dữ liệu của 63 công ty phi tài chính trong giai đoạn 1993 - 2007. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM để ước tính cấp độ của các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô, lợi nhuận và tính thanh khoản là yếu tố làm gia tăng khả năng trả cổ tức. Tuy nhiên, cơ hội đầu tư, đòn bẩy tài chính và rủi ro kinh doanh làm giảm khả năng trả cổ tức của công ty.
Khi nghiên cứu về chính sách chi trả cổ tức của các công ty Trung và Đông Âu, Bistrova và Lace (2012) đã xem xét ảnh hưởng của 5 nhân tố: khả năng sinh lời, doanh thu cận biên, cơ cấu vốn, tăng trưởng doanh thu, hệ số giá thị trường trên sổ sách lên Tỷ lệ chi trả cổ tức. Kết quả cho thấy nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến mức cổ tức là lợi nhuận cận biên và hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn, với hệ số tương quan dương đều có ý nghĩa ở mức 1%. Ngược lại, hệ số tương quan dương của Khả năng sinh lời không có ý nghĩa đến tỷ lệ trả cô tức. Tương tự, Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có quan hệ nghịch biến; Hệ số giá thị trường trên giá trị số sách quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ trả cổ tức nhưng cũng không rõ rệt.
Aliya Bushra và Nawazish Mirza (2015) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty trong các lĩnh vực khác nhau ở Pakistan thông qua sử dụng dữ liệu của 75 công ty niêm yết trên KSE trong giai đoạn 2005-2010. Các tác giả nhận thấy, những công ty có lợi nhuận thường có xu hướng trả cổ tức cao hơn các công ty thua lỗ. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp và hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có mối tương quan nghịch chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức. Tuy nhiên, tỷ suất cổ tức có tương quan thuận chiều với tăng trưởng doanh thu, điều đó có nghĩa là khi công ty có doanh thu tăng sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và mức chi trả cổ tức cũng cao hơn.
Imad Jabbouri (2016) xem xét các nhân tố chính ảnh hưởng đến chính sách cổ tức trong các thị trường chứng khoán mới nổi ở Trung Đông và Bắc Phi (MENA) trong giai đoạn 2004 - 2013. Sử dụng phân tích dữ liệu bảng, nghiên cứu ghi nhận 31
ST
T Tác Giả Tên đề tài
Đối tượng, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu Ket quả nghiên cứu
1 Juliet D’Souza (1999) Agency costs, market risk, investment opportunities and dividend policy: An international perspective
- Phạm vi nghiên cứu: 394 công ty Mỹ trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1997.
- Phương pháp hồi quy: Hồi quy đa biến (Cross-sectional regression analysis). - Các biến ảnh hưởng: Chi phí đại diện, Rủi ro thị trường và Cơ hội đầu tư.
- Chi phí đại diện và rủi ro thị trường có mối tương quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty.
- Không tồn tại mối tương quan giữa cơ hội đầu tư và tỷ lệ cổ tức.
chính sách cổ tức có tương quan thuận chiều với quy mô, lợi nhuận hiện tại và tính thanh khoản, nhưng có tương quan nghịch chiều với đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng, dòng tiền tự do và trạng thái của nền kinh tế.