7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiêp
2.2.2.2. Dịch vụ Agribank E-Mobile Banking:
Ngày 10/08/2015, Agribank triển khai dịch vụ Agribank E-Mobile Banking trong hệ thống Agribank đối với khách hàng nhằm đa dạng sản phẩm dịch vụ Mobile Baking, phục vụ nhu cầu sử dụng cho khách hàng và triển khai “Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam”. Ứng dụng E-Mobile Banking được cải tiến từ dịch vụ Agribank M-Plus chỉ có tính năng vấn tin số dư tài khoản, tra cứu lịch sử giao dịch và chuyển khoản trong hệ thống Agribank. Với thao tác sử dụng đơn giản, dễ dàng, khách hàng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian và chi phí với phương thức xác thực người dùng cao, đa dạng như: SMS OTP/ Soft OTP/ Mật khẩu đăng nhập/ Bảo mật sinh trắc học đối với từng hạn mức giao dịch.
Số liệu từ bảng 2.4, E-Mobile Banking có sự tăng trưởng cao và ổn định trong giai đoạn 2017 - 2019, cụ thể: năm 2017 đạt 14,157 khách hàng đến năm 2018 đạt 29,519 khách hàng tương đương với mức tăng trưởng 108.51% so với năm 2017; trong năm 2019 số lượng khách hàng đăng ký sử dụng là 60,981 khách hàng, tăng trưởng 106.58% so với năm 2018. Dịch vụ tăng trưởng cao và ổn định do Agribank luôn cải tiến, nâng cao thêm nhiều tính năng mới, nâng cao hạn mức chuyển khoản trong và ngoài hệ thống Agribank, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; triển khai nhiều chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng đăng ký sử dụng như “Đăng ký E-Mobile, Trúng quà cực sang 09/2019”, “Trải nghiệm Agribank E-Mobile Banking, vu vi đến Nhật Bản 10/2018”. Bên cạnh đó, Agribank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường xuyên phát động chương trình thu đua phát triển dịch vụ E- Mobile Banking dành cho chi nhánh và giao dịch viên nhằm phát triển số lượng khách hàng đăng ký và kích hoạt dịch vụ.