An toàn vốn là thước đo sự lành mạnh, an toàn trong hoạt động của ngân hàng và các định chế tài chính. Bên cạnh đó, an toàn vốn cũng được xem là một trong những chỉ số liên quan đến sức khoẻ tài chính của ngân hàng và hữu ích trong việc ngăn chặn các ngân hàng khỏi bị phá sản và khả năng chịu đựng các khoản lỗ phát sinh ngoài dự kiến trong tương lai của ngân hàng (Kumar Aspal and Nazneen, 2014). Khi vốn của ngân hàng được đảm bảo và duy trì ở mức an toàn theo quy định thì hoạt động của ngân hàng cũng sẽ diễn ra thông suốt, chịu đựng được những cú sốc khi nền kinh tế diễn biến khó lường.
Mức độ an toàn vốn được xác định bằng cách chính là phần vốn điều chỉnh của ngân hàng để có thể bù đắp các khoản lỗ phát sinh ngoài dự kiến trong tương lai và đảm bảo an toàn cho các tài sản cố định (Ebhodaghe and John, 1991; Abusharba et al., 2013; Kumar Aspal and Nazneen, 2014). Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động kinh doanh hàng ngày và phát triển trong tương lai, thì ngân hàng cần phải có một số vốn thặng dư (Abusharba et al., 2013). Khi ngân hàng duy trì vốn ở mức an toàn thì ngân hàng sẽ có thể tránh khỏi những tổn thất, phá sản do ngân hàng có đủ khoản vốn để bù đắp, gánh chịu các tổn thất xảy ra (Abusharba et al., 2013; Kumar Aspal and Nazneen, 2014).
An toàn vốn là mức vốn tối thiểu mà các ngân hàng phải duy trì theo yêu cầu của cơ quan quản lý, nó xuất phát từ mục đích tối đa hóa một hàm phúc lợi xã hội có tính tới
10
chi phí(sự gia tăng chi phí tín dụng) và lợi ích của vốn (giảm xác xuất thất bại của ngân hàng) theo Abel và Rafael, 2007.
Như vậy, an toàn vốn là phần vốn dự trữ của ngân hàng nhằm để bù đắp, gánh chịu
các tổn thất bất ngờ, để đảm bảo hoạt động của ngân hàng luôn diễn ra xuyên suốt, ngoài
ra còn để bảo vệ người gửi tiền và các nhà đầu tư.
Để đo lường an toàn vốn của NHTMCP, Uỷ ban Basel giám sát ngân hàng khuyến nghị sử dụng tỷ lệ an toàn vốn.
Tỷ lệ an toàn vốn được phát biểu như sau:
Theo Berger et al, (1995) cho rằng tỷ lệ an toàn vốn là tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro quy đổi, thể hiện mối tương quan giữa vốn của ngân hàng với các rủi ro có thể xảy ra ngoài dự kiến. Tỷ lệ an toàn vốn được tính bằng phần trăm (%) vốn tự có của ngân hàng chia cho tổng giá trị tài sản có rủi ro.
Theo Kumar Aspal và Nazneen (2014), tỷ lệ an toàn vốn là cơ sở đo lường mức độ
an toàn của vốn và được coi là một trong những chỉ tiêu về sức khoẻ tài chính của các ngân hàng và cực kỳ hữu ích trong việc ngăn chặn và đảm bảo các ngân hàng có thể chịu
đựng các tổn thất dẫn đến bị phá sản. Tỷ lệ an toàn vốn cao được xem là một biện pháp bảo vệ các bên liên quan và duy trì sự ổn định phát triển của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Đây là một chỉ tiêu cho thấy khả năng chịu đựng tổn thất phát sinh ngoài dự
kiến trong tương lai của NHTM.
Tỷ lệ an toàn vốn là thước đo lượng vốn của một ngân hàng được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của rủi ro tín dụng có trọng số rủi ro theo quan điểm Mekonnen (2015).
Taherinia và Baquri (2018) khái quát tỷ lệ an toàn vốn là tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng quyết định cấu trúc tài chính của các ngân hàng và nó là phần bổ sung của tỷ lệ nợ.
Tương tự Mekonnen, quan điểm của Adam Hayes (2020) còn phát biểu rằng tỷ lệ an toàn vốn là thước đo vốn khả dụng của ngân hàng được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn còn được gọi là tỷ lệ tài sản có trọng số
11
vốn trên rủi ro, được sử dụng để bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo hiệu quả và tính ổn định
của hệ thống tài chính.
Khi nhắc đến tỷ lệ số an toàn vốn thì không thể không nhắc tới Uỷ ban Basel về giám sát Ngân hàng (The Basel Committee on Banking Supervision - BCBS), vì đây là tổ chức tiên phong trong việc tiêu chuẩn hoá cách đo lường chỉ số an toàn vốn này. Theo
đó, tỷ lệ an toàn vốn được định nghĩa là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ về vốn của ngân hàng đối với tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro. Chỉ số này biểu thị sức mạnh
tài chính và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Tại Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn thường được nhắc trong các báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần. Theo đó, chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng đảm bảo theo quy định của Ngân hàng nhà nước thể hiện sự ổn định và phát triển bền vững song song với việc tăng trưởng tín dụng an toàn, kiểm soát chất lượng tín dụng
chặt chẽ. Tỷ lệ an toàn vốn tại Việt Nam, được Ngân hàng Nhà nước quy định không được thấp hơn 9% nếu các ngân hàng tính tỷ lệ theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN, không thấp hơn 8% nếu như ngân hàng tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN. Theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do NHNN Việt Nam ban hành. Theo đó, khái niệm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức
đủ vốn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) của các NHTMCP là cơ sở là một thước đo độ an toàn vốn dựa trên tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có điều
chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn được nhà quản trị ngân hàng cũng như các
nhà đầu tư dùng để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc tuân theo quy định về an toàn vốn giúp nhà nước có thể quản lý được sự ổn định của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, việc tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn giúp nhà quản trị ngân hàng có những hướng đi vững chắc
12
trong sự phát triển ngân hàng đồng thời nhà đầu tư cảm thấy an tâm đối với các khoản tiền gửi của mình. Ngoài ra, nhờ vào đó giúp các ngân hàng thương mại cổ phần đảm bảo hoạt động của hệ thống tài chính trơn tru, hiệu quả, có đủ tiềm lực để chống lại các cú sốc về tài chính, tạo sự yên tâm cho người dân vào chính ngân hàng của mình cũng như toàn hệ thống ngân hàng dựa trên cơ sở ban hành các quy định pháp luật của ngân hàng nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn. Đúng với vai trò của ngân hàng là trung gian tài chính của nền kinh tế vì sự ổn định, an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng mang
một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội.
2.1.2 Ý nghĩa của tỷ lệ an toàn vốn
Trong sự phát triển ngày càng nhanh và đa dạng của thị trường tài chính ngân hàng
nói riêng và nền kinh tế nói chung thì hướng đến sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng luôn là định hướng của mọi nền kinh tế. Để đạt được điều này, các ngân hàng cần tạo được sự ổn định trong hoạt động của mình. Việc đáp ứng tỷ lệ an toàn
vốn theo quy định pháp luật mang lại nhiều ý nghĩa cho sự phát triển của từng ngân hàng
thương mại cổ phần, cụ thể:
Thứ nhất, Một ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn đạt tiêu chuẩn theo quy định điều này giúp ngân hàng đó tạo ra tấm đệm bảo vệ cho mình trước những cú sốc tài chính của
nền kinh tế. Từ đó ngân hàng cũng có khả năng bảo vệ an toàn cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng.
Thứ hai, tỷ lệ an toàn vốn được đảm bảo cho thấy ngân hàng có sự chuẩn bị cho tốt cho các vấn đề rủi ro có thể xảy ra. Điều đó, sẽ tạo sự an tâm nơi các nhà đầu tư cũng
như sự tin tưởng từ khách hàng của ngân hàng. Vì kinh doanh tiền gửi là loại hình kinh doanh đặc biệt mà trong đó uy tín của ngân hàng đóng vai trò quan trọng đến sự thành bại của ngân hàng. Tạo uy tín với khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh đối với
các ngân hàng TMCP khác.
Thứ ba, việc tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn không những đảm bảo ngân hàng hoạt động
Mốc ban hành Thời gian bắt đầu áp dụng Công thức tính CAR Basel I 8198 1992 „ . Vốn tự có CAR^^-Z777Γ^
Tài sản có rủi ro (RWA)
13
đúng vai trò là trung gian tài chính của nền kinh tế. Vì nếu các ngân hàng không chấp hành quy định về tỷ lệ này sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản dẫn đến phá sản mà điều này có khả năng gây hại cho toàn hệ thống tài chính cả quốc gia.
2.1.3 Đo lường tỷ lệ an toàn vốn
2.1.3.1 Theo Hiệp ước Basel
Uỷ ban Basel về giám sát Ngân hàng (The Basel Committee on Banking Supervision) đây là tổ chức tiên phong trong việc tiêu chuẩn hoá về đo lường chỉ số an toàn vốn. Uỷ ban Basel là một trong năm Uỷ ban quan trọng của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank of International Settlements), được thành lập như một Uỷ ban về thông lệ và thực hiện giám sát an toàn hoạt động ngân hàng bởi Ngân hàng Trung ương thuộc Chính phủ nhóm G10 vào cuối năm 1974. Với mục tiêu nhằm cải thiện, sự ổn định tài chính và ngăn chặn sự phá sản của một số của các ngân hàng bằng cách giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại trên phạm vi toàn. Hiệp ước Basel là yêu cầu về an toàn vốn do các Ngân hàng thuộc các nhóm nước G10 khởi xướng và được Uỷ ban Quản lý Ngân hàng thuộc BIS ban hành đầu tiên vào năm 1988 tại thành phố Basle của Thuỵ Điển. Quan điểm của Uỷ ban Basel là sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển, đều có thể đe doạ không chỉ đến sự ổn định về tài chính của quốc gia đó và cả phạm vi toàn thế giới. Hiệp ước Basel I được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện của thực tế. Đến thời điểm hiện tại, thì Uỷ ban đã ban hành hiệp ước Basel II (06/2004) và Basel III (9/2010).
Hiệp ước Basel được bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện cho phù hợp với thực tế, đến nay Uỷ ban đã ban hành 3 hiệp ước gồm Basel I, Basel II, Basel III.
14
Basel
II 4200 2006 CAR^^^y77τ4^⅛
s0^^^^^-———— ≥8%
(RWA Rủi ro tín dụng+RWA Rủi ro hoạt động+RWA Rủi ro thị trường
Basel
III 0201
01/2013-
01/2019 CAR^^^y77τ4^⅛
s0^^^^^-———— ≥8%
công thức: ______ C _______
R
=(RWA +12,5 (KOR+KMR) x 1θ°°0
Nguồn: Hoàng Thị Thu Hường, 2017
2.1.3.2 Theo quy định tại Việt Nam
❖ Theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, định nghĩa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất.
■ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ:
Từng ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau:
r ,,, , .x∙.ɪ ʌ ʌ Ẵ 1∙x - ,,ZAMʌ V nố t ựCÓ riêng lẻ
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%) = ————;——— - - -- —— x 100%
Tong tài s n Có r i ro riêng lả ủ ẻ
Trong đó:
- Vốn tự có riêng lẻ được xác định tại Phụ lục 2. 15
- Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro.
■ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất
Ngân hàng có công ty con, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ theo quy định tại điểm b khoản này phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất 9%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất được xác định bằng công thức sau:
, A .A∙.ʌ 1∙ . ,,Λ ʌ . V n t có h p ố ự ợ nh tấ ,λλλz
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%) = ————;———÷— ---— x 100%
Tong tài s n Có r i ro h p nh tả ủ ợ ấ
Trong đó:
- Vốn tự có được xác định tại Phụ lục 2.
- Tổng tài sản Có rủi ro là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro.
❖ Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng
Trong đó: - C: Vốn tự có;
- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng; - KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động; - KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường;
Ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%. Ngân hàng có công ty con phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng tối thiểu 8%, và tỷ lệ an
16
toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu
8%.
Trường hợp ngân hàng có công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng nhưng không hợp nhất công ty con là công ty kinh doanh bảo hiểm theo nguyên tắc hợp nhất của pháp luật về kế toán và báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài duy trì tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với mức quy định.
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
2.2.1 Các yếu tố vi mô
Thứ nhất, quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được phản ánh bằng giá trị tổng tài sản của ngân hàng. Một ngân hàng có tổng tài sản cao thể hiện được sức mạnh của ngân hàng cũng như tạo được mức độ tín nhiệm đối với các chủ thể cho vay và người gửi tiền vào ngân hàng đó. Sự