MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2496_013028 (Trang 65 - 70)

Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn, báo cáo thường niên và các tài liệu khác có liên quan từ năm 2011 đến 2020 của 20 NHTMCP Việt Nam, danh sách các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu trình bày tại phụ lục 1.

3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dử liệu thứ cấp để đo lường các biến phụ thuộc và biến độc lập thuộc nhóm yếu tố vi mơ thuộc về NHTMCP, được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm tốn và báo cáo thường niên từ 2011 đến 2020 của 20 NHTMCP Việt Nam, đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; và dữ liệu thứ cấp để đo lường các biến độc lập thuộc nhóm yếu tố vĩ mơn như GDP và lạm phát được thu thập từ trang website của Ngân hàng Thế giới (WorldBank).

Khoá luận được tiến hành nghiên cứu ở các NHTMCP tại Việt Nam, dữ liệu trong giai đoạn 2011 - 2020. Tính đến ngày 31/12/2020 tại Việt Nam có tổng cộng 31 NHTM trong nước. Tuy nhiên do hạn chế về việc minh bạch và công bố thông tin, một số ngân hàng khơng trình bày đầy đủ một số chỉ tiêu ở một số giai đoạn nên nghiên cứu chỉ lựa chọn các ngân hàng có cơng bố các chỉ tiêu đầy đủ trong giai đoạn lựa chọn nên số lượng quan sát là 200. Danh sách các NHTMCP được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu thể hiện trong Phụ lục 1.

3.3.3 Công cụ nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP tại Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu bảng (Panel data) với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và phần mềm Stata 14.0.

45

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khoá luận kết hợp cả 2 phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để hồn thành bài nghiên cứu này.

3.4.1 Phương pháp định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để (i) tiếp cận và phân tích lý luận cơ bản về tỷ lệ an toàn vốn, cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn, (ii) lược khảo và thảo luận các nghiên cứu trước tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn, (iii) thiết kế mơ hình nghiên cứu và luận giải các giả thuyết nghiên cứu cho từng biến độc lập với biến phụ thuộc và (iv) thảo luận kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.

3.4.2 Phương pháp định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu xu hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn tại các NHTMCP Việt Nam, bao gồm các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau: thống kê mơ tả (Descriptive Statistics), phân tích tương quan (Correlation Analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data Regression), trong đó:

(i) Thống kê mơ tả

Thống kê mơ tả được sử dụng nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong mơ hình nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: số quan sát (Observations), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard deviation), giá trị nhỏ nhất (Mininum) và giá trị lớn nhất (Maxinum).

(ii) Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được sử dụng nhằm xác định mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng hay ngược chiều giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu. Tương quan giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

46

(iii) Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng để kiểm định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tại các NHTMCP Việt Nam, sử dụng mơ hình bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square - Pooled OLS ), mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM). Nghiên cứu tiến hành so sánh giữa 02 mơ hình Pooled OLS và FEM với giả thuyết H0: Lựa chọn mơ hình Pooled OLS bằng kiểm định F; sử dụng kiểm định Hausman để so sánh giữa 02 mơ hình FEM và REM với giả thuyết H0: Lựa chọn mơ hình REM .

Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định t hoặc kiểm định F với mức ý nghĩa là 1%, 5% và 10% để xác định mức độ tin cậy về ảnh hưởng của các biến độc lập và biến phụ thuộc và căn cứ hệ số β để giải thích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc. Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm định và kết luận thơng qua hệ số phóng đại (VIF - Variance Inflating Factor ), nếu VIF nhỏ hơn 10 thì mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến và ngược lại VIF lớn hơn 10 thì mơ hình có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Hiện tượng phương sai sai số thay đổi sẽ được kiểm định và kết luận bằng kiểm định Modified Wald test với giả thuyết H0: Khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Hiện tượng tự tương quan sẽ được kiểm định và kết luận thông qua kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0 : Khơng có hiện tượng tự tương quan

Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi, phương pháp này được gọi là Feasible GLS (FGLS). Thay vì chúng ta giả định cấu trúc của phương sai thay đổi, thì chúng ta có thể ước tính cấu trúc của phương sai thay đổi từ mơ hình Pooled OLS. Cụ thể, trong trường hợp mơ hình hồi quy tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi hoặc hiện tượng tự tương quan hoặc tồn tại đồng thời cả hai hiện tượng này, thì phương pháp này là cách để khắc phục các hiện tượng này

47

trong mơ hình. Phương pháp FGLS sẽ ước tính mơ hình theo phương pháp OLS (ngay cả khi có sự tồn tại cả 2 hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi). Các sai số được rút ra từ mơ hình sẽ được dùng để tính ma trận phương sai - hiệp phương sai của sai số. Cuối cùng, sử dụng ma trận này để chuyển đổi các biến ban đầu và ước tính giá trị các tham số cần tìm trong mơ hình.

48

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết về tỷ lệ an toàn vốn và dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm khóa luận tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu với các biến được lựa chọn bao gồm: biến phụ thuộc là tỷ lệ an tồn vốn (CARi,t) và các biến độc lập: quy mơ ngân hàng (SIZEi,t), tỷ lệ tiền gửi (DEPi,t), tỷ lệ cho vay (LOAi,t), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROEi,t), hệ số địn bẩy tài chính (LEVi,t), dự phịng rủi ro tín dụng (LLRi,t), khả năng thanh khoản (LIQi,t), biên lãi ròng (NIMi,t) tăng trưởng kinh tế (GDPi,t), lạm phát (INFi,t). Bên cạnh đó, chương 3 này đã xác định sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Khóa luận sử dụng bộ dữ liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 20 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14, lần lượt so sánh các phương pháp ước lượng Pooled OLS, FEM, REM để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất, sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các khuyết tật của mơ hình. Ngồi ra, dựa trên kết quả kiểm định và đặc điểm của mơ hình có hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay

đổi khóa luận tiến hành sử dụng phương pháp ước lượng FGLS để ước lượng các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam cũng như mức độ tác động

49

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chương 4 này tác giả sẽ tóm lược thực trạng tỷ lệ an tồn vốn của hệ thống NHTMCP Việt Nam và sẽ thực hiện một số xử lý cơ bản với dữ liệu đã thu thập như thống kê mơ tả, phân tích ma trận tương quan cũng như hiện tượng đa cộng tuyến. Tiếp đến tác giả sẽ thực hiện ước lượng các mơ hình đã nêu ở chương trước và lựa chọn mơ hình phù hợp với nghiên cứu. Sau khi đã lựa chọn mơ hình nghiên cứu tác giả sẽ thực hiện kiểm định các khuyết tật của mơ hình. Cuối cùng là sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục các khuyết tật.

Một phần của tài liệu 2496_013028 (Trang 65 - 70)