Kiểm định các khuyết tật trong mô hình

Một phần của tài liệu 2496_013028 (Trang 83 - 85)

4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.4Kiểm định các khuyết tật trong mô hình

Các khuyết tật thường tồn tại trong các mô hình hồi quy như hiện tượng đa cộng tuyến, hiên tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan. Các khuyết tật tồn tại trong mô hình sẽ cho ra các kết quả hồi quy không đáng tin cậy và không có ý nghĩa thống kê. Một số kiểm định sau đây được thực hiện nhằm phát hiện các khuyết tật trong mô hình để từ đó có hiệu chỉnh bằng mô hình hồi quy tốt hơn, bao gồm các kiểm định: kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) để xác định mối tương quan giữa các biến; kiểm định Modified Wald test được tiến hành để xem về sự đồng nhất của phương sai; kiểm định Wooldridge nhằm kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

4.3.4.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4.8 cho thấy hệ số VIF để nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Hê số phóng đại VIF cho biết liệu một biến có mối quan hệ đa cộng tuyến với các biến còn lại không. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu hệ số VIF của một biến độc lập nào đó trong mô hình lớn hơn 10 thì biến này được coi là có hiện tượng đa cộng tuyến cao. Theo kết quả của bảng trên, các biến có hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 và giá trị trung bình bằng 1.59. Vì vậy có thể kết luận rằng mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.

4.3.4.1 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Nghiên cứu sử dụng kiểm định Modified Wald test với giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi, để kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình.

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Modified Wald test

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i Chi2 (20) = 375.90 Prob>chibar2 = 0.0000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata

CAR Coef. Std. Err z P>|z| [95% Conf. Interval] SIZ E -0.0070964 0.002299 1 -3.09 0.002 -0.0116026 -0.0025901 DEP -0.0112732 0.179542 -0.63 0.530 -0.0464629 0.0239164 LOA -0.0085181 0.224487 -0.38 0.704 -0.0525169 0.0354806 ROE -0.0569777 0.021822 4 -2.61 0.009 -0.0997488 -0.0142066 LEV -0.3832013 0.066184 7 -5.79 0.000 -0.5129209 -0.2534816 LLR -3.24754 0.437732 2 -7.42 0.000 -4.105479 -2.3896 LIQ 0.1260559 0.049870 7 2.53 0.011 0.0283111 0.2238007

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata

Với mức ý nghĩa α=5%, kiểm định Modified Wald test từ Bảng 4.7 cho thấy kết quả Prob >chi2=0.0000. Do đó, P-value = 0.0000 < 0.05 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1. Như vậy mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

4.3.4.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình bằng việc kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0: Không có hiện tượng tự tương quan.

62

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định WooldridgeH0: no first-order autocorrelation H0: no first-order autocorrelation

F( 1, 19) = 24.909 Prob > F = 0.0001

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata

Sau khi thực hiện kiểm định Wooldride, kết quả Bảng 4.8 cho giá trị P-value là 0.0001 nhỏ hơn 5% nên giả thuyết H0 là mô hình không có hiện tượng tự tương quan bị bác bỏ, điều này chứng minh là mô hình có hiện tượng tự tương quan.

Một phần của tài liệu 2496_013028 (Trang 83 - 85)