3.1.1 Khái quát mô hình nghiên cứu
Căn cứ vào các công trình nghiên cứu của Serhat Yuksel và Mustafa Ozsari (2017);
Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020) nghiên cứu thấy rằng các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho vay, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy tài chính, dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, biên lãi ròng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát.
CARi,t = β0 + βι SIZEi,t + β2DEPi,t + β3LOAi,t + β4 ROEi,t + β5 LEVi,t +
β6LLRi,t + β7 LIQi,t + β8NIMi,t + β9GDPi,t + βi0INFi,t + εi,t
Trong đó:
Biến phụ thuộc: tỷ lệ an toàn vốn (CARi,t)
Các biến độc lập: quy mô ngân hàng (SIZEi,t), tỷ lệ tiền gửi (DEPi,t), tỷ lệ cho vay
(LOAi,t), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROEi,t), hệ số đòn bẩy tài chính (LEVi,t), dự phòng rủi ro tín dụng (LLRi,t), khả năng thanh khoản (LIQi,t), biên lãi ròng (NIMi,t) tăng trưởng kinh tế (GDPi,t), lạm phát (INFi,t).
Với i, t tương ứng với ngân hàng và năm khảo sát, β0 là hệ số chặn, β1 - β 10 là các hệ số góc của các biến độc lập và εi,t là phần dư thống kê.
(BCTC). Chi phí d phòng r i ro tín d ngự ủ ụ i,t LLRi,t = —---7... —:--- D n cho vay khách hàng ư ợ i,t 35 3.1.2 Giải thích các biến 3.1.2.1 Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc CARi,t, đại diện cho tỷ lệ an toàn vốn. Tỷ lệ này được xác định theo
Hiệp ước Basel II và theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN với công thức như sau: CAR= _______________ C _______________
(RWA +12,5 (KOR+KMR) x 100%
3.1.2.2 Biến phụ thuộc
Thứ nhất, quy mô ngân hàng (SIZEi,t) là biến độc lập được xác định bằng cách lấy
logarit của tổng tài sàn, tổng tài sản được lấy từ Báo cáo tài chính (BCTC) của các ngân hàng.
SIZEi,t = Ln(Tổng tài sảni,t)
Thứ hai, tỷ lệ tiền gửi (DEPi,t) là biến độc lập được tính bằng số tiền gửi khách hàng từ tổ chức và cá nhân của ngân hàng so với tổng tài sản của ngân hàng đó, số liệu được thu thập từ Báo cáo tài chính (BCTC).
Ti n g i c a khách hangề ử ủ j,t
',t T ng tài sanổ j,t
Thứ ba, tỷ lệ cho vay (LOAi,t) là biến độc lập được đo lường bằng tổng dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, chỉ số này thu thập từ Báo cáo tài chính (BCTC).
_ À Cho vay khách hàngi t
LOAi,t = Σ7~^77"^7^^
T ng tài sanổ i,t
Thứ tư, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROEi,t) là biến độc lập được xác định
bằng lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu
được thu thập từ Báo cáo tài chính (BCTC).
_______ L i nhu n sau thuợ ậ ếi t
R0Ei,t =V n ch s h uố ủ ở ữɪɪʃi,t
36
Thứ năm, hệ số đòn bẫy tài chính (LEVi,t) là biến độc lập được xác định bằng tổng
nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, hai chỉ tiêu này được lấy từ Báo cáo tài chính (BCTC). LEVi,t = T ngV n ch s h uổố nợủ ở ữ ph iả trải,t
i,t
Thứ sáu, dự phòng rủi ro tín dụng (LLRi,t) là biến độc lập được tính bằng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ tín dụng cho khách hàng vay, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và dư nợ cho vay khách hàng được thu thập từ Báo cáo tài chính
Thứ bảy, khả năng thanh khoản (LIQi,t) là biến độc lập được xác định bằng tiền và
các khoản tương đương tiền chia cho tổng tài sản, các chỉ tiêu này được thu thập Báo cáo tài chính (BCTC).
LIQi,t = Ti n và các kho n tề ả ương đương ti nề i,t
T ng tài s nổ ả i,t
Thứ tám, biên lãi ròng (NIMi,t) là biến độc lập là được xác định bằng chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản sinh lời của ngân hàng. Số liệu chỉ tiêu thu nhập lãi thuần được thu thập từ Báo cáo tài chính (BCTC). Chỉ tiêu tổng tài sản sinh lãi được lấy từ Báo cáo tài chính (BCTC), bằng tổng tiền gửi NHNN, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán kinh doanh và cho vay khách hàng.
NIMi,t = Thu nh p lãi -Chi phí lãiT ng Tài s n sinh lãiổ ậ ả Thu nh p lãi thu nậ ầ
T ng Tài s n sinh lãiổ ả
Thứ chín, tăng trưởng kinh tế (GDPi,t) là biến độc lập là chỉ số kinh tế vĩ mô đo lường tỷ lệ tăng/giảm tổng sản phẩm nội địa, số liệu về tăng trưởng GDP được lấy từ báo
cáo của Ngân hàng thế giới.
GDPi,t = GDPt-GDP t-I GDP t-1
37
Thứ mười, lạm phát (INFi,t) là biến độc lập được đo lường bởi chỉ số giá (CPI), bằng tỷ lệ tăng/giảm chỉ số giá tiêu dùng, dữ liệu thu thập từ Ngân hàng thế giới.
INFi,t = INFt-NIFt-! INF t-1
3.1.3 Giả thuyết nghiên cứu
Quy mô ngân hàng tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Quy mô ngân hàng được thể hiện thông qua tổng tài sản hiện có của chính ngân hàng đó, tổng tài sản ngày càng gia tăng chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng quy mô ngân
hàng. Tuy nhiên, việc này cũng đồng nghĩa với ngân hàng đang phải nắm nhiều tài sản rủi ro hơn dẫn đến tỷ số an toàn vốn càng nhỏ lại.
Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng cho thấy quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với tỷ số an toàn vốn như nghiên cứu của Asarkaya và Ozcan (2007); Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014); Trần Đức Minh và Lữ Phi Nga (2018); Bahtiar Usman và các cộng sự (2019); Do Hoai Linh, và các cộng sự (2019); Pham Thi Xuan Thoa và các cộng sự (2020); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020). Dựa trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết như sau:
H1: Quy mô ngân hàng tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Tỷ lệ tiền gửi tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Tỷ lệ tiền gửi tác động lên quyết định giữ vốn của ngân hàng theo cơ chế của thị trường: khi nhận thấy ngân hàng rủi ro, thì các cổ đông, người gửi tiền, nhà đầu tư sợ thiệt hại nên yêu cầu lãi suất cao hơn hoặc rút vốn gửi tại ngân hàng, do đó bắt buộc ngân hàng phải giữ vốn cao khi tỷ lệ tiền gửi tăng. Nhưng trong trường hợp mà ngân hàng dễ dàng huy động được vốn với chi phí thấp thì tỷ lệ tiền gửi lại nghịch chiều so với tỷ lệ CAR. Cùng quan điểm với các tác giả Asarkaya và Ozcan (2007); Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014); Trần Đức Minh và Lữ Phi Nga (2018); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020) về tác động ngược chiều với tỷ lệ CAR. Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về tác động giữa tỷ lệ tiền gửi với tỷ lệ an toàn vốn, tuy nhiên cá
38
nhân tác giả vẫn kỳ vọng mối tương quan ngược chiều giữa hai yếu tố này. Do đó, tỷ lệ tiền gửi tác động đến tỷ lệ an toàn vốn như sau:
H2: Tỷ lệ tiền gửi tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Tỷ lệ cho vay tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Tăng tỷ lệ cho vay sẽ làm tăng khả năng phát sinh các khoản nợ khó đòi, gia tăng tài sản rủi ro của ngân hàng trong quá trình hoạt động, theo đó ngân hàng có tỷ lệ CAR thấp. Một số nghiên cứu trước đây cũng có cùng quan điểm tương tự như Phạm Thị Xuân
Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017); Bahtiar Usman và các cộng sự (2019); Pham Thi Xuan Thoa và các cộng sự (2020); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020); Abdurrahman Setiawan và Susy Muchtar (2021). Từ đó, tác giả đặt giả thuyết như sau:
H3: Tỷ lệ cho vay tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Các ngân hàng có xu hướng ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại để làm vốn dự phòng
hơn là dùng tiền huy động vốn từ bên ngoài hay tăng vốn chủ sở hữu. Do đó, khi khả năng sinh lời tăng, lợi nhuận thu được tăng, thì tỷ lệ an toàn vốn cũng tăng tương ứng do
các ngân hàng thương mại sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn. Các nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ cho mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng sinh lời và CAR có thể kể đến như Asarkaya và Ozcan (2007); Siti Norbaya Yahaya và các cộng sự (2016); Yolanda (2017); Abdurrahman Setiawan và Susy Muchtar (2021). Mặc dù vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về tác động của lợi nhuận trên vốn sở hữu đến tỷ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên, tác giả vẫn kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa hai yếu tố này. Vì vậy, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tác động đến tỷ lệ an toàn vốn như sau:
H4: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Hệ số đòn bẫy tài chính tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Thông thường, tăng đòn bẩy có thể cho phép các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu, đồng thời rủi ro tài sản lớn hơn, từ đó các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn phù
39
hợp để đề phòng với tổn thất. Chính vì thế, khi hệ số đòn bẩy lớn buộc ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng, giảm lợi nhuận từ đó gián tiếp làm giảm tỷ lệ an toàn vốn. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020) cũng cho thấy hế số đòn bẩy tài chính càng cao thì tỷ lệ an toàn vốn cảng giảm. Từ đó tác giả cũng kỳ vọng mối tương quan ngược chiều giữa hai yếu tố này. Do đó, hệ số đòn bẩy tài chính tác động đến tỷ lệ an toàn vốn như sau:
H5: Hệ số đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Dự phòng rủi ro tín dụng tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Dự phòng rủi ro tín dụng được định nghĩa là phần trích lập dự trữ cho những mất mát đối với các khoản cho vay của ngân hàng. Khi trích lập dự phòng tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang gia tăng nợ xấu hay các tài sản có rủi ro trong danh mục cho vay. Một khi tỷ lệ này tăng lên sẽ khiến ngân hàng đối mặt với áp lực về tài chính, gây khó khăn trong việc tăng vốn. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Được thể hiện qua nghiên cứu của Asarkaya và Ozcan (2007); Mehdi Mili và cộng sự (2017); Bahtiar Usman và các cộng sự (2019); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020); Pham Thi Xuan Thoa và các cộng sự (2020). Do đó, tác giả cũng kỳ vọng mối tương quan ngược chiều giữa hai yếu tố này. Vì vậy, tác giả đặt giả thuyết như sau:
H6: Dự phòng rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Khả năng thanh khoản tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Trên thực tế, khi tỷ lệ tiền mặt và tương đương tiền gia tăng, nguy cơ đối mặt mới rủi ro thanh khoản được cải thiện và ngược lại, khi tiền và các khoản tương đương tiền giảm đồng nghĩa với rủi ro thanh khoản tăng lên. Khi ngân hàng đảm bảo được khả năng
thanh khoản phản ánh ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng cũng như dòng tiền, từ đó
giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và nguồn vốn. Điều này có tác động tích cực với tỷ lệ
CAR. Nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014); Mehdi Mili và cộng sự (2017); Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017); Hung
STT Biến Kí hiệu Kỳ vọng về dấu
1 Quy mô ngân hàng SIZEi,t -
2 Tỷ lệ tiền gửi DEPi,t -
3 Tỷ lệ cho vay LOAi,t -
40
Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020) cũng cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa khả năng thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn. Từ đó, tác giả đặt giả thuyết như sau:
H7: Khả năng thanh khoản tác động cùng chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Biên lãi ròng tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Biên lãi ròng là một trong những chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả hoạt động
của ngân hàng. Khi cùng quy mô tài sản sinh lời, hệ số NIM càng cao chứng tỏ ngân hàng kinh doanh càng hiệu quả, đóng góp phần lớn vào lợi nhuận ngân hàng, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Mehdi Mili và cộng sự (2017); Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017); Yolanda (2017); Bahtiar Usman và các cộng sự (2019); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020) đều chỉ ra rằng thu nhập lãi cận biên có mối quan hệ cũng chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Do đó,
tác giả kỳ vọng mối tương quan cùng chiều giữa hai yếu tố này.
H8: Biên lãi ròng tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Tăng trưởng kinh tế tín dụng tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Trong môi trường kinh tế có tốc độ tăng trưởng lớn, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng là nhỏ, ngoài ra các ngân hàng có nhiều cơ hội cho vay và đầu tư hơn, và do đó có xu hướng giảm tỷ lê an toàn vốn. Ngược lại, môi trường kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp, làm cho khó khăn trong việc huy động vốn hay việc cho vay, đầu tư trở nên rủi ro khiến các ngân hàng có xu hướng gia tăng sẽ tỷ lệ an toàn để đề phòng tổn thất có thể xảy ra. Nghiên cứu của Asarkaya và Ozcan (2007); Mehdi Mili và cộng sự (2017) đã cho kết quả trong bối cảnh nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao thì các ngân hàng giữ tỷ lệ an toàn vốn cao. Tác giả kỳ vọng tăng trưởng kinh tế GDP có tác động đến tỷ lệ an toàn vốn với mối quan hệ cùng chiều. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế tác động đến tỷ lệ an toàn vốn như sau:
H9: Tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
41
Lạm phát tác động đến tỷ lệ an toàn vốn.
Trong giai đoạn lạm phát tăng cao, có thể ngân hàng sẽ giữ nhiều vốn để phòng ngừa rủi ro hoặc giảm tài sản rủi ro khiến tỷ lệ an toàn vốn tăng. Nhưng cũng có thể trong bối cảnh lạm phát cao, lãi suất tăng cao, các tài sản rủi ro mà ngân hàng nắm giữ trở nên rủi ro hơn, từ đó tổng tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro tăng trong khi ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn khiến cho tỷ lệ an toàn vốn giảm. Nghiên cứu của Siti Norbaya Yahaya và các cộng sự (2016) tại Nhật Bản cho kết quả lạm phát có tác động ngược chiều đến CAR. Do đó, tăng trưởng kinh tế GDP tác động đến tỷ lệ an toàn vốn như sau:
H10: Lạm phát tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
4 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROEi,t -
5 Hệ số đòn bẫy tài chính LEVi,t -
6 Dự phòng rủi ro tín dụng LLRi,t -
7 Khả năng thanh khoản LIQ-- +
8 Biên lãi ròng NIMi,t -
9 Tăng trưởng kinh tế GDPi,t +
42
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu tìm ra chiều hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ an toàn vốn của 20 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, nghiên cứu được thực hiện theo quy trình được trình bày tại Hình 3.1 như sau:
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
43
Bước 1: Lược khảo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan tại Việt Nam và các nước trên thế giới, sau đó thảo luận các nghiên cứu trước nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng thiết kế mô hình nghiên cứu cho đề tài.
Bước 2: Căn cứ cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm, đề tài thiết kế mô hình nghiên cứu, dự kiến phương trình hồi quy, giải thích các biến và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 3: Xác định mẫu nghiên cứu phù hợp mục tiêu nghiên cứu cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu, từ đó thu thập và xử lý dữ liệu theo mô hình nghiên cứu tại bước 2.
Bước 4: Xác định phương pháp nghiên cứu với những kỹ thuật phân tích và ước lượng cụ thể: thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo OLS, FEM và REM.