Sau khi tiến hành thực hiện ước lượng, kiểm định mơ hình và khắc phục các khuyết
tật của mơ hình được lựa chọn, nghiên cứu đưa ra được mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toán vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Mơ hình được xác định là:
CARit = 0.37503 - 0.0070964 SIZE - 0.0569777 ROE - 0.3832013 LEV
- 3.24754 LLR + 0.1260559LIQ + 0.2068059GDP + εi,t
Bảng 4.10 tóm tắt kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu và kỳ vọng về chiềuhướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn. hướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn.
65
Theo kết quả hồi quy được tổng hợp ở bảng 4.11 và bảng 4.10, tác giả thấy rằng:
Thứ nhất, quy mơ ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ an tồn vốn vì
biến SIZE có giá trị P-Value = 0.002 nên chấp nhận ở mức ý nghĩa thống kê là 5% đồng thời hệ số hồi quy âm là -0.0070964 nghĩa là quy mô ngân hàng tăng 1 đơn vị thì khi tỷ lệ an tồn vốn sẽ giảm đi 0.0070964 đơn vị. Kết quả này giống với các nghiên cứu của Võ Hồng Đức và cộng sự (2014); Trần Đức Minh và Lữ Phi Nga (2018); Bahtiar Usman,
Henny Setyo Lestari, Tiara Puspa (2019); Do Hoai Linh và cộng sự (2019); Pham Thi Xuan Thoa và cộng sự (2020); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020). Có thể lý giải cho việc tác động ngược chiều của quy mơ ngân hàng đến tỷ lệ an tồn vốn của ngân
hàng là do quy mơ của ngân hàng càng lớn thì xu hướng có tỷ lệ nắm giữ các tài sản rủi ro càng cao. Do đó, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng này thường sẽ thấp hơn so với các ngân hàng có quy mơ nhỏ hơn.
Thứ hai, tỷ lệ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết tỷ lệ lợi nhuận sau
thuế trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng, tỷ số này cho biết tính hiệu quả của q trình sử dụng vốn của một ngân hàng đưa vào hoạt động kinh doanh. Kết quả chỉ tiêu này cho
biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế. Theo Võ Hồng Đức và cộng sự (2014); Yonas Mekonen (2015); Trần
Đức Minh và Lữ Phi Nga (2018); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020); Pham Thi Xuan Thoa và cộng sự (2020) chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ an toàn vốn CAR. Kết quả hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 5% khi ROE tăng 1 đơn vị thì CAR giảm 0.0569777 đơn vị và có P-value = 0.009
Thứ ba, hệ số địn bẩy tài chính là tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng vốn chủ sở hữu
có kết quả hồi quy mơ hình chấp nhận với giá trị P-Value =0.000<0.01 nên có ý nghĩa thống kê 1%. Biến LEV này có hệ số hồi quy là - 0.3832013 < 0 nên tác động ngược chiều với tỷ lệ an tồn vốn. Trong nghiên cứu này thì cứ tăng 1 đơn vị hệ số địn bẩy thì tỷ lệ an tồn vốn giảm 0.3832013 đơn vị. Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng của
66
nghiên cứu này và có cùng quan điểm với nghiên cứu của Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020).
Thứ tư, dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay khách hàng trong mơ
hình cho hệ số hồi quy là -3.24754 < 0 được chấp nhận ở mức ý nghĩa thống kê là 1% (P-Value =0.000) cho thấy LLR tác động ngược chiều với CAR. Điều này có nghĩa là khi dự phịng rủi ro tín dụng tăng thêm 1 đơn vị thì tỷ lệ an tồn vốn giảm 3.24754 đơn vị. Ket quả này được giải thích rằng khi dự phịng rủi ro tín dụng tăng thêm có nghĩa là phản ánh chất lượng các khoản vay giảm. Bằng nghiên cứu thực nghiêm Asarkaya và Ozcan (2007); Mehdi Mili và cộng sự (2017); Bahtiar Usman và các cộng sự (2019); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020); Pham Thi Xuan Thoa và các cộng sự (2020) cũng tìm thấy LLR ngược chiều với CAR phù hợp với kết quả nghiên cứu này.
Thứ năm, khả năng thanh khoản là tỷ lệ tiền mặt và các khoản tương đương tiền
trên tổng tài sản có kết quả hồi quy mơ hình chấp nhận với giá trị P-Value =0.011<0.05 nên có ý nghĩa thống kê 5%. Biến LIQ này có hệ số hồi quy là 0.1260559 > 0 nên tác động cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn CAR. Trong nghiên cứu này thì cứ tăng 1 đơn vị hệ số địn bẩy thì tỷ lệ an tồn vốn tăng 0.260559 đơn vị. Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng của nghiên cứu này và có cùng quan điểm với nghiên cứu của Võ Hồng Đức, và cộng sự (2014); Mehdi Mili và cộng sự (2017); Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020).
Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế được đánh giá bằng chỉ số GDP trong nghiên cứu
này có P-value = 0.087 < α=0.1 nên có mức ý nghĩa ở mức 10%. Chỉ số kinh tế vĩ mơ này có mối quan hệ tương quan cùng chiều với CAR với hệ số 0.2068059 điều này cho thấy rằng khi tăng trưởng kinh tế tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ an tồn vốn tăng 0.2068059 đơn vị. Siti Norbaya Yahaya, và cộng sự (2016); Serhat Yuksel và Mustafa Ozsari (2017); Do Hoai Linh và cộng sự (2019) có kết luận rằng tăng trưởng kinh tế có mối tương quan
ngược chiều với tỷ lệ an tồn vốn vì khi nền kinh tế suy thối thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro cao hơn khi đó ngân hàng cần duy trì mức vốn cao để đảm bảo an tồn. Trái lại trong
67
nghiên cứu này lại có cùng quan điểm với Asarkaya và Ozcan (2007); Mehdi Mili và cộng sự (2017) cho ra kết quả nghiên cứu GDP có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ CAR vì khi nền kinh tế tăng trưởng thì hoạt động ngân hàng cũng bắt theo xu hướng phát triển và ngân hàng cần tăng lượng vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
68
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Nghiên cứu đã xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ an tồn vốn thơng qua các số
liệu 20 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011 -2020. Bằng phương pháp ước lượng FGLS, nghiên cứu đã kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố vi mô và các yếu tố vĩ mô đối với tỷ lệ an tồn vốn. Đa phần các biến đều có ý nghĩa thống kê và có tác động đúng
với chiều của kỳ vọng. Cụ thể, có hai biến trong mơ hình có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là khả năng thanh khoản (LIQi,t) và tăng trưởng kinh tế (GDPi,t) với mức ý nghĩa thống kê tương ứng là 5% và 1%. Trái ngược lại, bốn yếu tố bao gồm quy mô ngân hàng (SIZEi,t), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROEi,t), hệ số địn bẩy tài chính (LEVi,t), dự phịng rủi ro tín dụng (LLRi,t) và lạm phát (INFi,t) lại có mối tương quan ngược chiều với tỷ lệ CAR ở mức ý nghĩa 10% và 1%. Các biến còn lại bao gồm tỷ lệ tiền gửi (DEPi,t), tỷ lệ cho vay (LOAi,t) và biên lãi ròng (NIMi,t) khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, trong chương kế tiếp, nghiên cứu sẽ thảo luận đưa ra một số hàm ý chính sách liên quan đến tỷ lệ an tồn vốn của hệ thống NHTMCP Việt Nam thông
Biến Dấu kỳ vọng Kết quả Mức ý nghĩa
Hệ số hồi quy
SIZEi,t - - 10% -0.0070964
DEPi,t - - Khơng có ý nghĩa thống kê -0.0112732
69
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý, KHUYẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, tác giả sẽ nêu ra các kết luận chính và đưa ra các gợi ý, khuyến nghị dựa trên các yếu tố tác động đến tỷ lệ an tồn vốn của các NHTMCP Việt Nam. Bên cạnh đó chương này cũng sẽ trình bày những hạn chế của nghiên cứu cũng như đưa ra hướng mở rộng đối với nghiên cứu tiếp theo.