Asarkaya và Ozcan (2007) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Dữ liệu được lấy từ 20 ngân hàng trong lãnh thổ ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2002 đến 2006. Trong đó, tác giả sử dụng mô hình hồi quy ước lượng GMM đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn. Mặt khác, kết quả cho thấy rằng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn.
Yonas Mekonen (2015) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại Ethiopia thời gian từ năm 2004 đến 2013 với 8 ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng hồi quy bảng để phân tích mối quan hệ giữa các biến cụ thể của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, thanh khoản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, biên lãi ròng và hệ số đòn bẩy với biến phụ thuộc tỷ lệ an toàn vốn. Kết quả của bài nghiên cứu tác giả đã chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi, quy mô có ảnh hưởng cùng chiều đến an toàn vốn. Trong khi, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu và biên lãi ròng lại có ảnh hưởng ngược chiều đến an toàn vốn nhưng thanh khoản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, hệ số đòn bẩy không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn.
Siti Norbaya Yahaya, Nusaibah Mansor và Kazuhiro Okazaki (2016) nghiên cứu tác động của hiệu quả tài chính của ngân hàng và các nhân tố vĩ mô đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng tại Nhật Bản. Tác giả đưa vào mô hình 6 biến đại diện cho hiệu quả tài chính của ngân hàng gồm tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tổng tài sản, tổng tiền gửi, tổng cho vay và 5 biến vĩ mô gồm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tỷ lệ hối đoái, cung tiền và tăng trưởng kinh tế. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 64 ngân hàng khu vực trong 10 năm từ 2005 đến 2014 và được hồi quy theo mô hình dữ liệu bảng với ảnh hưởng cố định (FEM). Kết
23
quả cho thấy, các biến vĩ đại diện cho tài chính của ngân hàng như tổng tài sản, ROE, tỷ lệ huy động có tác động cùng chiều trong khi các biến tổng tiền gửi, tổng cho vay, ROA có tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn. Còn 5 biến vĩ mô đều có tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên, mô hình hồi quy lại có nhược điểm là hệ số R- điều chỉnh bình phương chỉ bằng 0.1320, có nghĩa là các biến trong mô hình chỉ giải thích được 13.20% sự thay đổi của tỷ lệ an toàn vốn. Do đó, các yếu tố trên đây chưa thực sự có tác động lớn đến tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại Nhật Bản trong giai đoạn nghiên cứu.
Mehdi Mili và cộng sự (2017) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng nước ngoài. Tác giả kiểm tra xem hệ số CAR của các công ty con và chi nhánh ở các nước phát triển và đang phát triển có phụ thuộc vào các yếu tố giống nhau hay không. Sử dụng dữ liệu từ 310 công ty con và 265 chi nhánh để kiểm tra tác động của các nguyên tắc cơ bản của ngân hàng mẹ đối với tỷ lệ vốn của công ty con và chi nhánh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem điều kiện kinh tế và môi trường pháp lý ở nước sở tại của ngân hàng xác định tỷ lệ CAR của ngân hàng nước ngoài. Kết quả của chúng tôi cung cấp bằng chứng chắc chắn rằng tỷ lệ an toàn vốn của các công ty con và chi nhánh hoạt động ở các nước đang phát triển và phát triển không phụ thuộc vào cùng một tập hợp các yếu tố giải thích. Và cũng nhận thấy rằng khuôn khổ quy định của quốc gia sở tại của ngân hàng mẹ ảnh hưởng đến vốn hóa của các công ty con nước ngoài của ngân hàng này tại các quốc gia sở tại. Cuối cùng, tác giả chỉ ra rằng các biến cụ thể của ngân hàng mẹ có tác động mạnh hơn đối với các ngân hàng nước ngoài liên quan nhiều đến thị trường liên ngân hàng.
Serhat Yuksel và Mustafa Ozsari (2017) đã nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng gửi tiền tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005 - 2016. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 24 ngân hàng gửi tiền tại Thổ Nhĩ Kỳ để phân tích tác động của 13 biến bao gồm mức chênh lệch thanh khoản ròng, biến động tài sản/
24
biến động nợ, tỷ lệ tổng tiền vay/tổng tiền gửi, nợ xấu, tổng tài sản, tổng tiền vay, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ hối đoái, lãi suất. Nghiên cứu có kết quả như sau tăng trưởng kinh tế, mức chênh lệch thanh khoản ròng, biến động tài sản/biến động nợ có mối quan hệ ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi đó, lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê.
Yolanda (2017) nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu của 7 ngân hàng Hồi giáo tại Indonesia từ năm 2012 đến năm 2016 để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với các biến độc lập bao gồm tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), biên lãi ròng (NIM), tỷ lệ tiền gửi trên cho vay và biến phụ thuộc là tỷ lệ an toàn vốn. Kết quả cho thấy các yếu tố tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), biên lãi ròng (NIM), tỷ lệ tiền gửi trên cho vay đều có tác động cùng chiều đến tỷ lệ an toàn vốn.
Bahtiar Usman, Henny Setyo Lestari, Tiara Puspa (2019) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn. Dữ liệu được thu thập từ 27 ngân hàng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia (IDX) từ năm 2007 đến năm 2018. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng phân tích hồi quy bằng cách ước lượng phương pháp GLS. Kết quả cho thấy rằng, các yếu tố như quy mô ngân hàng, trích lập dự phòng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Ngược lại, các yếu tố như hệ số đòn bẩy tài chính và biên lãi ròng có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Còn tính thanh khoản không ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng.
Abdurrahman Setiawan và Susy Muchtar (2021) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Mau được sử dụng là 42 ngân hàng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia từ 2015 - 2019. Phương pháp được tác giả sử dụng là hồi quy bảng. Các biến độc lập trong bài là tỷ lệ dự trữ rủi ro tín dụng,
25
tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thanh khoản, quy mô ngân hàng và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ an toàn vốn là biến phụ thuộc. Ket quả của nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ lệ. Trong đó, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn. Còn tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và thanh khoản không ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn.
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Võ Hồng Đức, Nguyễn Minh Vương và Đỗ Thành Trung (2014) thực hiện nghiên cứu nhằm xác định và lượng hoá tác động của các yếu tố tiêu biểu đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2007 đến 2012 với số mẫu là 28 NHTM tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở để chọn ngân hàng là: (i) có công bố tỷ lệ an toàn vốn; (ii) các ngân hàng có vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng; (iii) 28 ngân hàng này chiếm khoảng 83% về vốn điều lệ và 70% về số lượng ngân hàng trên tổng số NHTM tại điểm nghiên cứu. Tổng mẫu thu thập để nghiên cứu là 149 quan sát và sử dụng hồi quy bảng mô hình OLS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng gia tăng tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi đó quy mô ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở có tác dụng ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn. Nghiên cứu này chưa tìm thấy được bằng chứng định lượng từ tác động của hệ số đòn bẩy đến tỷ lệ an toàn vốn..
Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn an toàn của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. Các yếu tố đưa vào mô hình gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính, biên lãi ròng, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, thanh khoản. Dự liệu nghiên cứu gồm 29 ngân hàng thương mại tại Việt Nam được cung cấp bởi Stoxplus, sau khi được xử lý, dữ liệu sẽ được hồi quy theo mô hình dữ liệu bảng với ảnh hưởng cố
26
định (FEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy biên lãi ròng và thanh khoản có tác động cùng chiều trong khi và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều tới tỷ lệ vốn an toàn. Tác động của quy mô ngân hàng, trích lập dự phòng và hệ số đòn bẩy tài chính không có ý nghĩa thống kê.
Trần Đức Minh và Lữ Phi Nga (2018) đã nghiên cứu xác định tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu được sử dụng hồi quy bảng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của 10 ngân hàng giai đoạn 2008 - 2016. Kết quả cho thấy nghiên cứu tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ tiền gửi lại tác động ngược chiều đến tỷ lệ này. Nghiên cứu còn chỉ ra thanh khoản và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản không có tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng.
Đỗ Hoài Linh và các cộng sự (2019) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018. Dữ liệu tài chính của các ngân hàng được sử dụng trong bài nghiên cứu là từ các báo cáo của 26 ngân hàng thương mại và dự liệu do Stoxplus thu thập. Bên cạnh đó, tác giả thu thập dữ liệu của các yếu tố vĩ mô từ Ngân hàng thế giới và IMF. Thông qua mô hình Panel Tobit. Kết quả phát hiện ra rằng biên lãi ròng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, lãi suất và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ ngược chiều tới tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi đó, hệ số đòn bẩy và tỷ lệ tiền gửi có tương quan cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Còn hai yếu tố tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản thì không có ý nghĩa thống kê.
Hung Phuong Vu and Ngoc Duc Dang (2020) đã nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018. Trong thời gian này, số lượng ngân hàng đã giảm từ 41 xuống 31 do các hoạt động mua bán và sáp nhập, do đó mẫu nghiên cứu là 31 ngân hàng. Tác giả sử dụng mô hình hồi
27
quy để thực hiện nghiên cứu. Các biến được giả thuyết có ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng, thanh khoản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, biên lãi ròng, nợ xấu và hệ số đòn bẩy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hệ số đòn bẩy, dự phòng rủi ro tính dụng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều còn tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản lại có tác động cùng chiều và quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, biên lãi ròng và nợ xấu không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Pham Thi Xuan Thoa, Nguyen Ngoc Anh và Nguyen Khac Minh (2020) đã nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng Việt Nam bởi các yếu tố nội bộ ngân hàng. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo của 23 ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2015. Phương pháp ước lượng FGLS và dữ liệu bảng được sử dụng để kiểm tra mô hình hồi quy với tỷ lệ an toàn vốn là biến phụ thuộc và năm biến độc lập: quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tính dự phòng rủi ro tín dụng, thanh khoản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng và thanh khoản tác động ngược chiều đến tỷ lệ an toàn vốn với ý nghĩa đáng kể. Mặt khác, tính dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cũng có tác động ngược chiều nhưng không đáng kể.
2.3.3 Thảo luận các nghiên cứu trước có liên quan
Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở ngước ngoài, còn tại Việt Nam các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam chưa thực sự nhiều và phổ biến. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các biến nội tại của ngân hàng, các biến vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được nghiên cứu.
.
∖ Ảnh hưởng
Yếu tố ∖.
Cùng chiều (+) Ngược chiều (-) Không có ý nghĩa thống kê
Quy mô ngân hàng Yonas Mekonen (2015); Mehdi Mili và cộng sự (2017); Abdurrahman Setiawan và Susy Muchtar (2021) Asarkaya và Ozcan (2007); Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014); Trần Đức Minh và Lữ Phi Nga (2018); Bahtiar Usman và các cộng sự (2019); Do Hoai Linh, và các cộng sự (2019); Pham Thi Xuan Thoa và các cộng sự (2020); Hung
Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020)
Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017)
Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản
Yonas Mekonen (2015); Siti Norbaya Yahaya và các cộng sự (2016), Mehdi Mili và cộng sự (2017); Do Hoai Linh và các cộng sự (2019) Asarkaya và Ozcan (2007); Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014); Trần Đức Minh và Lữ Phi Nga (2018); Hung Phuong Vu và Ngoc Duc Dang (2020)
28
Do vậy, dựa trên cơ sở kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước đây, tác giả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 có cả yếu tố vi mô và cả yếu tố vĩ mô.
29
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Mehdi Mili và cộng sự (2017); Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014)
Phạm Thị Xuân Thoa và Nguyễn Ngọc Anh (2017); Bahtiar Usman và các