MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2496_013028 (Trang 65)

Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên và các tài liệu khác có liên quan từ năm 2011 đến 2020 của 20 NHTMCP Việt Nam, danh sách các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu trình bày tại phụ lục 1.

3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dử liệu thứ cấp để đo lường các biến phụ thuộc và biến độc lập thuộc nhóm yếu tố vi mô thuộc về NHTMCP, được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thường niên từ 2011 đến 2020 của 20 NHTMCP Việt Nam, đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam; và dữ liệu thứ cấp để đo lường các biến độc lập thuộc nhóm yếu tố vĩ môn như GDP và lạm phát được thu thập từ trang website của Ngân hàng Thế giới (WorldBank).

Khoá luận được tiến hành nghiên cứu ở các NHTMCP tại Việt Nam, dữ liệu trong giai đoạn 2011 - 2020. Tính đến ngày 31/12/2020 tại Việt Nam có tổng cộng 31 NHTM trong nước. Tuy nhiên do hạn chế về việc minh bạch và công bố thông tin, một số ngân hàng không trình bày đầy đủ một số chỉ tiêu ở một số giai đoạn nên nghiên cứu chỉ lựa chọn các ngân hàng có công bố các chỉ tiêu đầy đủ trong giai đoạn lựa chọn nên số lượng quan sát là 200. Danh sách các NHTMCP được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu thể hiện trong Phụ lục 1.

3.3.3 Công cụ nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP tại Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở dữ liệu bảng (Panel data) với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và phần mềm Stata 14.0.

45

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khoá luận kết hợp cả 2 phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để hoàn thành bài nghiên cứu này.

3.4.1 Phương pháp định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để (i) tiếp cận và phân tích lý luận cơ bản về tỷ lệ an toàn vốn, cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn, (ii) lược khảo và thảo luận các nghiên cứu trước tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn, (iii) thiết kế mô hình nghiên cứu và luận giải các giả thuyết nghiên cứu cho từng biến độc lập với biến phụ thuộc và (iv) thảo luận kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan.

3.4.2 Phương pháp định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu xu hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn tại các NHTMCP Việt Nam, bao gồm các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau: thống kê mô tả (Descriptive Statistics), phân tích tương quan (Correlation Analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data Regression), trong đó:

(i) Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng nhằm cung cấp thông tin khái quát về các biến trong mô hình nghiên cứu, các chỉ tiêu thống kê mô tả bao gồm: số quan sát (Observations), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard deviation), giá trị nhỏ nhất (Mininum) và giá trị lớn nhất (Maxinum).

(ii) Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được sử dụng nhằm xác định mức độ tương quan mạnh hay yếu, cùng hay ngược chiều giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Tương quan giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và tương quan giữa các biến độc lập với nhau.

46

(iii) Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng để kiểm định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tại các NHTMCP Việt Nam, sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square - Pooled OLS ), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM). Nghiên cứu tiến hành so sánh giữa 02 mô hình Pooled OLS và FEM với giả thuyết H0: Lựa chọn mô hình Pooled OLS bằng kiểm định F; sử dụng kiểm định Hausman để so sánh giữa 02 mô hình FEM và REM với giả thuyết H0: Lựa chọn mô hình REM .

Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định t hoặc kiểm định F với mức ý nghĩa là 1%, 5% và 10% để xác định mức độ tin cậy về ảnh hưởng của các biến độc lập và biến phụ thuộc và căn cứ hệ số β để giải thích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các biến này đến biến phụ thuộc. Hiện tượng đa cộng tuyến sẽ được kiểm định và kết luận thông qua hệ số phóng đại (VIF - Variance Inflating Factor ), nếu VIF nhỏ hơn 10 thì mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến và ngược lại VIF lớn hơn 10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Hiện tượng phương sai sai số thay đổi sẽ được kiểm định và kết luận bằng kiểm định Modified Wald test với giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Hiện tượng tự tương quan sẽ được kiểm định và kết luận thông qua kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0 : Không có hiện tượng tự tương quan

Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi, phương pháp này được gọi là Feasible GLS (FGLS). Thay vì chúng ta giả định cấu trúc của phương sai thay đổi, thì chúng ta có thể ước tính cấu trúc của phương sai thay đổi từ mô hình Pooled OLS. Cụ thể, trong trường hợp mô hình hồi quy tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi hoặc hiện tượng tự tương quan hoặc tồn tại đồng thời cả hai hiện tượng này, thì phương pháp này là cách để khắc phục các hiện tượng này

47

trong mô hình. Phương pháp FGLS sẽ ước tính mô hình theo phương pháp OLS (ngay cả khi có sự tồn tại cả 2 hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi). Các sai số được rút ra từ mô hình sẽ được dùng để tính ma trận phương sai - hiệp phương sai của sai số. Cuối cùng, sử dụng ma trận này để chuyển đổi các biến ban đầu và ước tính giá trị các tham số cần tìm trong mô hình.

48

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết về tỷ lệ an toàn vốn và dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm khóa luận tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến được lựa chọn bao gồm: biến phụ thuộc là tỷ lệ an toàn vốn (CARi,t) và các biến độc lập: quy mô ngân hàng (SIZEi,t), tỷ lệ tiền gửi (DEPi,t), tỷ lệ cho vay (LOAi,t), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROEi,t), hệ số đòn bẩy tài chính (LEVi,t), dự phòng rủi ro tín dụng (LLRi,t), khả năng thanh khoản (LIQi,t), biên lãi ròng (NIMi,t) tăng trưởng kinh tế (GDPi,t), lạm phát (INFi,t). Bên cạnh đó, chương 3 này đã xác định sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Khóa luận sử dụng bộ dữ liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 20 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14, lần lượt so sánh các phương pháp ước lượng Pooled OLS, FEM, REM để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất, sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình. Ngoài ra, dựa trên kết quả kiểm định và đặc điểm của mô hình có hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay

đổi khóa luận tiến hành sử dụng phương pháp ước lượng FGLS để ước lượng các yếu tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTMCP Việt Nam cũng như mức độ tác động

49

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong chương 4 này tác giả sẽ tóm lược thực trạng tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống NHTMCP Việt Nam và sẽ thực hiện một số xử lý cơ bản với dữ liệu đã thu thập như thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan cũng như hiện tượng đa cộng tuyến. Tiếp đến tác giả sẽ thực hiện ước lượng các mô hình đã nêu ở chương trước và lựa chọn mô hình phù hợp với nghiên cứu. Sau khi đã lựa chọn mô hình nghiên cứu tác giả sẽ thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình. Cuối cùng là sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để khắc phục các khuyết tật.

4.1 THỰC TRẠNG TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục đưa ra chuẩn mực

quốc tế Basel quy định đối với hệ thống ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo an toàn và lành mạnh cho toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Các điều này được khẳng định rõ trong các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng. Cùng với đó là một loạt các văn bản pháp luật khác quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng Việt Nam.

Theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, do đó các ngân hàng

phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu là 8% và tỷ lệ này được tính theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Tính đến cuối năm 2020, có 17 NHTM Việt Nam được NHNN phê chuẩn áp dụng việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN với yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max CAR 200 0.13611 0.046366 7 0.0854 0.3837 SIZE 200 18.7984 1.091667 16.53155 21.13979 DEP 200 0.645744 3 30.110824 0.4220175 80.840573 LOA 200 0.552124 2 30.128697 0.1448259 40.788060 ROE 200 0.098934 0.092836 8 - 0.8200214 0.295703 2 LEV 200 0.117583 1 0.037386 1 0.0516518 0.187755 4 LLR 200 0.018444 5 10.004101 0.008513 10.023247 LIQ 200 0.018590 2 40.031471 0.002102 70.136374 NIM 200 0.030448 2 0.013518 1 -0.0075 0.110238 9 GDP 200 0.0596 0.011801 7 0.0291 0.0708 INF 200 0.05482 0.049294 3 0.0063 0.1868 50

Hình 4.1. Tỷ lệ an toàn vốn trung bình năm của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP giai đoạn 2011 - 2020

Nhìn vào hình 4.1 thể hiện tỷ lệ an toàn vốn trung bình của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 theo từng năm có sự biến thiên. Qua đó có thể thấy tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống qua các năm đều vượt mức quy định tối thiểu 8%

nhưng nhìn chung có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn

từ 16.71% năm 2011 giảm xuống còn 10.94% năm 2020. Tỷ lệ an toàn vốn từ 2011 đến 2014 giảm từ 16.71% giảm còn 13.18% vào năm 2014. Trong xu hướng giảm của tỷ lệ an toàn vốn thì giai đoạn 2014 tử 13.18% tăng lên 14.65% năm 2015 sau đó tỷ lệ an toàn

vốn lại giảm xuống qua các năm và giảm còn 10.95% vào cuối giai đoạn nghiên cứu 2020.

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ

Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của 20 NHTMCP trong thời gian 10 năm từ năm 2011 đến năm 2020, với tổng cộng có 200 quan sát. Kết quả thống kê mô tả trong mô hình được trình bày trong bảng dưới đây.

51

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata

Đối với Quy mô ngân hàng (SIZE): Quy mô ngân hàng có độ biến động trong khoảng từ giá trị 16.53 tới giá trị 21.14, với giá trị trung bình của cỡ mẫu 18.80; ứng với

độ lệch chuẩn của mẫu là 1.09. Nhìn chung quy mô của các ngân hàng tăng qua các năm,

với giá trị lớn nhất là hơn 1,5 triệu tỷ đồng của ngân hàng BIDV vào năm 2020 và thấp nhất thuộc về ngân hàng TPB với 15 nghìn tỷ đồng vào năm 2012. Điều này cho thấy chiều hướng phát triển mở rộng mạng lưới của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

Đối với tỷ lệ tiền gửi (DEP): Biến DEP đạt giá trị trung bình 64.57%, độ lệch chuẩn 11.08%. Một khoảng cách lớn trong việc thu hút nguồn tiền gửi của các ngân hàng

từ mức 42.20% đến 84.06%. Tỷ lệ tiền gửi của các ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn

52

2011 - 2020 theo từng năm có xu hướng ổn định. Việc huy động vốn của các ngân hàng trong giai đoạn này chịu nhiều ảnh hưởng của các quy định, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Nhà nước. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng liên tục tăng từ 2011 đến 2020 cho thấy việc các ngân hàng TMCP tích cực sử dụng nhiều sản phẩm để thu hút và duy trì khách hàng.

Đối với tỷ lệ cho vay (LOA): Trung bình tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam đạt 55.21% với độ lệch chuẩn 12.87%. Nhìn chung tỷ lệ cho vay qua từng năm có xu hướng tăng, trong đó ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tiền gửi cao nhất là BID vào năm 2020 với tỷ lệ là 78.81% và thấp nhất là TPB vào năm 2011 với tỷ lệ 14.48%. Qua đó cho thấy tổng tài sản của ngân hàng sử dụng vào việc cho vay và cho

vay là nguồn chính tạo ra thu nhập từ lãi cho ngân hàng. Điều đó khẳng định rằng các NHTMCP Việt Nam có mức độ phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng và chất lượng tài sản ngân hàng chủ yếu phụ thuộc chất lượng của các khoản vay.

Đối với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Biến ROE có giá trị trung bình là 9.89%, tỷ lệ này thấp nhất ở mức -82.00% % và cao nhất ở mức 29.57% cho thấy

khoảng cách trong hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu tại các NHTMCP. Cụ thể ngân hàng VIB vào năm 2020 có ROE cao nhất là 29,57% và ngân hàng TPB vào năm 2011 có tỷ lệ ROE thấp nhất là -82.00%. Mặt khác, chỉ số ROE trong giai đoạn này có độ lệch chuẩn 9.28% biểu hiện cho mức độ biến thiên đáng lưu ý, do khả năng sinh lời không đồng đều giữa các NHTMCP Việt Nam khi mà ngân hàng thuộc nhóm có quy mô

nhỏ, quản trị điều hành yếu kém, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường nên thường phải huy động với lãi suất cao cộng với nợ xấu gia tăng mạnh nên đã có kết quả kinh doanh rất thấp, thậm chí lỗ lớn, điển hình như TPB vào năm 2011 khi hoạt động vô cùng kém hiệu quả, nợ xấu lên đến 6%, lỗ đã âm vào vốn chủ sỡ hữu dẫn đến chỉ số ROE giảm rất sâu.

Đối với hệ số đòn bẩy tài chính (LEV): Hệ số đòn bẩy tài chính trung bình của các NHTM Việt Nam ở mức 11.75%. Hệ số đòn bẩy càng cao làm tăng rủi ro và ảnh

CAR SIZE DEP LOA ROE LEV LLR LIQ NIM CAR 1.0000 SIZ E -0.3675 1.0000 DEP -0.4194 0.4209 1.0000 53

hưởng đến an toàn lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Mức độ sử dụng nợ của các NHTMCP có sự khác biệt lớn. Kết quả qua bảng thống kê mô tả cho thấy ngân hàng có hệ số đòn bẩy cao nhất là SHB vào năm 2019 với tỷ lệ là 18.78% và thấp nhất là NAB vào năm 2012 với tỷ lệ 3.16%.

Đối với dự phòng rủi ro tín dụng (LLR): Dự phòng rủi ro tín dụng bình quân trong giai đoạn 2011 - 2020 là 1.84%. Trong đó, có dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất là 2.32% và dữ phòng thấp nhất là 0.85%. Ngoài ra, giá trị độ lệch chuẩn của LLR ở mức 0.41%.

Đối với khả năng thanh khoản (LIQ): Khả năng thanh khoản trung bình đạt 18.59% với độ lệch chuẩn 3.14% cho thấy có khoảng cách lớn về thanh khoản giữa các NHTMCP Việt Nam. Khả năng thanh khoản càng cao ngân hàng càng có khả năng giảm thiểu các rủi ro thanh khoản có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh thường ngày.

Một phần của tài liệu 2496_013028 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w