Lý luận chung về rủi ro tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

8. Cấu trúc đề tài

2.2 Lý luận chung về rủi ro tín dụng của NHTM

2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau:

Theo Thomas P. Fitch: “Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay khơng thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro

lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng’.

Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay khơng thể chi trả tiền lãi, hoặc hịan trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của ngân hàng”.

Theo khoản 1 điều 3 Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN:” Rủi ro tín dụng là tổn thất có

khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Vậy rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi vay) hoặc không trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng. Đây là rủi ro gắn với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính như giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Rủi ro hoạt động tín dụng là khách quan nên người ta không thể loại trừ hẳn chúng mà chỉ hạn chế mức độ rủi ro và giữ ở mức chấp nhận được.

2.2.2 Sự phát sinh và đặc điểm rủi ro tín dụng

Theo Nguyễn Quang Thu (1998), RRTD phát sinh khi khách hàng được cấp tín dụng khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi vay) hoặc không trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng.

Đặc điểm của RRTD:

Tính chất đa dạng và phức tạp: Các nguyên nhân dẫn đến RRTD, cũng như hậu quả

của nó gây ra phản ánh tính chất sự đa dạng và phức tạp. Bất kỳ ngân hàng nào muốn phòng ngừa và hạn chế RRTD, phịng tránh thất thốt cần làm rõ nhận thức này để không chủ quan với bất kỳ dấu hiêu rủi ro nào, kể cả trong quá trình xử lý vi phạm hợp đồng tín dụng tìm ngun nhân xuất phát, bản chất và hậu quả rủi ro để có thể đưa ra biện pháp phù hợp trong tương lai

Tính tất yếu: Các chuyên gia kinh tế đều xem xét việc hoạt động kinh doanh ngân

tương ứng, và hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất trong ngân hàng là hoạt động tín dụng. Nhiều nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể xảy ra trong quy trình tín dụng và dẫn đến rủi ro, yếu tố thơng tin bất cân xứng cịn xảy ra và luôn phản ánh nguy cơ rủi ro đối với hoạt động tín dụng của các NHTM, do đó rủi ro tín dụng sẽ xảy ra là điều tất yếu. Chính vì thế quy trình cấp tín dụng của các NHTM ln địi hỏi sự chủ động các biện pháp xác định rủi ro, định lượng rủi ro, quản lý rủi ro và kiểm sốt rủi ro.

Có thể hoặc khơng thể dự báo trước: Các rủi ro có thể dự báo trước: Các danh mục

cho vay hay đầu tư tại một NHTM ln có một khoản thất thốt có thể được xác định hoặc chưa chưa được xác định. Tuy nhiên, nếu giả định rằng các đặc điểm chung của danh much cho vay nhìn chung là giống nhau trong một giai đoạn xác định thì các NHTM có thể dự báo các khoản thất thoát này ở một mức tương đối chính xác qua việc nghiên cứu các đặc điểm diễn biến của danh mục cho vay theo thời gian.

Các rủi ro không thể dự báo trước là do nhiều sự kiện xảy ra ngồi tầm kiểm sốt của các NHTM, sự tác động của các cú sốc ngoại sinh và do các điều kiện phát sinh tại thời điểm ký kết một thỏa thuận kinh doanh,… Đây là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro mà các NHTM không thể dự báo trước được.

2.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng

Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), RRTD bao trùm được chia hai phần cơ bản như sau: Rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch

Sơ đồ: 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng Rủi ro danh mục Rủi ro Rủi ro tập Rủi ro giao dịch Rủi ro Rủi ro

Rủi ro danh mục: Là rủi ro xuất phát từ hạn chế trong việc quản lý nhiều khoản TD với

nhau trong danh mục TD của NH. Nó bao gồm hai loại rủi ro là: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

①. Rủi ro thực chất: Là rủi ro liên quan đến những đặc điểm riêng có của từng loại TD

như là: Cho vay tín chấp hay thế chấp, thời hạn vay dài hay ngắn, lĩnh vực hoạt động của khoản TD được cấp.

②. Rủi ro tập trung: Xuất hiện khi ngân hàng thiếu sự đa dạng trong hoạt động cấp TD

như chỉ tập trung cấp TD có các khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh vực, cấp TD với lãi suất cao,…Tất cả những điều này một khi có sự biến động khơng tốt xảy ra thì danh mục TD của NH sẽ bị tác động tồn bộ do mang tính tập trung nên hiệu ứng sẽ xảy ra cũng lúc.

Rủi ro giao dịch: Là rủi ro phát sinh trong quá trình ngân hàng cấp TD cho khách hàng.

Nó bao gồm các rủi ro sau:

①.Rủi ro lựa chọn: Xuất phát từ những sai sót trong các khâu về thẩm định, xét duyệt hồ

sơ cấp tín dụng cho khách hàng.

②. Rủi ro bảo lãnh phát hành: Là loại rủi ro liên quan đến những điều khoản đảm bảo

và cam kết trong hợp đồng TD có chỗ chưa rõ ràng hoặc sơ hở làm cho NH không thu hồi được khoản TD đã cấp đúng như mong đợi

③.Rủi ro tác nghiệp: Phát sinh từ việc thiếu quản lý , giám sát khoản TD được cấp, để

cho người đi vay sử dụng khoản TD đã cấp không đúng như cám kết dẫn đến làm ăn thua lỗ và mất khả năng hoàn trả.

2.2.4 Biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách kém hiệu quả:

Dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an tồn tín dụng, nhưng điều khơng thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn xảy ra vấn đề và được thể hiện trên sổ sách. Ngồi ra, một chính sách kém hiệu quả cũng là nguyên nhân gia tăng mức độ RRTD trong ngân hàng.

Bảng 2.2: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách kém hiệu quả

Biểu hiện của tín dụng có vấn đề Biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả

Trả nợ vay không đúng kỳ hạn, hoặc thất thường

Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ

Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng

Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (vd sự hợp nhất) Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ

gốc giảm xuống một ít)

Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng dùy trì số dư tiền gửi lớn

Lãi suất tín dụng cao khơng bình thường (để bù đắp rủi ro tín dụng)

Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý các khoản tín dụng

Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng khơng bình thường.

Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngồi lãnh địa hoạt động của ngân hàng

Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” tăng (Hệ số địn bẩy tăng)

Hồ sơ tín dụng khơng đầy đủ, thiếut só hoặc khơng đồng bộ

Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng)

Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ công nhân viên, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các cổ đông,…)

Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp. Có xu hướng quá thái trong cạnh tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng)

Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng

Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ

Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền hay dự báo luồng tiền.

Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện kinh tế.

Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ (vd: Nguồn từ thanh lí tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, mua bán cơng cụ chứng khốn,…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)