8. Cấu trúc đề tài
2.2.4 Biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách kém hiệu quả:
Dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn xảy ra vấn đề và được thể hiện trên sổ sách. Ngoài ra, một chính sách kém hiệu quả cũng là nguyên nhân gia tăng mức độ RRTD trong ngân hàng.
Bảng 2.2: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách kém hiệu quả
Biểu hiện của tín dụng có vấn đề Biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả
Trả nợ vay không đúng kỳ hạn, hoặc thất thường
Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ
Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng
Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (vd sự hợp nhất) Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ
gốc giảm xuống một ít)
Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng dùy trì số dư tiền gửi lớn
Lãi suất tín dụng cao không bình thường (để bù đắp rủi ro tín dụng)
Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý các khoản tín dụng
Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường.
Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của ngân hàng
Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” tăng (Hệ số đòn bẩy tăng)
Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếut só hoặc không đồng bộ
Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo cáo tài chính của khách hàng)
Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ công nhân viên, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các cổ đông,…)
Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp. Có xu hướng quá thái trong cạnh tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng)
Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng
Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ
Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền hay dự báo luồng tiền.
Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện kinh tế.
Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ (vd: Nguồn từ thanh lí tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, mua bán công cụ chứng khoán,…)