Giới thiệu chung về ngân hàng Quốc Dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

8. Cấu trúc đề tài

3.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Quốc Dân

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân Tên giao dịch quốc tế: National Citizen Bank

Tên gọi tắt: NCB Logo Ngân hàng:

Hình 3.1: Logo ngân hàng TMCP Quốc Dân

Hội sở: 28C – 28D Bà Triệu, phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (04) 6269 3355 – Fax: (04) 6269 3355

Website: www.ncb-bank.vn Email: ncb@ncb-bank.vn

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) được thành lập từ năm 1995 theo giấy phép số 00057/NH-CP vào ngày 18/09/1995 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 1217/GP-UB ngày 17/10/1995 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP Sông Kiên.

Ngày 18/05/2006, được sự chấp thuận của NHNN, Ngân hàng từ mơ hình hoạt động ngân hàng nơng thơn đã chuyển đổi quy mô thành ngân hàng TMCP đô thị, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Nam Việt (NaviBank) và sau đó chuyển trụ sở chính về hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh.

Vào ngày 06/05/2014, được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, NCB chính thức được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (National Citizen Bank) theo quyết định số 86/QĐ-NHNN ngày 22/01/2014.

Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng Quốc Dân (AMC) là công ty con của NCB, được thành lập theo Quyết định số 24/06/QĐ-NHNN vào ngày 19/12/2006 của NHNN, hoạt động trên lĩnh vực tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng của NCB và tài sản bảo đảm nợ vay.

Trải qua 22 năm hoạt động, NCB đã có những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc về mọi mặt. Để phù hợp với xu thế chiến lược hội nhập kinh tế quốc, từ đầu năm 2013 cũng như duy trì vị trí của mình trong mơi trường cạnh tranh của ngành, Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã bắt đầu tiến hành tái cấu trúc hệ thống, hướng đến sự chuẩn hóa và hồn thiện các dịch vụ tài chính trên phương châm:”trở thành một trong

các ngân hàng thương mại hoạt động bán lẻ hiệu quả nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng (nhà và xe và Ngân hàng phục vụ kinh doanh với giải pháp tài chính ngắn hạn và trung hạn linh hoạt, đồng hành cùng với sự phát triển của khách hàng qua dịch vụ tư vấn hoàn hảo”

Và để hoàn thành mục tiêu này, NCB đã nỗ lực tập trung vào những yếu tố cốt lõi như: Thay đổi cơ cấu tổ chức hướng đến việc tách bạch giữa các khối kinh doanh với các khối quản trị và hỗ trợ, cải tiến các quy định, thay đổi cấu trúc kinh doanh, củng cố và nâng cao năng lực cán bộ nhân viên, tăng cường quản trị rủi ro,…Nâng cao năng lực kinh doanh qua sự cải tiến về công tác quản trị rủi ro, năng lực cạnh tranh tài chính và cơng nghệ thơng tin. NCB ngày càng thành công rực rỡ và là chỗ dựa tài chính hỗ trợ khách hàng đạt được ước mơ, hoài bão. NCB từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam.

3.1.2 Họat động kinh doanh chính của ngân hàng Quốc Dân

Như các NHTM khác, NCB hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, căn cứ theo

- Hoạt động huy động vốn: NCB nhận tiền gửi từ các chủ thể trong nền kinh tế với đa dạng

các kỳ hạn gửi bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Hoạt động tín dụng: NCB tiến hành tài trợ vốn cho nền kinh tế với đa dạng các kỳ hạn và

thông qua nhiều sản phẩm, phương thức tài trợ đa dạng, phù hợp, đáp ứng nhu cầu đặc thù từng chủ thể.

- Hoạt động dịch vụ: Bên cạnh 2 hoạt động cốt lõi trên, NCB ngày càng đa dạng các hoạt

động dịch vụ thu phí ngồi lãi như: Bảo lãnh, chiết khẩu, hoạt động liên quan đến thanh tốn trong và ngồi nước, dịch vụ thu chi hộ, giữ hộ vàng, chi trả lương,…

Ngồi ra NCB cịn cung ứng đầy đủ các dịch vụ tài chính hợp pháp cụ thể như sau: - Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của NHNN Việt Nam;

- Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật;

- Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật; - Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định pháp luật; - Mua bán, gia công, chế tác vàng;

- Thực hiện nghiệp vụ nhận ủy thác, làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Pháp luật và của Ngân hàng;

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư theo quy định của Pháp luật và của Ngân hàng.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản trị của ngân hàng Quốc Dân

Trong năm 2014, NCB đã chuyển trụ sở ra Hà Nội, mạng lưới hoạt động trên 90 điểm giao dịch trên toàn quốc, gồm; 1 sở giao dịch, 19 chi nhánh, 68 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm được chia trong 5 khu vực: Khu vực Hà Nội và các tỉnh phí Bắc; khu vực Duyên Hải; khu vực miền Trung; khu vực Tây Nam Bộ; khu vực Đông Nam Bộ; khu vực TP.HCM

Riêng tại khu vực TP.HCM hệ thống ngân hàng bao gồm 1 trụ sở chính đặt tại quận 1 TP.HCM, 26 chi nhánh và 1 công ty con được đặt trên 14 quận huyện của TP.HCM.Trong năm 2014, NCB đã đẩy mạnh tái cấu trúc, hoàn thiện, chuẩn hóa theo mơ hình ngân hàng đơ thị. Tái cơ cấu tổ chức ngân hàng thơng qua việc thành lập 9 khối kinh doanh, ngồi việc tập

chức năng quản trị điều hành và chức năng hỗ trợ, xuyên suốt từ hội sở đến chi nhánh sao cho phù hợp với thông lệ của các NHTM hiện đại khác. Đồng thời NCB từng bước chuẩn hóa trang thiết bị nội ngoại thất theo mơ hình bán lẻ hàng đầu hiện đại, đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật và nhận diện thương hiệu.

3.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 2017

Bảng 3.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh NCB năm 2015 – 2017

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) S Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh T Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 T +/- % +/- % 1 Tổng tài sản 48,231 69,048 71,907 20,818 43.16 2,859 4.14 2 Tổng doanh thu 768 1,052 1,244 284 36.99 192 18.25

3 Lợi nhuận trước dự phòng 110 211 265 100 91.90 54 25.58

4 Chi phí dự phòng rủi ro 32 83 62 51 162.42 (21) -25.02

5 Các khoản xử lý theo đề án

tái cấu trúc ngân hàng 72 115 172 115 58 50.48

6 Thuế TNDN hiện hành 1 2 8 2 175.68 6 224.44

7 Lợi nhuận ròng 5 11 22 5 104.93 11 97.67

(Nguồn: Báo cáo thường niên NCB năm 2015 – 2017)

- Về tổng tài sản: nhìn chung tổng tài sản NCB tăng trưởng qua các năm và tính đến cuối

năm 2017 đạt khoảng 72 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 23 nghìn tỷ đồng so với năm 2015

- Về doanh thu: tổng doanh thu từ HĐKD của NCB tăng trưởng qua các năm và đạt hơn 1,2

nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy sự khởi sắc trong HĐKD của NCB trong tình hình kinh tế đổi mới, đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2017. Chi tiết cơ cấu doanh thu của NCB các năm qua như sau:

- Lợi nhuận trước dự phịng: Có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2015 đạt 110 tỷ

đồng, năm 2016 đạt 211 tỷ đồng, tăng 101 tỷ đồng tương ứng 91.9% và đến năm 2017 đạt 265 tỷ đồng, tăng 54 tỷ đồng tương ứng 25.58%. Lợi nhuận trước dự phòng tăng mạnh đến

- Về lợi nhuận ròng: Đây là chỉ tiêu giúp đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh

của Ngân hàng Quốc Dân. Năm 2015 lợi nhuận ròng đạt được là 6 tỷ đồng, năm 2016 đạt 11 tỷ đồng tăng 5 tỷ tương ứng 104.93%, đến năm 2017 lợi nhuận ròng đạt 22 tỷ đồng tăng 11 tỷ đồng tưởng ứng 97.67%. Ngân hàng NCB đã trích phần lớn lợi nhuận vào các khoản dự phòng rủi ro, các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc của ngân hàng và thuế thu nhập doanh nghiệp, việc các khoản này tăng hàng năm nhưng ngân hàng vẵn đạt mức tăng trong lơi nhuận ròng cho thấy ngân hàng đang hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt.

Nhìn tổng quát, kết quả kinh doanh của NCB giai đoạn 2015 – 2017 cho thấy mức độ khả quan tương đối, mang tính ổn định trong giai đoạn nền kinh tế mang có nhiều biến động và nhất là ngành ngân hàng cạnh tranh gay gắt. NCB đã phát triển mạnh mẽ thể hiện qua tổng tài sản NCB tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên dự phòng RRTD tại NCB lại tăng nhanh qua các năm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng và phần nào thể hiện RRTD tại NH có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)