Xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 77)

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

8. Cấu trúc đề tài

4.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NCB ch

4.2.2.1 Xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý

Quy trình cấp tín dụng của NCB cần được hệ thống lại một cách gọn nhẹ, ngoài làm giảm khối lượng nghiệp vụ cán bộ tín dụng cần thực hiện, cịn làm giảm thời gian khách hàng phải chờ đợi cho đến khi được cấp hạn mức, ngoài ra cần tách biệt quy trình giữa các loại hình tín dụng, việc gộp chung làm giảm tính hiệu quả trong cơng tác thẩm định.

NCB nên thực hiện xây dựng “mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung” để đẩy nhanh

cơng tác phê duyệt giữa các cấp. Mơ hình này là xu hướng mới của ngành ngân hàng khi cho quyền ra quyết đinh tập trung ở các cá nhân độc lập hoặc đơi nhóm; vừa tách biệt độc lập trong ba bộ phận: Kinh doanh, tác nghiệp và quản lý tín dụng, vừa bảo đảm kiểm sốt được rủi ro; đồng thời tính cạnh tranh của Ngân hàng được nâng cao.

NCB cần thiết lập thêm các trung tâm tái thẩm định Vùng kinh doanh và trung tái thẩm định Miền, tại cấp Vùng bộ phận Tái thẩm định thực hiện đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc vùng hoặc các cá nhân được giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng trong phạm vi thẩm quyền được giao. Tài cấp Miền, bộ phận Tái thẩm định sẽ đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Hội đồng tín dụng, Tổng Giám đốc và Ủy ban tín dung xem xét phê duyệt trong phạm vi hạn mức được phân quyền.

4.2.2.2 Nâng cao cơng tác nhận diện, đo lường và kiểm sốt RRTD

Về công tác nhận diện, NCB cần có hệ thống báo cáo và một phịng chuyên trách thực

khoản vay của khách hàng vào hệ thống để phục vụ công tác báo cáo kịp thời, bộ phận thẩm định phải triển khai công tác kiểm tra đột xuất đối với khách hàng để đánh giá và báo cáo những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình khách hàng vay vốn. Xây dựng các dấu hiệu cảnh báo: Khách hàng thường xuyên thay đổi số điện thoại, chậm nộp báo cáo tài chính hay số liệu khơng khớp, tình hình kinh doanh có chiều hướng xấu đi, khách hàng từ chối cuộc hẹn với cán bộ tín dụng về việc xử lý nợ,…

Về công tác đo lường, NCB cần hồn thiện mơ hình đo lường RRTD, mơ hình cần

phải mở rộng và bao quát hơn trong việc đánh giá các thành phần doanh nghiệp, và chi tiết hơn trong việc phân tích các thành phần kinh tế, điều này mang tính cấp thiết khi ngân hàng làm ăn hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong tương lai; cần xây dựng hệ thống xếp hạng không trùng lặp về việc đánh giá KHDN và KHCN, phân biệt được từng nhóm khách hàng cần có những tiêu chí đánh giá khác nhau: Nhóm KHDN lớn, vừa và nhỏ, của Nhà Nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi,…

Cập nhật về phương pháp, kỹ thuật công nghệ đo lường theo các chuẩn mực quốc tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin là phương án khả quan cho NCB trong việc nâng cấp hệ thống đo lường. Phương pháp kỹ thuật đo lường vẫn cần được cập nhật, đánh giá và chỉnh sửa cho phù hơp với điều kiện tại Việt Nam. Ngoài ra NCB cần chú trọng trong việc đào tạo đội ngũ chuyên viên thẩm định không chỉ về chất lượng nghiệp vụ mà còn về đạo đức, tinh thần trách nhiệm, để giảm thiểu nguy cơ cán bộ thẩm định thơng đồng với khách hàng thẩm định sai với tình hình thực tế.

Về cơng tác kiểm sốt, bên cạnh việc xây dựng mơ hình tổ chức và quy trình kiểm soát

theo tiêu chuẩn của Basel, Để giảm áp lực cơng việc của cán bộ tín dụng trong việc quản lý RRTD, NCB nên chia nhỏ bộ phận Quản lý RRTD thành những bộ phận nhỏ hơn, nhận trách nhiệm quản lý từng mảng liên quan đến RRTD như: RRTD doanh nghiệp vừa và nhỏ, RRTD doanh nghiệp lớn, RRTD tiêu dùng, RRTD các đinh chế tài chính….Ngồi ra NCB phải tăng cường việc kiểm tra thực tế, kiểm tra đột xuất trong nội bộ, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động QTRRTD tại các chi nhánh.

Trong cơng tác kiểm sốt RRTD bằng TSBĐ tại NCB cần thường xuyên đánh giá lại TSBĐ, đặc biệt là bất động sản, giá trị của TSBĐ biến động theo thời gian, việc tái đinh giá

định kỳ sẽ giúp Ngân hàng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản tài sản tại thời điểm hiện tại, thời gian thanh lý TSBĐ để xủ lý nợ vay khi phát sinh nợ xấu.

4.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Ngân hàng xác định mục tiêu trong những năm tới là mở rộng quy mô chi nhánh tại TP.HCM, việc gia tăng số lượng nhân viên còn đòi hỏi về chất lượng nghiệp vụ phải được tuyển chọn khắt khe nhằm đảm bảo yếu tố con người vẫn luôn là yếu tố hàng đầu trong cơ cấu hoạt động, phát triển ngân hàng. Để đáp ứng được yêu cầu này, NCB cần chú trọng tới những vấn đề sau;

Thứ nhất, đào tạo cán bộ theo nhiều hình thức ngắn hạn, dài hạn, tập huấn định kỳ hay

hằng năm sẽ nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ nhất là cán bộ tín dụng vì tính chất nhành liên quan đến tiền tệ cực kỳ nhạy cảm, những cán bộ này sẽ đóng vai trị là mắt, tai và miệng của ngân hàng khi thực hiện phân tích khách hàng, thẩm định tài sản và đưa ra phương án kinh doanh cho khách hàng. Việc tổ chức tập huấn nên liên kết với các đại học như đại học Ngân hàng TP.HCM, đại học Kinh tế Quốc Dân, các trung tâm đào tạo ngành ngân hàng,…

Thứ hai, bố trí và sử dụng cán bộ một cách hợp lý, cơng việc trong ngân hàng địi hỏi

trình độ cao nhưng ở những mảng khác nhau, việc sắp xếp khơng chỉ địi hỏi về mức độ chun mơn mà cịn phải xét các yếu tố khác như thái độ, phẩm chất và ngoại hình của cán bộ đó để có thể giao vào những vị trí phù hợp, đem lại hiệu quả hoạt động cao trong các phòng ban.

Thứ ba, tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là công tác khơng thể

thiếu trong q trình đào tạo. Ngoài quy định của pháp luật yêu cầu ra, môi trường ngành ngân hàng còn đòi hỏi những phẩm chất gương mẫu của một cán bộ hoạt động trong ngân hàng, một cán bộ có chuẩn mực đạo đức tốt là yếu tố làm tăng năng suất, chất lượng trong công việc và tạo tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động.

Thứ tư, tổ chức thi đua cán bộ tín dụng, nội dung thi sẽ yêu cầu trình độ tác nghiệp,

kiến thức và mức độ tìm hiểu sâu của cán bộ về hoạt động ngân hàng. Qua tổ chức hội thi sẽ giúp cho cán bộ nắm bắt nghiệp vụ tốt hơn, nâng cao chất lượng nhân viên bên trong ngân hàng. Đây cũng là cơ sở để có quy hoạch bồi dưỡng, nâng cao thành tích thi đua.

Thứ năm, thực hiện đổi địa bàn tín dụng 2 năm 1 lần, việc thay đổi môi trường làm

việc của cán bộ sẽ tạo sức ép thay đổi, hạn chế tâm lý thụ động ngại thay đổi, nhằm phát hiện ra những lỗi sai sót trong cơng tác bàn giao , ngoài ra là để phòng ngừa hiện tượng cán bộ thông đồng với khách hàng thực hiện hành vi chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Thứ sáu, Ngân hàng cần mạnh tay loại bỏ những cán bộ làm việc chưa hiệu quả và gây

tổn thất cho ngân hàng, hiện nay ngành tài chính-ngân hàng đang dư thừa về nguồn cung cấp nhân lực cho ngân hàng, ngân hàng có nhiều sự lựa chọn trong công tác tuyển dụng chủ không nên e ngại về vấn đề thiếu hụt nhân sự. Việc này cũng mang tính răn đe, yêu cầu sự nghiêm túc trong cơng việc của tồn thể nhân viên.

4.2.4 Các giải pháp phân tán rủi ro cho hoạt động tín dụng

Ngân hàng có thể giảm thiểu RRTD nếu hoạt động TD được đa dạng hóa, điều này địi hỏi thương hiệu NCB phải tạo được uy tín thu hút được nhiều khách hàng là cơ sở vững chắc để mở rộng tín dụng

Các giải pháp cụ thể để thực hiện đa dạng hóa các hình thức tín dụng:

Thứ nhất, nắm bắt xu hướng thị trường để có chủ trương đưa ra các hình thức tín dụng,

sản phẩm, dịch vụ mới, hình thức phục vụ mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ các danh mục cho vay cũng như các danh mục tài sản có

rủi ro, điều này giúp ngân hàng xác định chính xác mức độ rủi ro hiện tại của ngân hàng.

Thứ ba, mở rộng đói tượng cho vay thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau,

không nên quá tập trung cho vay vào một hoặc một nhóm loại hình doanh nghiệp, khơng thực hiện cho vay quá mức đối với những doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hàng hóa khơng thiết yếu mà Nhà Nước khơng khuyến khích.

Thứ tư, dịch vụ tư vấn trọn gói nên được khai thác như là phương thức cạnh tranh

ngành, ngân hàng thực hiện tư vấn tốt sẽ giúp khách hàng đảm bảo hoạt động kinh doanh có lợi nhuận là cở sở tăng thiện chí trả nợ. Việc nâng cao chất lượng tư vấn sẽ củng cố niềm tin và tạo sư tín nhiệm của khách hàng khi làm việc với ngân hàng.

Thứ năm, đối với những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà ngân hàng thấy

hàng khác để liên kết đầu tư. Việc liên kết sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro với các ngân hàng khác.

4.2.5 Đầu tư, nâng cấp xây dựng công nghệ hiện đại

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những hình ảnh đầu tiên về ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch, NCB là ngân hàng mới nên chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, cập nhật máy móc thiết bị hiện đại nhằm phục vụ khách hàng cũng như quy trình làm việc taị chi nhánh. Yếu tố gây ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng khi đến giao dịch là trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy móc thanh tốn tại quầy giao dịch, số lượng cũng như chất lượng về khách hàng sẽ được nâng cao nếu cơ sở vật chất tại NCB xây dựng được hình ảnh ngân hàng hiện đại, tạo ra sự tin tưởng, thoải mái cho khách hàng.

Ngoài ra việc áp dụng mơ hình QTRRTD theo Basel đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư cơng nghệ hiện đại mới đáp ứng được tính chất kỹ thuật phức tạp. Cần xây dựng môt hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng một cách thống nhất, đồng bộ, thông tin của khách hàng phải được cập nhật thường xuyên và đầy đủ. Song song là nâng cấp hệ thống bảo mật đảm bảo dữ liệu của ngân hàng và bảo đảm an tồn an nình mạng, tránh thất thốt dữ liệu khi hệ thống có kết nối với Internet. Cung cấp cho chuyên viên một hệ thống thơng tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong tất cả các hoạt động trong và ngoại bảng.

Ngân hàng nên nắm bắt cơ hội hiện tại là thị trường thiết bị công nghệ điện tử đang phát triển và bùng nổ tại Việt Nam trong những năm vừa qua và trong thời gian sắp tới, việc cập nhật chất lượng công nghệ phù hợp cho ngân hàng sẽ khơng q khó nhờ vào hoạt động marketing mạnh của thị trường công nghệ điện tử như hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Dựa vào cơ sở lý thuyết nêu tại chương 2 và trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD của ngân hàng TMCP Quốc Dân, tác giả đã định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác QTRRTD của Ngân hàng, cụ thể: Những giải pháp liên quan đến công tác truyền đạt chính sách, cơng tác nhận diện, đo lường và kiểm soát RRTD; đề xuất về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên và đầu tư nâng cấp kỹ thuât công nghệ trong Ngân hàng; một số biện pháp phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay.,

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng ln đóng vai trị quan trọng trong công tác quả lý điều hành của các NHMTM, trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động và hệ thống ngân hàng cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng cần phải nhận thức và nắm rõ phương pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay và nắm bắt xu hướng, đuổi kịp theo các tiêu chuẩn quốc tế công nhận.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu trong khuôn khổ của luận, qua bốn chương tác giả đã trình bày các vấn đề sau:

Thứ nhất, về cơ sở lý luận, tác giả đã hệ thống lại tổng quát các lý luận cơ bản về rủi

ro trong hoạt động cho vay và quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, trình bày nội dung về QTRRTD của Ủy ban Basel và quy trình thực hiện.

Thứ hai, thơng qua việc vận dụng thực tiễn các cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu để đánh

giá thực trang QTRRTD của ngân hàng TMCP Quốc Dân, tác giả đã đi đến kết luận là Ngân hàng có hoạt động cho vay tốt, cơ cấu tín dụng lành mạnh, tuy nhiên Ngân hàng còn nhiều điểm hạn chế tồn tại, đặc biệt là trong quy trình QTRRTD tại Ngân hàng cịn nhiều kẽ hở cần được khắc phục

Thứ ba, trên cơ sở Ngân hàng còn những hạn chế, tác giả đã định hướng và nêu một số

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QTRRTD tại ngân hàng này.

Tác giả hi vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp ngân hàng TMCP Quốc Dân thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay chặt chẽ hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo cơ sở phát triển bền vững cho ngân hàng TMCP Quốc Dân cũng như toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bùi Diệu Anh, Hồ Diệu & Lê Thị Hiệp Thương (2011), Nghiệp vụ tín dụng, NXB Phương Đơng

2. Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân và tập thể tác giả (2017), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Kinh Tế

3. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê 4. Nguyễn Quang Thu (1998), Quản trị rủi ro, NXB Giáo Dục

5. Lê nguyễn Minh Phương, Đánh giá công tác quản trị RRTD tại ngân NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam theo 17 nguyên tắc Basel, Hội thảo khoa học, đại học Ngân Hàng TP.HCM

6. Đào Lê Kiều Oanh và Nguyễn Nhi Quang, Ứng dụng các nguyên tắc Basel trong quản lý

nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, Hội thảo khoa học, đại học Ngân Hàng TP.HCM

7. Bùi Diệu Anh (2012), Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, đại học Ngân Hàng TP.HCM

8. Nguyễn Hùng Tiến (2016), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến Sĩ kinh tế, đại học Ngân Hàng TP.HCM

9. Nguyễn Thị Thu Hoài (2016), Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phân

Quân Đội – Chi nhánh Bắc Sài Gòn, Luận án tiến Sĩ kinh tế, đại học Ngân Hàng TP.HCM 10. Nguyễn Thị Phương Thảo (2017), Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp

tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh 2 Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, đại học Ngân Hàng TP.HCM

11. NCB 2013, Báo cáo thường niên năm 2013, truy cập tại

12. http://s.cafef.vn/hastc/NVB-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-quoc-dan.chn

NCB 2014, Báo cáo thường niên năm 2014, truy cập tại

13. http://s.cafef.vn/hastc/NVB-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-quoc-dan.chn

NCB 2016, Báo cáo thường niên năm 2016, truy cập tại

15. http://s.cafef.vn/hastc/NVB-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-quoc-dan.chn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)