Hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng của ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

8. Cấu trúc đề tài

3.2 Thực trạng tín dụng và RRTD tại ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015-2017

3.2.1 Hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng của ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015-

đồng tưởng ứng 97.67%. Ngân hàng NCB đã trích phần lớn lợi nhuận vào các khoản dự phòng rủi ro, các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc của ngân hàng và thuế thu nhập doanh nghiệp, việc các khoản này tăng hàng năm nhưng ngân hàng vẵn đạt mức tăng trong lơi nhuận ròng cho thấy ngân hàng đang hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt.

Nhìn tổng quát, kết quả kinh doanh của NCB giai đoạn 2015 – 2017 cho thấy mức độ khả quan tương đối, mang tính ổn định trong giai đoạn nền kinh tế mang có nhiều biến động và nhất là ngành ngân hàng cạnh tranh gay gắt. NCB đã phát triển mạnh mẽ thể hiện qua tổng tài sản NCB tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên dự phòng RRTD tại NCB lại tăng nhanh qua các năm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng và phần nào thể hiện RRTD tại NH có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

3.2 Thực trạng tín dụng và RRTD tại ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017

3.2.1 Hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng của ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 2017

NCB có mức tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn năm 2015-2017 với tổng dư nợ đạt 32,111 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2017.

iểu đồ 3.3: Tăng trưởng dư nợ cho vay của NCB trong giai đoạn 5 năm từ 2013 – 2017 (Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Tự tổng hợp theo báo cáo thường niên của NCB từ 2013 - 2017)

13,475

19,141 20,816

27,703

32,111

Theo biểu đồ, ta thấy tình hình hoạt động cho vay tại NCB từ năm 2013-2017 nhìn chung có xu hướng tăng. Tổng dư nợ cho vay cuối năm 2013 đạt 13,475 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 32,111 tỷ đồng, tăng gấp đôi (cụ thể 238.3%) so với thời điểm cuối năm năm 2013. NCB đã tối ưu tốt trong việc cân đối các nguồn vốn huy động, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng theo yêu cầu của NHNN.

Biểu đồ 3.4 : Quy mô cho vay của một số ngân hàng trong năm 2017

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Tự tổng hợp theo số liệu công bố dư nợ cho vay trong năm 2017 của các ngân hàng trên website: http://cafef.vn/)

Qua biểu đồ cho thấy, khi so với các ngân hàng trong khu vực có quy mơ tổng tài sản tương đương, NCB là ngân hàng có tổng dư nợ cho vay ở mức khá, nhưng khi so sánh với hai ngân hàng lớn như ngân hàng Á Châu và ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội, quy mô cho vay của NCB còn nhỏ. Việc so sánh NCB với các ngân hàng lớn cho thấy vị trí hiện tại của NCB trong cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

Sau đây là chi tiết cơ cấu tín dụng tại NCB trong giai đoạn 2015-2017:  Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay

Tại NCB phân loại kỳ hạn tín dụng như sau: Tín dụng ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, tín dụng dài hạn là các khoản vay

1 4 ,1 3 0 3 5 ,2 2 6 3 2 ,1 1 1 3 8 ,7 3 7 4 9 ,0 9 8 5 1 ,1 9 0 5 6 ,8 5 1 2 0 1 ,6 7 7 2 0 3 ,9 4 5

Bảng 3.5: Cơ cấu tín dụng của NCB theo kỳ hạn tín dụng năm 2015 - 2017

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

S T T

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ +/- % +/- %

1 Ngắn hạn 7,495 37 8,080 32 13,415 42 585 7.80 5,335 66.03

2 Trung hạn 6,984 34 8,856 35 8,733 27 1,871 26.79 (123) -1.38

3 Dài hạn 5,952 29 8,417 33 9,962 31 2,464 41.40 1,546 18.36

Tổng dư

nợ 20,431 100 25,352 100 32,111 100 4,921 24.08 6,758 26.66

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NCB từ 2015 - 2017)

Số liệu từ bảng cho thấy cả ba loại kỳ hạn tín dụng ở NCB có tỷ lệ khá cân bằng, dao động ở khoảng 30%-35% tổng dư nợ, mặc dù tỷ lệ cho vay ngắn hạn có xu hướng gia tăng qua các năm và cao hơn hai loại kỳ hạn tín dụng kỳ hạn cuối năm 2017.

Năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 7,495 tỷ đồng tương ứng 37% tổng dư nợ, cao hơn hai khoản vay còn lại. Năm 2016 dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng nhưng không nhiều, đạt 8,080 tỷ đồng tương ứng 32% tổng dư nợ, tăng 585 tỷ đồng khác 7.8% so với năm 2015, dư nợ ngắn hạn trong năm này chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ thấp nhất.Năm 2017 dư nợ vay ngắn hạn tăng mạnh, đạt 13,415 tỷ đồng tương ứng 42%, tăng 5,335 tỷ đồng khác 66.03% so với năm 2016, chiểm tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay cao nhất trong năm

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn cho vay của NCB giai đoạn 2015 – 2017

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Việc gia tăng cho vay ngắn hạn ở NCB là phù hợp với phương châm hoạt động của ngân hàng NCB, xuất phát từ hoạt động huy động vốn ngắn hạn là hoạt động huy động vốn chủ yếu của NHTM, khoản thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn sẽ thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất ngắn hạn cũng thấp hơn nên dễ dàng thu hút khách hàng, NCB sẽ dễ dàng kiểm sốt được dịng tiền của khách hàng. Tuy nhiên, việc gia tăng các khoản tín dụng ngắn hạn có nguy cơ mất kiểm sốt nếu phê duyệt cấp tín dụng khơng hợp lý với nhu cầu vốn vay, nguy cơ khách hàng sử dụng vốn vay bất hợp lý và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NCB khi đến hạn.

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng:

Trong giai đoạn vừa qua, NCB đã thực hiện cung cấp tín dụng đối với 3 nhóm đối tượng khách hàng, cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Cơ cấu tín dụng của NCB theo đối tượng khách hàng năm 2015 – 2017

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2015 2016 Tỷ trọng 2016/ 2015

2017 Tỷ trọng 2017/ 2016

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Cho vay các tổ

chức kinh tế, cá nhân trong nước

20,274 99.2% 25,098 99%

23.8%

31,922 99.4%

27.2%

Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và GTCG 9 0.05% 26 0.1% 182.02% 11 0.03% (57.8%) Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 148 0.72% 228 0.9% 54.19% 178 0.6% (21.9%) Tổng cộng 20,431 100% 25,352 100% 54.19% 32,111 100% 26.7%

Nhìn chung, như các NHTM khác, tại NCB chủ yếu cho vay nhóm các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước và gia tăng cho vay nhóm này qua hằng năm. Năm 2015, dư nợ cho vay của nhóm này đạt 20,274 tỷ đồng tương ứng 99.2%/Tổng dư nợ cho vay; năm 2016 đạt 25,098 tỷ đồng tương ứng 99%/Tổng dư nợ cho vay, tăng 4,824 tỷ đồng khác 23.8% so với năm 2015. Đến năm 2017 dư nợ cho vay của nhóm này đạt 31,922 tỷ đồng tương ứng 99.4%/Tổng dư nợ cho vay, tăng 6,824 tỷ đồng khác 27.2% so với năm 2016.

Hai nhóm cịn lại chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng dư nợ cho vay và gia tăng không ổn định qua các năm. Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và GTCG tại NCB chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay của NCB

Cơ cấu tín dụng theo ngành:

Ngân hàng Quốc Dân chủ yếu thực hiện cho vay với các ngành kinh tế phù hợp với nền kinh tế đang phát triển tại Việt Nam như ngành xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, buôn bán và sửa chữa ô tô, vận tải,…

Bảng 3.8: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của NCB giai đoạn 2015 – 2017

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Công nghiêp chế biến, chế tạo 1,486 7% 493 2% 1,233 4%

Xây dựng 7,812 38% 8,377 33% 6,473 20%

môi giới và bán lẻ, sửa chữa ô

tô, xe máy và động cơ khác 1,771 9% 1,349 5% 1,408 4%

Vận tải kho bãi 1,477 7% 422 2% 7,274 23%

Sản xuất hàng hóa và dịch vụ

tiêu dùng gia đình 1,725 8% 3,691 15% 7,320 23%

Hoạt động dịch vụ khác 6,160 30% 11,022 43% 8,401 26%

Tổng cộng 20,431 100% 25,352 100% 32,111 100%

Biểu đồ 3.9 : Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế của NCB giai đoạn 2015 – 2017

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên NCB từ 2015-2017)

Nhìn chung, ngành có tỷ trọng dư nợ cao nhất tại NCB là ngành xây dựng, tại năm 2015 đạt 7,812 tỷ đồng tương ứng 38%/Tổng dư nợ cho vay, đến năm 2016 đạt 8,377 tỷ đồng tương ứng 33%/Tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên năm 2017 ngành xây dựng bị thay thế bởi ngành vận tải kho bãi và ngành sản xuất hàng hóa dịch vụ tiêu dùng gia đình là hai ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng dư nợ, cùng chiếm tỷ trọng 23%/ Tổng dư nợ cho vay trong khi ngành xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng 20%/Tổng dư nợ cho vay.

Cho vay các ngành liên quan đến ngành nơng nghiệp chiếm rất ít hoặc khơng có phát sinh. Cũng như các ngành nghề được NCB cho vay khơng thường xun hoặc dư nợ ít được gộp chung vào nhóm hoạt động dịch vụ khác, như: Cho vay bất động sản, ngành dệt may, lưu trú và ăn uống,….Được xem là những ngành dễ xuất hiện nợ nhóm 2 và nợ xấu cao. Cơ cấu cho vay theo ngành tại NCB có sự phân biệt tuy nhiện việc NCB chú trọng cho vay các ngành công nghiệp mũi nhọn như trên được đánh giá là phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam đang phát triển hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (Trang 44 - 49)